close
cách
cách cách cách cách cách

Câu hỏi phỏng vấn: Những quyết định khó thực hiện nhất của bạn

image

CHIA SẺ BÀI VIẾT

Sẽ không có câu trả lời đúng hẳn hoặc sai hẳn cho các câu hỏi phỏng vấn xin việc như "Những quyết định khó khăn nhất bạn từng phải đưa ra ở vị trí công tác của bạn là gì?" hoặc "Bạn đã bao giờ phải đưa ra một quyết định thật sự khó khăn trong công việc chưa?". Nhà tuyển dụng đặt ra những câu hỏi như vậy trong buổi phỏng vấn xin việc hoặc thăng chức đơn giản vì họ muốn xem xét, đánh giá cách bạn ứng phó, xử lý vấn đề khi phải đối mặt với một quyết định, thách thức lớn trong công việc. Hơn nữa, họ cũng muốn kiểm tra xem đối với bạn, loại quyết định, vấn đề, thách thức nào sẽ được coi là khó. Đây là các loại câu hỏi phỏng vấn hành vi được thiết kế để khám phá, đánh giá cách bạn xử lý những tình huống nhất định. Logic vận hành đằng sau những loại câu hỏi này là cách bạn ứng xử với những trường hợp trong quá khứ sẽ phản ánh, dự báo cách bạn ứng xử trong những trường hợp tương tự sau này. Vì vậy, các nhà tuyển dụng muốn đánh giá khả năng phù hợp với công việc sau này của bạn dựa trên những tình huống bạn đã gặp phải trong quá khứ, hoặc thông qua những tình huống tương tự với công việc trong cuộc sống. 

1. Cách tốt nhất để trả lời câu hỏi

Cách tốt nhất để trả lời câu hỏi

Về cơ bản, người phỏng vấn đang muốn kiểm tra kỹ năng ra đưa ra quyết định của bạn. Khi trả lời những loại câu hỏi này, bạn hãy bắt đầu bằng cách đưa ra một hoặc hai ví dụ cụ thể về những tình huống khó khăn mà bạn đã thật sự gặp phải trong công việc. Sau đó, nói về những quyết định bạn phải cân nhắc, đưa ra để khắc phục tình huống. Một số ví dụ về các quyết định mang tính thách thức nhất mà những người quản lý ở cấp trung và cao phải đưa ra bao gồm:

  • Quyết định nên sa thải nhân viên nào từ chính sách cắt giảm nhân sự vì ảnh hưởng của nền kinh tế.

  • Loại bỏ các thành viên trong nhóm tuy có tác phong tốt nhưng không đủ năng lực, không mang lại lợi ích gì cho hiệu suất của nhóm. 

  • Quyết định nên thăng chức ai khi tất cả các ứng cử viên bạn có đều là những người tuyệt vời. 

  • Quyết định xem bạn có nên cắt giảm các khoản phúc lợi cá nhân mà nhân viên vẫn hay nhận (như tiền thưởng ngày lễ) để giúp ổn định lại tài chính công ty không.

Trong buổi phỏng vấn xin việc, bạn sẽ muốn gây ấn tượng với nhà tuyển dụng rằng bản thân là một người tự tin, có khả năng đưa ra các quyết định lớn một cách bình tĩnh và lý trí. Vì vậy, hãy tránh những tình huống, ví dụ khiến bạn trở nên thiếu quyết đoán hoặc không chắc chắn trước một quyết định.

Chú ý: Hãy cụ thể khi đưa ra câu trả lời của bạn. Miêu tả lại một cách chắc chắn những gì bạn đã làm, cách giúp bạn có được quyết định như vậy và tác dụng của quyết định khó khăn đó (nó đã mang lại những lợi ích gì cho nhóm hoặc công ty cũ của bạn).

Ngoài ra, hãy trả lời với một thái độ tích cực nhất có thể. Ví dụ: "Mặc dù rất khó khăn để đưa ra quyết định sa thải nhân viên, tôi đã thực hiện điều đó một cách cực kỳ chuyên nghiệp. Cuối cùng, quyết định này đã góp phần dẫn đến những cải thiện về hiệu quả cũng như năng suất khi làm việc trong bộ phận của chúng tôi.”

Cách tốt nhất để chuẩn bị cho những dạng câu hỏi này là hãy dành thời gian lọc lại trí nhớ của bạn, nhớ lại những sự kiện và quyết định lớn trong công việc trước của bản thân. Bạn có thể đọc lướt lại sơ yếu lý lịch của bản thân và suy ngẫm về một số tình huống đặc biệt mà bạn đã xử lý hoặc các dự án mà bạn đã đích thân tham gia, lãnh đạo trong quá khứ. Bạn có thể sử dụng chúng làm khung cho câu trả lời của mình. Hãy chuẩn bị nhiều câu chuyện để minh chứng cho những lần bạn đã thành công giải quyết một số tình huống khó khăn.

2. Ví dụ về các câu trả lời mẫu hay nhất

Hãy tham khảo những ví dụ sau và suy nghĩ về cách bạn có thể tạo ra những câu trả lời tương tự, phù hợp với tình huống của bản thân:

Ví dụ về các câu trả lời mẫu hay nhất

Ví dụ 1: Rất khó để đưa ra quyết định cuối cùng khi làm việc theo nhóm, đơn giản là vì bạn sẽ mất nhiều thời gian hơn để đạt được sự đồng thuận từ tất cả các thành viên trong nhóm trước khi thống nhất quyết định cuối cùng. Quá trình thống nhất giữa nhiều người cũng sẽ khó khăn hơn nữa. Ví dụ, trong quá khứ, tôi cùng các đồng nghiệp trong nhóm đã phải thảo luận để đưa ra một số quyết định về cách sử dụng ngân sách eo hẹp của chúng tôi. Bởi vì những quyết định như vậy đòi hỏi sự giao tiếp, thống nhất của cả nhóm và ai cũng có những suy nghĩ riêng của họ, chúng tôi đã phải tổ chức một vài cuộc họp giữa các thành viên để thống nhất những chính sách cũng như giải pháp. Tuy nhiên, nhờ vậy, chúng tôi đã học được cách giao tiếp hiệu quả cùng nhau và cuối cùng, chúng tôi đã đạt được sự đồng thuận dựa trên một mục tiêu chung. Tôi cũng tin rằng những quyết định được đưa ra lúc đó là những điều tốt nhất, mang lại nhiều lợi ích nhất cho nhóm.

=> Đây là một ví dụ hay về cách sử dụng phương pháp STAR (Situation, Task,  Action, Result - Tình huống, Nhiệm vụ, Hành động, Kết quả) để trả lời một câu hỏi phỏng vấn xin việc. Ở ví dụ trên, ứng viên đã bắt đầu bằng cách kể về một tình huống trong quá khứ, sau đó miêu tả nhiệm vụ, hành động để hoàn thành nhiệm vụ đó cũng như kết quả cuối cùng của toàn bộ quyết định. Hồi đáp theo phương pháp này sẽ giúp bạn thể hiện được tính logic, hệ thống khi trả lời câu hỏi. 

Ví dụ 2: Là một người quản lý, những quyết định khó khăn nhất mà tôi từng đưa ra đều liên quan đến việc sa thải. Trước khi cho ra được những quyết định khó khăn đó, tôi luôn cân nhắc cẩn thận về những điều sẽ mang lại nhiều lợi ích nhất cho doanh nghiệp cũng như nhân viên của tôi. Mặc dù tôi không thích việc phải đưa ra những quyết định kiểu này, tôi cũng không bao giờ né tránh hay đùn đẩy công việc của mình. Một vài năm trước, tôi đã phải đưa ra quyết định cho một số nhân viên nghỉ việc do tình hình kinh tế. Đó là một quyết định khó khăn nhưng cũng rất cần thiết vì lợi ích chung của công ty và các nhân viên có năng lực khác.

=> Đây là một câu trả lời thành thật, mang tính khách quan (không vì vụ lợi, sở thích riêng), trong đó ứng viên đã thể hiện rõ vai trò của bản thân khi là người chính thực hiện các quyết định như vậy. Ứng viên cũng đã giải thích rõ ràng về lý do, cách thức anh ấy đưa ra quyết định cũng như nhấn mạnh tầm quan trọng, sự cần thiết của những quyết định đó và kết luận bằng cách thể hiện mục tiêu của hành động là vì một lợi ích chung, tốt đẹp hơn. 

3. Hãy dành thời gian để chuẩn bị trước câu trả lời

Hãy dành thời gian để chuẩn bị trước câu trả lời

Bạn biết trước rằng bản thân có thể sẽ gặp những câu hỏi dạng này, vậy tại sao lại không chuẩn bị trước? Việc chuẩn bị trước những câu trả lời hoàn chỉnh như các ví dụ trên sẽ giúp bạn tự tin thể hiện bản thân, ngôn ngữ cơ thể khi trả lời phỏng vấn hơn, từ đó gây được ấn tượng mạnh, chuyện nghiệp với nhà tuyển dụng cũng như hạn chế được việc bạn bị vấp hay phải lo lắng, suy nghĩ về câu trả lời khi nhận được câu hỏi. 

Ngoài ra, hãy chuẩn bị một số câu hỏi dành cho nhà tuyển dụng của riêng bạn. Người phỏng vấn có thể sẽ mong chờ một số câu hỏi từ bạn về công việc hay công ty của họ. 

Các câu hỏi có thể được nhà tuyển dụng hỏi tiếp theo 

  • Lý do gì khiến bạn trở thành ứng viên phù hợp nhất cho công việc của chúng tôi?

  • Bạn làm gì để giải tỏa, xử lý căng thẳng?

  • Điểm mạnh và điểm yếu lớn nhất của bạn là gì? 

4. Tổng kết

Chuẩn bị trước các câu trả lời mẫu

Hãy tham khảo những ví dụ về câu trả lời hay nhất và học cách sử dụng kỹ thuật STAR để chuẩn bị câu trả lời của bạn sao cho hệ thống, có logic nhất có thể. 

Thể hiện vai trò, năng lực quyết định của BẠN

Giải thích rõ ràng lý do đằng sau những quyết định của bạn trong quá khứ. Hãy thể hiện sự bình tĩnh, khả năng làm chủ tình huống cùng sự chu đáo, tinh tế và khách quan khi giải thích về cách bạn quyết định những lựa chọn như vậy.

Tập trung vào những điều tích cực

Hãy kết thúc câu chuyện của bạn bằng một câu nói mang tính tổng kết tích cực về bức tranh tình hình chung hoặc kết quả của quyết định mà bạn đã đưa ra.

>> Xem thêm tin:

BÀI VIẾT LIÊN QUAN
đối phó nỗi sợ hãi trong quá trình phỏng vấn
Tìm hiểu lý do và cách đối phó nỗi sợ hãi trong quá trình phỏng vấn
Chúng ta cần phải làm gì để đối phó nỗi sợ hãi trong quá trình phỏng vấn? Nỗi sợ hãi sẽ gây ra những điều gì và nguyên nhân của nỗi sợ hãi đó là gì? Hãy cùng tìm hiểu chi tiết với vieclam123.vn qua bài viết dưới đây.

Kế toán bán hàng xin việc
Cách thức chuẩn bị giúp ứng viên Kế toán bán hàng xin việc hiệu quả
Nhu cầu của công việc Kế toán bán hàng hiện nay như thế nào? Kế toán bán hàng xin việc cần những tố chất gì? Khi xin việc, Kế toán bán hàng cần chuẩn bị những gì? Hãy cùng bài viết sau đây của vieclam123.vn khám phá.

câu hỏi phỏng vấn Nhân viên kinh doanh vé máy bay
Khám phá trọn bộ câu hỏi phỏng vấn Nhân viên kinh doanh vé máy bay
Làm cách nào để chuẩn bị các câu hỏi phỏng vấn Nhân viên kinh doanh vé máy bay để trả lời một cách hiệu quả? Đặt câu hỏi thông minh trong buổi phỏng vấn đối với vị trí Nhân viên Kinh doanh vé máy bay như thế nào? Hãy cùng vieclam123.vn tìm hiểu.

câu hỏi phỏng vấn Nhân viên kinh doanh tour
Trọn bộ câu hỏi phỏng vấn Nhân viên kinh doanh tour và cách trả lời
Tìm hiểu về những câu hỏi phỏng vấn Nhân viên kinh doanh tour thường gặp nhất và cách trả lời những câu hỏi này theo hướng đi có thể gây ấn tượng với Nhà tuyển dụng thông qua bài viết dưới đây của vieclam123.vn.