Trong chuỗi cung ứng hàng hóa, outbound logistics chính là phần quan trọng của chuỗi cung ứng hàng hóa. Chúng ta đã từng tìm hiểu về inbound logistics ở bài viết trước đó và hiểu rằng nó đảm nhận khâu mở màn trong chuỗi cung ứng thì outbound phụ trách khâu sau sản xuất, đưa sản phẩm tới với người tiêu dùng. Vậy outbound logistics là gì? Bài viết dưới đây sẽ củng cố cho bạn thông tin chi tiết, đầy đủ xoay quanh thuật ngữ outbound.
MỤC LỤC
Thuật ngữ outbound logistics còn được gọi là Logistics đầu ra. Bản chất của thuật ngữ này chỉ một quá trình từ lưu trữ hàng hóa tới hoạt động phân phối chúng tới các đại lý, cửa hàng, các nhà bán lẻ và những người tiêu dùng cuối cùng.
Để nhằm giảm chi phí tối đa, đồng thời đảm bảo hoạt động đầu ra logistics được suôn sẻ, giai đoạn outbound xây dựng mục tiêu tối ưu hóa toàn bộ các yếu tố, từ thời gian, địa điểm, doanh thu cho tới các chi phí khác. Nhưng, hiện nay, các doanh nghiệp đang chạy theo xu hướng thuê dịch vụ Logistics bên ngoài nên sẽ tập trung nhiều cho các khâu khác như sản xuất, bán hàng, marketing mà không quan tâm nhiều tới hoạt động outbound của logistics.
Tìm hiểu hoạt động outbound logistics là gì còn giúp bạn nắm bắt được vai trò vô cùng quan trọng của nó. Trong giai đoạn này, đơn vị phải chọn lựa được một kênh phân phối hay những nguồn cung cấp phù hợp bởi vì khi đó, doanh nghiệp sẽ dễ dàng xử lý tốt số hàng tồn kho, tối ưu hiệu quả những tùy chọn về gian hàng.
Muốn nguồn hàng tồn được xử lý hiệu quả, đúng cách thì phụ thuộc vào số lượng hàng cung đến người dùng phải được đáp ứng đủ. Đồng thời cũng cần chuẩn bị sẵn sàng các phương án, biện pháp hạn chế tình trạng hàng bị hỏng trong quá trình lưu kho.
Như vậy, qua chia sẻ này, chúng ta đã hiểu rõ hơn khái niệm outbound logistics là gì. Đây sẽ là một nền tảng quan trọng giúp cho bạn dễ dàng khai thác các kiến thức liên quan, xoay quanh thuật ngữ này. Với những ai chuẩn bị bước vào hoạt động trong lĩnh vực logistics thì việc hiểu khái niệm chỉ là một phần của quá trình hành nghề, phát triển công việc.
Vậy nên những nội dung tiếp theo đây sẽ cần thiết để thực hiện quá trình logistics đầu ra đạt được hiệu quả nhất. Chắc chắn bạn sẽ luôn là một nhân viên ưu tú, có khả năng giải quyết, xử lý công việc một cách bài bản nhất, đúng quy trình và đúng kết quả. Muốn thế, khai thác tiếp nội dung phía dưới đây cung cấp đến bạn thông tin đầy đủ về outbound logistics.
So với inbound thì việc hiểu outbound logistics là gì cho chúng ta nhận thấy outbound có hoạt động hoàn toàn khác. Một chút so sánh cân bằng để bạn dễ hình dung những khác biệt đó và cũng ghi nhớ sâu sắc đặc điểm hoạt động của quy trình outbound diễn ra như thế nào.
Nếu như inbound chủ yếu thực hiện các công tác tìm kiếm nguyên vật liệu để thu mua, sau đó triển khai các kế hoạch sử dụng đạt được hiệu quả tốt nhất thì outbound lại chú trọng vào các công tác chọn kênh phân phối hàng hóa, thực hiện việc lưu kho sản phẩm, vận chuyển chúng tới tay người tiêu dùng.
Quy trình outbound logistics là gì, diễn ra thế nào sẽ được cụ thể hóa qua những bước sau đây:
Bước 1: Bộ phận bán hàng nhận đơn đặt hàng của khách
Bước 2: Kiểm tra lại số lượng hàng hóa tồn kho để xác định mức độ đáp ứng đơn đặt hàng. Xử lý đơn hàng khi nguồn hàng đáp ứng.
Bước 3: Gửi đơn hàng tới kho để thực hiện đóng gói hàng hóa đúng theo đơn
Bước 4: Cập nhật tồn kho sau khi đã xử lý xong đơn (đóng gói xong)
Bước 5: Vận chuyển đơn đặt hàng gửi tới cho khách
Bước 6: Lập hóa đơn cho hàng hóa, thu tiền từ khách sau khi giao hàng
Hoạt động logistics đầu ra chính là một hoạt động khá phức tạp, trong đó nó đòi hỏi phía doanh nghiệp phải tiến hành các khâu, các bước thật cẩn thận. Với một quy trình được tiến hành với quá nhiều những bước rườm rà và phức tạp như thế, những người đảm đương nghiệp vụ này hãy tích lũy những kiến thức, kinh nghiệm sau đây nếu muốn không bị rối rắm và luôn đảm bảo thực hiện công việc thuận lợi.
Bạn nên thông qua kênh phân phối để tiếp cận với khách thay vì trực tiếp gặp gỡ, làm việc với họ. Đây là một việc làm vừa đơn giản để thực hiện lại vừa giúp cho doanh nghiệp tiết kiệm chi phí. giúp người thực hiện triển khai tiết kiệm công sức, thời gian cho các buổi gặp gỡ khách hàng mà hiệu quả kéo gần khoảng cách giữa khách với doanh nghiệp lại vô cùng hiệu quả.
Theo đó, phía doanh nghiệp có thể thông qua rất nhiều kênh phân phối điển hình như cá nhân, công ty để có thể cung cấp sản phẩm, hàng hóa đến cho người dùng sau cùng. Chẳng hạn, một công ty chuyên sản xuất đồ hộp sẽ có thể phân phối sản phẩm này qua các kênh phổ biến như cửa tiệm tạp hóa, siêu thị, … Nhờ những kênh này mà công ty được lợi về việc lưu trữ hàng hóa, quảng bá sản phẩm hiệu quả tới đông đảo khách hàng. Những lợi ích như vậy đã quá rõ khi chọn kênh phân phối cho hàng hóa của đơn vị mình, vấn đề sau cùng đáng bận tâm đó chính là làm thế nào để đảm bảo được doanh thu khi đưa hàng tới các kênh phân phối? Câu trả lời phụ thuộc vào việc lựa chọn được một kênh phân phối đầu ra phù hợp cho hoạt động cung ứng. Vì trong thực tế không phải đơn vị nào cũng có thể được chọn làm nhà phân phối. Phải là những nhà phân phối phù hợp, có hệ thống phục vụ tốt, tiếp cận hiệu quả nguồn khách hàng mục tiêu thì việc thực hiện quy trình outbound của bạn mới đạt được hiệu quả đáng mong đợi.
Doanh nghiệp nào cũng đều mong muốn quá trình tiến hành logistics đầu ra được thuận lợi, trơn tru sau khi người thực hiện hiểu rõ outbound logistics là gì thì buộc doanh nghiệp phải có kho lưu trữ, kiểm kê hàng bài bản, chuyên nghiệp. Trong đó, hoạt động lưu trữ hàng hóa phải được đảm bảo để tránh phải hai nguy cơ sau đây:
Số lượng hàng tồn lại trong kho lưu trữ quá nhiều, không bán hết dẫn tới trạng bị hỏng hoặc bị lỗi thời so với sự phát triển của thời đại.
Số lượng hàng trong kho không đủ để phục vụ nhu cầu của khách, không có quy trình quản lý hàng hóa nghiêm ngặt dễ để xảy ra tình trạng mất hàng.
Vì thế, để việc lưu trữ hiệu quả, phù hợp với thực tế thì đơn vị doanh nghiệp có thể dựa vào việc phân tích dữ liệu đã tồn tại ở quá khứ để đưa ra những dự đoán về nhu cầu trong tương lai. Qua đây, thực hiện thông báo kịp thời đến các kênh phân phối về khả năng cung ứng hàng hóa.
Xuất hiện là một phần quan trọng của quá trình Outbound Logistics, hoạt động vận chuyển cũng phải được tối ưu để có thể giúp doanh nghiệp tiết kiệm chi phí. Phía doanh nghiệp cần chọn phương thức giao hàng sao cho phù hợp với loại hàng hóa sản xuất cũng như đáp ứng yêu cầu cụ thể của đơn hàng. Đồng thời cũng phải đảm bảo rằng vận chuyển tuân thủ nguyên tắc giữ an toàn cho hàng hóa, chuyển hàng đến tận tay và tận nơi cho khách hàng đúng quy định.
Thông qua nội dung chia sẻ của bài viết, chúng ta sẽ cùng nhau khám phá đầy đủ những giá trị nội dung ẩn sau thắc mắc outbound logistics là gì. Bài viết sẽ là một phần quan trọng đối với những ai có nghiệp vụ thực hiện liên quan đến quá trình cung ứng.
Cùng vieclam123.vn tìm hiểu về thuật ngữ inbound logistics qua bài viết dưới đây để củng cố cho mình những kiến thức quan trọng trong lĩnh vực Logistics bạn nhé.
MỤC LỤC
Chia sẻ