close
cách
cách cách cách cách cách

Những lưu ý khi ứng tuyển vị trí nhân viên tư vấn tuyển sinh cần biết

image

CHIA SẺ BÀI VIẾT

Cùng với sự phát triển của giáo dục thì công việc nhân viên tư vấn tuyển sinh ngày càng được nhiều người quan tâm và lựa chọn. Chính vì vậy mà nguồn cung ứng cho ngành nghề này cũng rất nhiều, tỉ lệ cạnh tranh cũng sẽ cao hơn những ngành nghề khác. Vậy làm sao có thể giúp bạn vượt lên các ứng viên khác trở thành một nhân viên tư vấn tuyển sinh chuyên nghiệp, làm việc hiệu quả và mang lại nhiều học viên cho trung tâm? Hãy cùng tham khảo bài viết dưới đây để giúp bạn tìm ra câu trả lời nhé.

1. Quy trình công việc của nhân viên tư vấn tuyển sinh.

1.1. Trực tiếp gặp gỡ khách hàng, tư vấn tuyển sinh.

Nhân viên tư vấn tuyển sinh công việc chính của bạn sẽ là “chuyên gia” tư vấn, giới thiệu cho những khách hàng thông tin, thực hiện các tư vấn về khóa học, giáo dục và các chương trình. Thực hiện các công tác đón tiếp khách hàng tại cơ sở trung tâm, lấy thông tin khách hàng và tìm hiểu nhu cầu của phụ huynh cũng như học viên. Gọi điện, nhắn tin tư vấn và giải đáp thắc mắc cho khách hàng. 

Giới thiệu đến các dịch vụ chương trình đào tạo cho khách hàng. Các lợi ích, gói ưu đãi và thông tin giảng dạy về khóa học. Thực hiện các bước đúng quy trình, thể hiện được tính chuyên nghiệp của công ty trong quá trình tư vấn. Buổi tư vấn có thành công hay không phụ thuộc hoàn toàn vào nhân viên tư vấn tuyển sinh. 

Nhân viên tư vấn tuyển sinh gặp gỡ khách hàng

Nhân viên tư vấn tuyển sinh gặp gỡ khách hàng

1.2. Ghi chép và lưu trữ thông tin học viên.

Sau khi tư vấn thành công và giải đáp được thắc mắc đáp ứng nhu cầu cho khách hàng thì nhân viên tư vấn tuyển sinh sẽ là người nhập thông tin của học viên và phụ trách lưu trữ toàn bộ thông tin liên quan. Thực hiện các đăng ký giúp phụ huynh và học viên. Dựa trên lịch học của khóa học để sắp xếp lớp học và lịch học sao cho phù hợp với điều kiện và mong muốn của học viên. Tránh bị trùng lịch học các lớp. Nhân viên tư vấn tuyển sinh sẽ nhập các thông tin cá nhân cũng như khóa học để tiện cho việc quản lý hồ sơ học viên sau này.

Ghi chép và lưu trữ chính là một trong những kỹ năng cần có để trở thành một nhân viên tư vấn tuyển sinh giỏi mà bạn cần phải thành thạo.

1.3. Liên lạc với phụ huynh học sinh khi cân.

Nhân viên tư vấn tuyển sinh đóng vai trò là cầu nối giữa phụ huynh và trung tâm. Sau khi nhập học nhân viên tư vấn tuyển sinh sẽ liên hệ với học sinh qua tin nhắn hoặc gọi điện trao đổi về các chương trình ngoại khóa, các chi phí khác nếu có trong quá trình học tập. Những buổi học được nghỉ và học viên xin phép nghỉ cũng như quá trình kết quả học tập của học viên để các phụ huynh có thể nắm được tình hình học tập của các con.

Nhân viên tư vấn tuyển sinh liên lạc với phụ huynh

Nhân viên tư vấn tuyển sinh liên lạc với phụ huynh 

1.4. Chủ động tìm kiếm khách hàng.

Ngoài những cách tìm kiếm khách hàng bằng data có sẵn do cơ sở cung cấp thì nhân viên tư vấn tuyển sinh cần chủ động tìm kiếm khách hàng bằng những mối quan hệ có sẵn hoặc đăng bài tìm kiếm trên các kênh thông tin để tìm kiếm cho mình lượng khách hàng tiềm năng giúp tăng thu nhập cho bản thân và giúp trung tâm phát triển và lớn mạnh. Ngoài những công việc trên thì thời gian còn lại của một nhân viên tư vấn tuyển sinh chủ yếu là gọi điện giới thiệu đến các khách hàng các chương trình và khóa học hiện có của trung tâm, thuyết phục họ đến nghe tư vấn để có thể trao đổi trực tiếp giúp họ hiểu rõ hơn về các khóa học đáp ứng được nhu cầu khách hàng. 

1.5. Hỗ trợ các sự kiện.

Xuyên suốt khóa học các cơ sở giáo dục thường tổ chức các hoạt động ngoại khóa, các sự kiện cho các học viên. Nhân viên tư vấn tuyển sinh sẽ dựa theo tinh hình nắm bắt nhu cầu của học viên và các lớp học để đưa ra để xuất tổ chức các hoạt động nhằm thu hút khích lệ tinh thần học viên. Trong suốt quá trình chuẩn bị và diễn ra của sự kiện, nhân viên tư vấn tuyển sinh cùng các khối văn phòng khác hỗ trợ công tác chuẩn bị sự kiện. Thông báo gửi thư mời đến các phụ huynh và học viên. 

Xem ngay: Phần mềm tạo cv nhân viên tư vấn đơn giản, miễn phí.

2. Các câu hỏi phỏng vấn thường gặp của nhân viên tư vấn tuyển sinh.

Những câu hỏi phỏng vấn thường gặp

Những câu hỏi phỏng vấn thường gặp

Để có thể cạnh tranh được với các ứng viên khác và nhận được công việc nhân viên tư vấn tuyển sinh tại Hà Nội theo mong muốn thì ngoài việc chuẩn bị những hồ sơ cơ bản và các giấy tờ liên quan mà nhà tuyển dụng yêu cầu như những ngành nghề khác thì bạn cần phải chuẩn bị trước những câu hỏi thường gặp mà nhà tuyển dụng đưa ra để có thể tự tin sẵn sàng cho buổi phỏng vấn.

  • Tại sao bạn muốn làm việc cho cơ sở của chúng tôi?

  • Bạn hiểu gì về trung tâm? Bạn biết được những thông tin đó qua đâu?

  • Tại sao bạn lại lựa chọn công việc nhân viên tư vấn tuyển sinh?

  • Bạn đã có kinh nghiệm tiếp xúc và làm việc với khách hàng là học sinh hay phụ huynh chưa? Những kinh nghiệm đó sẽ giúp ích gì cho bạn?

  • Bạn hãy tự nhận xét về ưu điểm và nhược điểm của bản thân.

  • Vì sao bạn lại nghĩ công việc này phù hợp với mình.

Ngoài ra có thể nhà tuyển dụng sẽ đưa ra một số tình huống yêu cầu bạn giải quyết. 

Hãy nhớ chuẩn bị cho mình một tâm lý tốt, bình tĩnh và trả lời từng câu hỏi của nhà tuyển dụng. Việc bạn có thể tự tin và bình tĩnh đã là một nửa thành công rồi. Bên cạnh đó hãy lựa chọn trang phục gọn gàng thanh lịch, phù hợp với tính chất công việc khi làm việc trong môi trường giáo dục. Dựa vào thể hiện của bạn trong buổi phỏng vấn nhà tuyển dụng sẽ quyết định kết quả bạn có được nhận vào làm hay không. Vì vậy hãy chuẩn bị thật tốt về cả kiến thức và kỹ năng để có thể chinh phục các nhà tuyển dụng và có cơ hội trở thành nhân viên tư vấn tuyển dụng cho cơ sở giáo dụng mà bạn mong muốn nhé.

Trên đây là những lưu ý khi bạn ứng tuyển vị trí nhân viên tư vấn tuyển sinh. Mong rằng dựa vào những chia sẻ này có thể giúp bạn có thêm được những thông tin cần thiết để dễ dàng có được công việc mà mình mơ ước nhé. 

BÀI VIẾT LIÊN QUAN
đối phó nỗi sợ hãi trong quá trình phỏng vấn
Tìm hiểu lý do và cách đối phó nỗi sợ hãi trong quá trình phỏng vấn
Chúng ta cần phải làm gì để đối phó nỗi sợ hãi trong quá trình phỏng vấn? Nỗi sợ hãi sẽ gây ra những điều gì và nguyên nhân của nỗi sợ hãi đó là gì? Hãy cùng tìm hiểu chi tiết với vieclam123.vn qua bài viết dưới đây.

Kế toán bán hàng xin việc
Cách thức chuẩn bị giúp ứng viên Kế toán bán hàng xin việc hiệu quả
Nhu cầu của công việc Kế toán bán hàng hiện nay như thế nào? Kế toán bán hàng xin việc cần những tố chất gì? Khi xin việc, Kế toán bán hàng cần chuẩn bị những gì? Hãy cùng bài viết sau đây của vieclam123.vn khám phá.

câu hỏi phỏng vấn Nhân viên kinh doanh vé máy bay
Khám phá trọn bộ câu hỏi phỏng vấn Nhân viên kinh doanh vé máy bay
Làm cách nào để chuẩn bị các câu hỏi phỏng vấn Nhân viên kinh doanh vé máy bay để trả lời một cách hiệu quả? Đặt câu hỏi thông minh trong buổi phỏng vấn đối với vị trí Nhân viên Kinh doanh vé máy bay như thế nào? Hãy cùng vieclam123.vn tìm hiểu.

câu hỏi phỏng vấn Nhân viên kinh doanh tour
Trọn bộ câu hỏi phỏng vấn Nhân viên kinh doanh tour và cách trả lời
Tìm hiểu về những câu hỏi phỏng vấn Nhân viên kinh doanh tour thường gặp nhất và cách trả lời những câu hỏi này theo hướng đi có thể gây ấn tượng với Nhà tuyển dụng thông qua bài viết dưới đây của vieclam123.vn.