close
cách
cách cách cách cách cách

Nhân viên tư vấn tuyển sinh là gì? Mô tả công việc tư vấn tuyển sinh

image

CHIA SẺ BÀI VIẾT

Sự phát triển nở rộ trong dịch vụ giáo dục đã đưa đến sự ra đời của nhiều ngành nghề, việc làm mới rất có tiềm năng, trong đó có nhân viên tư vấn tuyển sinh. Vậy nhân viên tư vấn tuyển sinh là gì? Công việc chính của nhân viên tư vấn tuyển sinh làm gì? Một vài hướng tiếp cận liên quan đến mô tả công việc nhân viên tư vấn tuyển sinh dưới đây sẽ giúp bạn có hiểu biết rõ nét hơn về công việc này. Hãy cùng Vieclam123.vn theo dõi nhé!

1. Nhân viên tư vấn tuyển sinh là gì?

Nhân viên tư vấn tuyển sinh hay còn gọi là chuyên viên tư vấn tuyển sinh là thuật ngữ dùng để chỉ những người làm việc trực tiếp trong phòng tuyển sinh (bộ phận tuyển sinh) của một đơn vị giáo dục có tính chất kinh doanh, trong đó chịu trách nhiệm công việc chính là tìm kiếm, tuyển sinh học viên, giới thiệu, tư vấn cho học viên về các dịch vụ giáo dục đào tạo tại đơn vị - được phản ánh là những chương trình đào tạo, khóa học, khóa học ngắn hạn, dài hạn, dạy nghề, ... Thông qua việc cung cấp khóa học hữu ích cho học viên, nhân viên tư vấn tuyển sinh không chỉ thực hiện công việc tư vấn chuyên môn mà còn tạo ra doanh thu cho các đơn vị kinh doanh.

Nhân viên tư vấn tuyển sinh là gì?

Nhân viên tư vấn tuyển sinh là gì?

Như vậy có thể thấy rằng, dù trong phạm vi tư nhân hay nhà nước, tư vấn tuyển sinh vẫn đều có chung 1 bản chất đó là kinh doanh bán hàng. So với các dịch vụ bán hàng khác, kinh doanh giáo dục khác ở chỗ: sản phẩm được cung cấp bởi dịch vụ tư vấn tuyển sinh có giới hạn đối tượng khách hàng. Nói cách khác, phạm vi hoạt động của dịch vụ giáo dục hẹp hơn thị trường hàng hóa chung.

Đối tượng khách hàng của dịch vụ giáo dục - đào tạo nói chung, nhân viên tư vấn nói chung được gọi là học viên.

2. Mô tả công việc nhân viên tư vấn tuyển sinh

Để có thể tư vấn tuyển sinh học viên, nhân viên tư vấn tuyển sinh chắc chắn phải nắm được ở vị trí công việc này cần phải làm những công việc gì. Và đây cũng chính là nội dung cơ bản của bản mô tả công việc nhân viên tư vấn tuyển sinh mà Vieclam123.vn chia sẻ sau đây.

2.1. Công tác tuyển sinh

Tuyển sinh là một trong những nhiệm vụ công việc quan trọng nhất của nhân viên tư vấn tuyển sinh.

Trong thực tế, nhân viên tư vấn tuyển sinh có “bán hàng” nhưng họ không được gọi là nhân viên bán hàng. Nhân viên tư vấn tuyển sinh cũng có marketing, kinh doanh nhưng họ không được gọi là nhân viên kinh doanh hay nhân viên marketing. Nhân viên tư vấn tuyển sinh đồng thời cũng chăm sóc khách hàng không khác gì những customer care chuyên nghiệp nhưng họ chưa bao giờ được gọi là nhân viên chăm sóc khách hàng? Vì sao lại vậy? Vì nhân viên tư vấn tuyển sinh chính là chuyên gia của tất cả những công việc đó, phản ánh rõ nhất qua công tác tuyển sinh.

Mô tả chi tiết:

  • Tìm kiếm và tiếp cận học viên qua các kênh thông tin, mạng xã hội

  • Tham gia vào các hội nhóm online có tiềm năng và lượng tương tác lớn, đăng bài bán hàng (khóa học)

  • Giới thiệu về các khóa học, giải đáp thắc mắc của học viên tiếp cận được về nội dung khóa học, quy trình, thủ tục, báo giá dịch vụ => công tác bán hàng

  • Xây dựng những chương trình tiếp thị quy mô nhỏ để phổ biến hình ảnh đơn vị giáo dục, thông qua đó tiếp thị sản phẩm đến học viên, thu hút học viên tham gia => công tác marketing online 

  • Trả lời điện thoại tổng đài, tiếp cận học viên và thực hiện công tác tuyển sinh

  • Tuyển sinh trực tiếp: áp dụng cho bộ phận học viên chủ động tiếp cận tại phòng tuyển sinh của đơn vị tuyển sinh, tại các chương trình, dự án marketing như “Ngày hội việc làm”, “Ngày hội sinh viên”, ...

2.2. Công tác tư vấn

Tư vấn trực tiếp:

  • Đón tiếp học viên tại phòng tuyển sinh của đơn vị tuyển sinh

  • Hỏi han, tìm hiểu về nhu cầu khóa học của học viên

  • Giới thiệu, tư vấn thông tin khóa học: chương trình đào tạo, lịch học, thời lượng, cách thức thi, phương thức đánh giá, cấp phát bằng/ chứng chỉ, giá khóa học, ...

Tư vấn online:

  • Tiếp nhận các cuộc gọi từ học viên

  • Giải đáp thắc mắc qua điện thoại, thư điện tử, nhắn tin, mạng xã hội, ..

  • Tìm hiểu nhu cầu dịch vụ giáo dục của học viên

  • Thực hiện công tác tư vấn chuyên nghiệp về các khóa học giáo dục - đào tạo tương tự như tư vấn trực tiếp

2.3. Công tác theo dõi, quản lý học viên

  • Thu hồ sơ, học phí của học viên

  • Lưu trữ và quản lý hồ sơ học viên theo từng lớp, từng chương trình đào tạo

  • Nhập thông tin học viên vào danh sách lớp (ghi danh)

  • Có thể add học viên vào các group lớp, một mặt thuận tiện trong công tác theo dõi, quản lý học viên, mặt khác cũng giúp học viên có thể nắm bắt tốt hơn thông tin lớp học, tránh tình trạng nhầm lớp, quên lịch học, lỡ lịch thi

  • Điểm danh lớp học, chủ động theo dõi tình trạng học tập của học viên qua chủ nhiệm hoặc quản lý lớp

  • Giải đáp tất cả mọi thắc mắc của học viên liên quan đến chương trình giáo dục - đào tạo trong suốt thời gian diễn ra khóa học

2.4. Công tác chăm sóc khách hàng

Mô tả công việc của nhân viên tư vấn tuyển sinh

Mô tả công việc của nhân viên tư vấn tuyển sinh

Ngoài những nhiệm vụ công việc chính liên quan đến công tác tư vấn, tuyển sinh, quản lý học viên, nhân viên tư vấn tuyển sinh còn trực tiếp thực hiện công việc của một customer care:

  • Chủ động thăm hỏi học viên một số thông tin liên quan đến khả năng thích nghi cũng như tiếp thu chương trình đào tạo

  • Nhắc nhở học viên về lịch học, lịch thi

  • Cung cấp thêm thông tin khóa học, khóa học khác hoặc thông tin chi tiết về khóa học cũ nếu học viên có nhu cầu

  • Tạo và giữ vững mối liên hệ thân thiết với học viên để kết nối mạng lưới khách hàng tiềm năng

  • Ngoài ra, đối với một số dịch vụ giáo dục đặc biệt như giáo dục trẻ em (tại các trung tâm tiếng Anh trẻ em chẳng hạn), nhân viên tư vấn tuyển sinh sẽ phải care cả phụ huynh học viên

2.5. Một số công việc khác

  • Công việc văn phòng liên quan đến soạn thảo văn bản, in ấn tài liệu, giấy tờ

  • Tiếp nhận thư đến, gửi thư đi liên quan đến hồ sơ học viên

  • Liên hệ với giáo viên, giảng viên dạy, tổ chức, sắp xếp lớp học

  • Hỗ trợ trông thi, coi thi

  • Hỗ trợ tổ chức sự kiện

  • Theo dõi và quản lý văn phòng phẩm

  • Tham gia các cuộc họp và phổ biến quy chế

  • Thực hiện các công việc khác theo yêu cầu của cấp trên

  • Báo cáo công việc

3. Yêu cầu công việc nhân viên tư vấn tuyển sinh

Yêu cầu công việc nhân viên tư vấn tuyển sinh sẽ hướng tới giải đáp những vấn đề quan trọng trong yêu cầu tuyển dụng nhân viên tư vấn tuyển sinh. Đó là các yêu cầu bắt buộc (hoặc ưu tiên) về: bằng cấp, chứng chỉ, kiến thức, kỹ năng, kinh nghiệm, tố chất hành nghề, năng lực liên quan, ...

3.1. Yêu cầu bằng cấp

  • Tốt nghiệp từ cao đẳng trở lên đối với vị trí nhân viên tư vấn tuyển sinh tại các trung tâm giáo dục

  • Tốt nghiệp từ đại học trở lên đối với vị trí nhân viên tư vấn tuyển sinh tại các trường cao đẳng/ đại học 

3.2. Yêu cầu kiến thức

  • Kiến thức sản phẩm/ dịch vụ: các khóa học, chương trình đào tạo

  • Nắm vững quy trình tư vấn tuyển sinh

  • Thủ tục, hồ sơ nhập học

  • Bản mô tả công việc nhân viên tư vấn tuyển sinh

3.3. Yêu cầu kỹ năng

  • Kỹ năng giao tiếp, tư vấn tuyển sinh

  • Kỹ năng nắm bắt tâm lý

  • Kỹ năng đàm phán, thuyết phục

  • Kỹ năng chọn lọc và tổng hợp thông tin

  • Kỹ năng xử lý tình huống và tự giải quyết vấn đề

  • Kỹ năng làm việc độc lập

  • Kỹ năng xử lý hồ sơ

  • Kỹ năng tin học văn phòng, sử dụng thành thạo vi tính và các phần mềm máy tính

  • Kỹ năng quản lý thời gian

  • Kỹ năng xây dựng hình ảnh

3.4. Yêu cầu kinh nghiệm

  • Không bắt buộc

  • Ưu tiên ứng viên đã có kinh nghiệm tư vấn bán hàng, chăm sóc khách hàng

3.5. Những tố chất và năng lực cần có

  • Yêu thích môi trường tư vấn tuyển sinh giáo dục

  • Sức khỏe tốt

  • Chịu được áp lực công việc

  • Có tinh thần trách nhiệm với công việc

4. Cách để trở thành nhân viên tư vấn tuyển sinh giỏi

Đã làm tư vấn tuyển sinh thì chắc chắn rằng ai cũng mong muốn trở thành một chuyên viên giỏi, “lão luyện” trong nghề. Vậy thì làm thế nào để trở thành một nhân viên tư vấn tuyển sinh giỏi?

4.1. Nắm vững quy trình tư vấn tuyển sinh, kiến thức sản phẩm

Nếu kiến thức sản phẩm (giáo dục) là nền tảng của tư vấn, thì quy trình tư vấn tuyển sinh chính là công cụ tốt nhất giúp chuyên viên tư vấn tuyển sinh có thể thông thạo trong nghề.

cách trở thành nahna viên tưu vấn tuyển sinh giỏi

cách trở thành nhân viên tưu vấn tuyển sinh giỏi

Kiến thức sản phẩm và quy trình tư vấn có mối liên hệ mật thiết với nhau và mật thiết với bản mô tả công việc nhân viên tư vấn tuyển sinh. Dù kỹ năng có giỏi đến đâu nhưng nếu không có kiến thức sản phẩm, không nắm được quy trình tư vấn, không biết được rằng một nhân viên tư vấn tuyển sinh phải làm những công việc nào thì thực sự bạn không thể làm được công việc này.

Chính vì vậy, trước khi tính đến trình độ (trả lời cho câu hỏi bạn có phải là một chuyên viên tư vấn tuyển sinh giỏi) thì nhân viên tư vấn tuyển sinh phải học hỏi, trang bị hành trang về kiến thức: các khóa học, chương trình giáo dục - đào tạo, quy trình tư vấn học viên, những công việc cần làm của nhân viên tư vấn tuyển sinh để có thể giải đáp mọi thắc mắc, nhu cầu của học viên (khách hàng) cũng như tiếp cận dễ dàng hơn với họ qua các nguồn tin khác nhau.

Việc chắc chắn mình có kiến thức sẽ giúp cho nhân viên tư vấn tuyển sinh có thể mạnh mẽ, tự tin, chủ động hơn trong công việc. Tránh tình trạng “múa rìu qua mắt thợ”, “gà mắc tóc” khi cung ứng dịch vụ.

4.2. Thành thạo công nghệ thông tin

Công nghệ thông tin rất quan trọng trong công tác tư vấn tuyển sinh. Do đó, muốn trở thành nhân viên tư vấn tuyển sinh giỏi thì bạn hãy đầu tư vào công nghệ.

Trước hết, công nghệ thông tin là công cụ hỗ trợ thông minh giúp nhân viên tư vấn tuyển sinh có thể tìm kiếm, tiếp cận học viên đến tối ưu.

Trước đây, khi mạng lưới thông tin chưa phát triển, nhân viên tư vấn tuyển sinh chỉ có thể tiếp cận học viên trực tiếp qua các chương trình tiếp thị. Mà thực tế thì để tổ chức, xây dựng và triển khai những chương trình tiếp thị như vậy khá là tốn kém. 

Hiện nay, thay vì phải bỏ ra quá nhiều chi phí cơ hội như vậy, nhân viên tư vấn tuyển sinh có thể tiếp cận mạng lưới học viên rộng rãi trên các kênh truyền thông, mạng xã hội, các trang đăng tin, rao vặt, chợ tốt, … Chưa kể với những phương tiện này, nhân viên tư vấn tuyển sinh còn có cơ hội tiếp cận, tuyển sinh hoàn toàn miễn phí. Như vậy khi doanh thu thu về, bạn sẽ không phải khấu trừ bất kỳ một khoản phí đầu tư nào.

Thứ 2, công nghệ thông tin cũng hỗ trợ tiện lợi cho nhân viên tư vấn tuyển sinh trong công tác quản lý học viên, lưu trữ và quản lý hồ sơ giấy tờ. Tất cả sẽ được thao tác đơn giản, khoa học qua các phần mềm công nghệ, máy tính, và tất nhiên có tính đến mạng xã hội.

Và thứ 3, các phần mềm máy tính (excel) còn hỗ trợ nhân viên tư vấn tuyển sinh trong công tác kế toán, quản lý tài chính phí học viên.

4.3. Xây dựng mạng lưới khách hàng tiềm năng

Thay vì kết thân tràn lan thì hãy kết thân có chủ đích. Đây được xem là kim chỉ nam hoạt động của nghề tư vấn tuyển sinh.

Trong thực tế, đối với nghề tư vấn tuyển sinh thì sự hỗ trợ của công nghệ sẽ có tác động 2 mặt: một mặt tích cực sẽ đưa lại số lượng lớn học viên cho người làm tuyển sinh; tuy nhiên mặt khác thách thức là nhân viên tư vấn tuyển sinh sẽ không phân loại được chất lượng khách hàng. Rất có thể “muối bỏ bể” không đem lại kết quả gì. Chính vì thế hãy chọn lọc và xây dựng mạng lưới khách hàng tiềm năng. Trong đó giữ liên hệ và làm thân với khách hàng đã từng sử dụng dịch vụ tại đơn vị giáo dục - đào tạo cùng là một cách thông minh nên thử.

4.4. Thái độ làm việc tích cực, đúng mực

Bản chất của tư vấn tuyển sinh là người làm dịch vụ. Do đó, thái độ (cùng với kiến thức, kỹ năng) được xem là một trong 3 mũi nhọn “tam giác vàng” quyết định đến sự thành công nghề nghiệp. Hãy luôn luôn tích cực, chủ động trong công việc, tuy nhiên sự tích cực, chủ động này phải có chừng mực để phù hợp với môi trường giáo dục đặc thù. Và thường thì những người có thái độ làm việc tích cực rất dễ tạo thiện cảm với người khác, với cấp trên, với đồng nghiệp và với khách hàng.

4.5. Rèn luyện sự cởi mở, chân thành và kiên nhẫn trong giao tiếp

Tư vấn tuyển sinh không phải là một công việc khó, thế nhưng để thành công trong nghề thì chắc chắn bạn phải rèn luyện sự cởi mở, chân thành và kiên nhẫn trong giao tiếp với học viên.

Tư vấn tuyển sinh có bản chất là công việc thuyết phục người khác. Muốn người khác lắng nghe mình, quan tâm sản phẩm/ dịch vụ mình cung cấp, tham gia sử dụng sản phẩm, dịch vụ của mình thì bạn phải kiên nhẫn. Trong thời đại cạnh tranh, cùng 1 khóa học A nhưng thậm chí có đến 100 đơn vị cung cấp. Cùng 1 chương trình đào tạo B nhưng có đến 50 trường phổ biến. Do đó bạn không thể nào tự tin thúc ép họ phải sử dụng dịch vụ của đơn mình ngay cả khi họ có nhu cầu cấp thiết. Thay vào đó, sự chân thành, cởi mở và chuyên nghiệp trong giao tiếp sẽ là bí quyết giúp bạn có thể nắm bắt được cơ hội kinh doanh. Bạn biết đấy, trong kinh doanh thì dù ở sản phẩm dịch vụ nào đi chăng nữa thì kẻ nào nắm được cơ hội kinh doanh kẻ đó sẽ giành được cán cân thương mại. Và dịch vụ giáo dục - đào tạo không phải là ngoại lệ.

Ngoài ra, chân thành còn được xem là chiến thuật bán hàng có tính bền cao nhất. Nó thậm chí còn “sinh lời” khi dễ dàng tạo thiện cảm và giữ chân khách hàng. Khi bạn có thể coi khách hàng (học viên) như những “người bạn” trong giao tiếp, chứ không phải người mua, thì bạn mới thực sự thấu hiểu được giá trị của chân thành trong kinh doanh.

4.6. Chăm chỉ, có trách nhiệm với công việc

Không phải ngẫu nhiên chăm chỉ thường đi đôi với giỏi. Một người thông minh, nhanh nhẹn chưa chắc đã thành tài, thế nhưng chăm chỉ lại là chất xúc tác tốt nhất giúp con người ta chạm đến thành công nhanh chóng hơn. Và một nhân viên tư vấn tuyển sinh lại càng phải làm tốt điều đó.

Muốn trở thành chuyên viên tư vấn giỏi, bạn hãy chăm chỉ nhiều hơn: chăm chỉ trau dồi kiến thức, chăm chỉ rèn luyện kỹ năng, chăm chỉ tương tác với học viên, chăm chỉ nâng cao khả năng công nghệ, chăm chỉ hoàn thành tiến độ công việc, … Nếu bạn có thể hoàn thành tiến độ công việc xuất sắc thì không lý nào bạn lại không trở thành một nhân viên tư vấn tuyển sinh giỏi.

Ngoài ra, chăm chỉ cũng thường được đính kèm với tinh thần trách nhiệm. Nói chính xác hơn, chăm chỉ và tinh thần trách nhiệm có mối quan hệ biện chứng không tách rời. Người chăm chỉ sẽ hoàn thành công việc của mình đúng tiến độ (phản ánh tinh thần trách nhiệm công việc cao). Và tinh thần trách nhiệm cũng là động lực thúc đẩy một cá nhân trở nên chăm chỉ hơn trong công việc cũng như trong cuộc sống.

Sự chăm chỉ, tinh thần trách nhiệm không chỉ giúp nhân viên tư vấn tuyển sinh có thể hoàn thành tốt công việc, mà còn dễ dàng tiếp cận hơn với cơ hội thăng tiến cao.

4.6. Trau dồi kiến thức sâu rộng ở nhiều lĩnh vực

Ngoài kiến thức về sản phẩm, một nhân viên tư vấn tuyển sinh giỏi sẽ phải là người có được nhiều hơn tri thức sâu rộng ở các lĩnh vực: văn hóa, lịch sử, xã hội, giáo dục, ngành nghề, cơ hội việc làm, … Đây là những kiến thức tiệm cận và liên hệ mật thiết với học viên, do đó khi có được những tri thức này sẽ giúp ích rất nhiều cho nhân viên tư vấn tuyển sinh trong việc giao tiếp, trò chuyện và làm thân với học viên.

5. Lương nhân viên tư vấn tuyển sinh

Theo số liệu tổng hợp được từ 928 mẫu việc nhân viên tư vấn tuyển sinh đăng trên Vieclam123.vn, mức lương cứng phổ biến nhất của nhân viên tư vấn tuyển sinh hiện nay dao động từ 5,5 - 8 triệu/ tháng.

Mức lương tối thiểu: 4,4 triệu/ tháng

Cách tính lương nhân viên tư vấn tuyển sinh phổ biến:

Lương thực nhận nhân viên tư vấn tuyển sinh = lương cứng + % doanh thu đội + % tuyển sinh cá nhân + trợ cấp, phụ cấp

Những yếu tố ảnh hưởng đến thu nhập của nhân viên tư vấn tuyển sinh:

  • Đơn vị đào tạo

  • Kinh nghiệm tư vấn

  • Doanh thu đội

  • Hiệu suất công việc cá nhân

6. Tuyển dụng nhân viên tư vấn tuyển sinh không yêu cầu kinh nghiệm

Tuyển dụng nhân viên tư vấn tuyển sinh

Tuyển dụng nhân viên tư vấn tuyển sinh

Hiện nay, để đáp ứng nhu cầu kinh doanh dịch vụ giáo dục, nhu cầu tuyển dụng nhân viên tư vấn tuyển sinh tại các trung tâm, trường học, trường cao đẳng, đại học, trung tâm dạy nghề, … ngày càng cao, đưa đến cơ hội việc làm lớn cho người lao động, trong đó có bộ phận sinh viên mới tốt nghiệp ra trường chưa có nhiều kinh nghiệm.

Các bạn có thể tham khảo thông tin tuyển dụng nhân viên tư vấn tuyển sinh không yêu cầu kinh nghiệm kèm bản mô tả công việc nhân viên tư vấn tuyển sinh chi tiết trên trang web Vieclam123.vn.

Địa chỉ truy cập: https://vieclam123.vn/.

7. Hướng dẫn lọc việc nhân viên tư vấn tuyển sinh không yêu cầu kinh nghiệm trên website Vieclam123.vn

Để tìm việc nhân viên tư vấn tuyển sinh không yêu cầu kinh nghiệm không khó, trong đó để tiếp cận nhanh và an toàn nhất thì bạn có thể truy cập vào trang web tìm việc Vieclam123.vn, sử dụng chức năng “Lọc việc làm”.

Các bước lọc việc nhân viên tư vấn tuyển sinh không yêu cầu kinh nghiệm trên Vieclam123.vn:

Bước 1: truy cập website Vieclam123.vn

Bước 2: tiếp cận đến mục “Lọc việc” trên giao diện chính của trang theo các thao tác: “Việc làm” => “Lọc” => “Lọc việc làm”

Bước 3: chọn lọc việc theo kinh nghiệm làm việc => Không yêu cầu kinh nghiệm => kết quả tìm kiếm biểu hiện dưới dạng các tin tuyển dụng việc làm nhân viên tư vấn tuyển sinh đáp ứng tiêu chí không yêu cầu kinh nghiệm

Ưu điểm của tính năng lọc việc:

  • Kết quả lọc việc chính xác đến 99% theo nhu cầu cụ thể của người lao động (không chỉ lọc theo kinh nghiệm, mà còn có thể lọc theo hình thức làm việc, theo mức lương, theo cấp bậc, …)

  • Thao tác đơn giản

  • Tốc độ tìm kiếm nhanh chóng

  • Lọc hoàn toàn miễn phí

  • Có thể áp dụng cho nhiều đối tượng sử dụng khác nhau

  • Không cần đăng ký tài khoản vẫn có thể lọc bình thường

Tuy nhiên nếu muốn tiếp cận thông minh với các cơ hội việc làm chất lượng cao, tối ưu kết quả tìm kiếm và đặc biệt không mất công mày mò tạo CV xin việc tư vấn thì bạn có thể đăng ký tài khoản ứng viên miễn phí trên trang chỉ trong 3 phút => Tạo CV => Ứng tuyển vị trí nhân viên tư vấn tuyển sinh.

Xem thêm hướng dẫn tạo CV online trên trang web: https://vieclam123.vn/.

8. Kết luận

Trên đây là bản mô tả công việc nhân viên tư vấn tuyển sinh được cập nhật mới nhất, hy vọng sẽ trở thành tư liệu hữu dụng cho bạn đọc trong quá trình tìm hiểu, tìm kiếm và xin việc làm.

Tham khảo thông tin việc làm chi tiết tại: https://vieclam123.vn/.

BÀI VIẾT LIÊN QUAN
đối phó nỗi sợ hãi trong quá trình phỏng vấn
Tìm hiểu lý do và cách đối phó nỗi sợ hãi trong quá trình phỏng vấn
Chúng ta cần phải làm gì để đối phó nỗi sợ hãi trong quá trình phỏng vấn? Nỗi sợ hãi sẽ gây ra những điều gì và nguyên nhân của nỗi sợ hãi đó là gì? Hãy cùng tìm hiểu chi tiết với vieclam123.vn qua bài viết dưới đây.

Kế toán bán hàng xin việc
Cách thức chuẩn bị giúp ứng viên Kế toán bán hàng xin việc hiệu quả
Nhu cầu của công việc Kế toán bán hàng hiện nay như thế nào? Kế toán bán hàng xin việc cần những tố chất gì? Khi xin việc, Kế toán bán hàng cần chuẩn bị những gì? Hãy cùng bài viết sau đây của vieclam123.vn khám phá.

câu hỏi phỏng vấn Nhân viên kinh doanh vé máy bay
Khám phá trọn bộ câu hỏi phỏng vấn Nhân viên kinh doanh vé máy bay
Làm cách nào để chuẩn bị các câu hỏi phỏng vấn Nhân viên kinh doanh vé máy bay để trả lời một cách hiệu quả? Đặt câu hỏi thông minh trong buổi phỏng vấn đối với vị trí Nhân viên Kinh doanh vé máy bay như thế nào? Hãy cùng vieclam123.vn tìm hiểu.

câu hỏi phỏng vấn Nhân viên kinh doanh tour
Trọn bộ câu hỏi phỏng vấn Nhân viên kinh doanh tour và cách trả lời
Tìm hiểu về những câu hỏi phỏng vấn Nhân viên kinh doanh tour thường gặp nhất và cách trả lời những câu hỏi này theo hướng đi có thể gây ấn tượng với Nhà tuyển dụng thông qua bài viết dưới đây của vieclam123.vn.