close
cách
cách cách cách cách cách

Nhân viên tư vấn là gì? Mô tả công việc nhân viên tư vấn chi tiết nhất

image

CHIA SẺ BÀI VIẾT

Nhân viên tư vấn là vị trí công việc quan trọng mà doanh nghiệp nào cũng phải có. Nhân viên tư vấn đem lại cơ hội việc làm số lượng lớn cho người lao động, đồng thời cũng là chất dinh dưỡng màu mỡ nuôi sống doanh nghiệp thông qua việc tư vấn bán hàng để tối ưu doanh thu. Vậy nhân viên tư vấn là gì? Nhân viên tư vấn phải làm những gì? Nhân viên tư vấn làm gì lương cao? Bản mô tả công việc nhân viên tư vấn chi tiết dưới đây sẽ giúp bạn giải quyết lần lượt từng vấn đề. Hãy cùng Vieclam123.vn theo dõi nhé!

1. Nhân viên tư vấn là gì?

Nhân viên tư vấn hay còn gọi là chuyên viên tư vấn hoặc tư vấn viên, là thuật ngữ dùng để chỉ những người chuyên trách trong bộ phận tư vấn (phòng tư vấn) của một đơn vị kinh doanh nhất định, trong đó chịu trách nhiệm công việc chính là cung cấp thông tin, giải đáp thắc mắc, hỗ trợ khách hàng và bán hàng qua hoạt động tư vấn để đem về doanh thu.

Nhân viên tư vấn là gì?

Nhân viên tư vấn là gì?

Tùy từng vị trí công việc mà nhân viên tư vấn có thể là nhân viên tư vấn tuyển sinh, nhân viên tư vấn bán hàng, nhân viên tư vấn chốt đơn, nhân viên tư vấn chăm sóc khách hàng, nhân viên tư vấn triển khai, …

KPI công việc nhân viên tư vấn thường được đánh giá bởi một vài chỉ số như:

  • Số lượng khách hàng tư vấn

  • Mức độ hài lòng của khách hàng

  • Mức độ gắn bó của khách hàng

  • Tỷ lệ phản hồi tích cực/ khiếu nại

  • Tỷ lệ mua hàng từ dịch vụ tư vấn (doanh thu)

Như vậy có thể thấy, bản chất công việc của nhân viên tư vấn chính là kinh doanh, bán hàng, chăm sóc khách hàng. Một tư vấn viên sẽ đồng thời cung cấp tốt nhất thông tin sản phẩm cho khách hàng, hỗ trợ giải đáp thắc mắc của khách hàng và chịu trách nhiệm về doanh số.

2. Mô tả công việc nhân viên tư vấn chi tiết 

Muốn tư vấn sản phẩm cho khách, một trong những nhiệm vụ quan trọng nhất của nhân viên tư vấn đó chính là phải biết được mình cần làm những gì. Đây cũng chính là nội dung của bản mô tả công việc nhân viên tư vấn.

Mô tả công việc của nhân viên tưu vấn

Mô tả công việc của nhân viên tưu vấn

Mô tả chi tiết:

  • Nắm vững kiến thức sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp cũng như quy trình tư vấn bán hàng

  • Đón tiếp khách hàng tại phòng tư vấn khách hàng hoặc quầy hàng

  • Tiếp cận nhu cầu khách hàng, có thể chủ động hỏi han hoặc lắng nghe khách hàng

  • Dựa vào nhu cầu khách hàng cung cấp cộng với vốn kiến thức, kỹ năng tư vấn của bản thân, nhân viên tư vấn hướng đến giới thiệu, mô tả sản phẩm/ dịch vụ. Trong đó đảm bảo nêu bật được đặc tính sản phẩm, tính năng, cơ chế hoạt động, những thông số kỹ thuật, cách dùng, ưu điểm, báo giá, …

  • Giải đáp thắc mắc của khách hàng

  • Hướng tới tư vấn những sản phẩm liên quan để mở rộng cơ hội kinh doanh

  • Giới thiệu những chương trình khuyến mại đang áp dụng để thu hút khách hàng, chốt đơn

  • Nếu khách hàng chốt đơn thì nhân viên tư vấn cũng sẽ hướng dẫn thủ tục mua hàng, thanh toán cho khách hàng

  • Ngoài ra, nhân viên tư vấn cũng sẽ quản lý thông tin khách hàng, chủ động hỏi han, thực hiện công tác chăm sóc khách hàng vào những dịp đặc biệt

  • Phối hợp với các bộ phận khác trong công tác marketing, tiếp thị sản phẩm

  • Tham gia các khóa học đào tạo, họp, hội thảo

  • Nếu là nhân viên tư vấn tại văn phòng, tư vấn viên cũng sẽ thực hiện các công việc liên quan đến quản lý hồ sơ, giấy tờ, in ấn tài liệu, tiếp nhận hồ sơ chuyển phát từ khách hàng, gửi hàng, giao hàng

  • Nếu là tư vấn online, tư vấn viên cũng sẽ là người tiếp nhận các cuộc gọi đến, quản lý các cuộc gọi đi và cung cấp dịch vụ tư vấn bán hàng cho khách hàng tương tự như tư vấn trực tiếp

  • Thực hiện một số yêu cầu công việc khác theo chỉ thị của quản lý (trưởng nhóm)

  • Báo cáo công việc

3. Những kỹ năng quan trọng cần có của nhân viên tư vấn hiện đại

Muốn làm tốt công việc tư vấn, nhân viên tư vấn chỉ trang bị kiến thức thì chưa bao giờ là đủ. Do đó, ngoài nền tảng kiến thức với bản mô tả công việc nhân viên tư vấn, một tư vấn viên cần thiết phải xây dựng và phát triển tốt nhất các kỹ năng cá nhân để công việc của mình có thể diễn ra suôn sẻ, ổn định hơn.

3.1. Kỹ năng tiếp cận và nắm bắt tâm lý khách hàng

Trong cuộc sống, mỗi cá nhân chắc chắn là một cá thể độc lập khác biệt. Không thể có con người A giống con người B. Chưa kể xuất phát điểm, thế giới quan, nhân sinh quan, trực tiếp là nhu cầu sống của họ luôn luôn không đồng nhất. Chính vì vậy, để đạt được hiệu quả tư vấn cao thì trước hết chuyên viên tư vấn cần nắm bắt tâm lý khách hàng. Khi đã hiểu tâm lý khách hàng, đi sâu vào tâm lý của họ, biết khách hàng cần gì, cảm thấy như thế nào, nhu cầu cấp thiết là gì, … thì mới có thể tư vấn đúng, sau đó là tư vấn hay.

Kỹ năng tiếp cận và nắm bắt tâm lý khách hàng có thể hiểu nôm na là “đánh trúng tâm lý”, là sự tương thông trong giao tiếp và đồng cảm với nhau. Muốn nắm bắt tâm lý khách hàng tốt, ngoài những kinh nghiệm được đúc rút trong thực tế thì nhân viên tư vấn cần thiết phải đặt mình vào vị trí khách hàng.

3.2. Kỹ năng giao tiếp

Công việc chính của một tư vấn viên là giao tiếp với khách hàng. Dù là tư vấn online hay tư vấn trực tiếp cũng đều phải giao tiếp. Do đó muốn gì thì muốn nhân viên tư vấn chắc chắn phải có kỹ năng giao tiếp.

Kỹ năng giao tiếp thực chất là việc một cá nhân có khả năng sử dụng thành thạo ngôn ngữ nói và ngôn ngữ cơ thể. Khả năng thành thạo đó được phản ánh qua:

- Ngôn ngữ nói:

  • Chọn lọc ngôn từ phù hợp ngữ cảnh

  • Hoạt ngôn, trôi chảy

  • Linh động ngôn từ

  • Nói có ngữ điệu

  • Giọng nói rõ ràng, đủ nghe, không quá to cũng không quá nhỏ

- Ngôn ngữ cơ thể:

  • Cử chỉ

  • Hành động

  • Ánh mắt

Kỹ năng của nhân viên tư vấn hiện đại

Kỹ năng của nhân viên tư vấn hiện đại

Ngoài ra, để đạt được kỹ năng giao tiếp, nhân viên tư vấn phải hướng tới mục đích cho cuộc giao tiếp với khách hàng. Khác với nói chuyện thông thường chủ yếu mang tính chất trao đổi thông tin, kỹ năng giao tiếp phải cho thấy mục đích nói rõ ràng, giao tiếp hướng đến mục đích nào (bán hàng, chốt đơn, bán sản phẩm A chứ không phải sản phẩm B, xây dựng thương hiệu sản phẩm, …).

3.3. Kỹ năng đàm phán, thuyết phục

Kỹ năng đàm phán thuyết phục có thể hiểu đơn giản như là cấp độ cao của kỹ năng giao tiếp. Một người có khả năng đàm phán, thuyết phục tốt chính là người có khả năng sử dụng ngôn ngữ chuyên nghiệp nhất.

Ngoài ra, kỹ năng đàm phán, thuyết phục có mối liên hệ mật thiết với tư duy. Vì vậy trong thực tế, không phải ai cũng có được kỹ năng đàm phán, thuyết phục.

Trong kinh doanh, người ta chia kỹ năng đàm phán, thuyết phục ra làm 3 cấp độ:

  • Cấp độ 1: kỹ năng thuyết phục khá

  • Cấp độ 2: kỹ năng thuyết phục tốt

  • Cấp độ 3: kỹ năng thuyết phục xuất sắc

Trong đó, tiêu chí để đánh giá kỹ năng thuyết phục không gì khác chính là mức độ tin tưởng, hài lòng của khách hàng. Chính vì vậy, kỹ năng đàm phán thuyết phục còn được xem là con đường xây dựng lòng tin khách hàng. Trong kinh doanh nói chung, dịch vụ tư vấn nói riêng, một khi có thể xây dựng được lòng tin của khách hàng chắc chắn sẽ đi đến thành công.

3.4. Kỹ năng xử lý tình huống

Một tư vấn viên không thể nào không có kỹ năng xử lý tình huống vì trong thực tế, những tình huống, sự cố luôn sẵn sàng phát sinh đòi hỏi phải được giải quyết tức thời tại thời điểm tư vấn.

Mỗi lĩnh vực kinh doanh sẽ có những tình huống, sự cố đặc thù. Tuy nhiên thì về cơ bản có thể chia ra 2 nhóm tính huống phổ biến nhất:

  • Tình huống khách hàng => tình huống trọng tâm có tính cấp thiết cao

  • Sự cố kỹ thuật, cơ sở vật chất => tình huống ít tính cấp thiết hơn

Đối tượng khách hàng đối với kinh doanh bán hàng mà nói không phải là đối tượng chia lợi nhuận (trừ bảo hiểm nhân thọ), mà là đối tượng cung cấp lợi nhuận cho người làm ăn. Do đó tình huống khách hàng luôn được ưu tiên giải quyết trong hoạt động tư vấn viên. Để có được kỹ năng xử lý tình huống, con đường thông minh nhất là bạn hãy học hỏi tri thức kinh nghiệm từ người lành nghề. Ngoài ra, tư vấn viên cũng cần thiết chuẩn bị tâm lý “chịu đựng”, kiên nhẫn và khéo léo thái độ.

3.5. Kỹ năng tin học văn phòng

Trong thời đại công nghệ số, khi mà thương mại điện tử phát triển nở rộ đến không thể kiểm soát thì việc trang bị kỹ năng tin học là quan trọng và cực kỳ cấp thiết đối với nhân viên tư vấn. Một tư vấn viên có thể xuất phát điểm với ít ỏi kiến thức sản phẩm nhưng tuyệt đối không thể không biết gì về công nghệ. Nếu là như vậy thì bạn thậm chí bị loại ngay từ vòng phỏng vấn. Kỹ năng tin học thậm chí còn trở thành tiêu chí đánh giá mức độ hiểu biết của ứng viên. Nói một cách dễ hiểu hơn thì không có kỹ năng tin học bạn sẽ trở nên tụt hậu so với người khác.

Kỹ năng tin học trước hết là công cụ thông minh giúp nhân viên tư vấn có thể tiếp cận khách hàng tiềm năng thông qua: mạng lưới mạng, website, mạng xã hội, trang đăng tin điện tử, …

Với khả năng sử dụng thành thạo mạng, máy tính, nhân viên tư vấn đồng thời cũng có thể tiếp cận được nguồn tri thức không giới hạn, một mặt giúp tư vấn viên có được khối lượng lớn kiến thức sản phẩm, dịch vụ - phục vụ trực tiếp cho công việc tư vấn, mặt khác đưa lại tri thức bổ trợ bất tận về mọi lĩnh vực, ngành nghề, văn hóa, lịch sử, kinh tế, xã hội, … Có được kỹ năng tin học, bạn thậm chí sẽ ngỡ ngàng về trình độ hiểu biết của mình.

Ngoài ra, kỹ năng tin học văn phòng còn cho phép tư vấn viên có thể sử dụng thành thạo các phần mềm máy tính như word, excel. Những phần mềm này chính là những người bạn đồng hành hằng ngày, hằng giờ trong công việc của bạn.

Chưa hết, với khả năng tính toán tự động, phần mềm máy tính còn giúp người dùng có thể lưu trữ, quản lý, tính toán thông tin, số liệu không giới hạn và an toàn - điều mà nhân viên tư vấn không thể làm thủ công hoặc không nên làm.

Xã hội càng phát triển, con người càng bận rộn. Công nghệ thông tin sẽ là người bạn thông minh nhất giúp nhân viên tư vấn nói riêng, người lao động hiện đại nói chung có thể quản lý thời gian, công việc, kiểm soát hoạt động sống một cách hiệu quả nhất. Vì vậy đừng quên trang bị cho mình kỹ năng tin học nhé!

3.6. Kỹ năng làm việc độc lập và xây dựng hình ảnh cá nhân

Tầm quan trọng của làm việc nhóm trong môi trường hiện đại thì ai cũng biết rồi. Thế nhưng để trở thành một tư vấn viên giỏi thì người lao động cần thiết phải xây dựng kỹ năng làm việc độc lập.

Bản chất của kỹ năng làm việc độc lập là việc người lao động có thể tự lên ý tưởng, xây dựng, thiết kế, hoàn thành tiến độ công việc một mình (không tính đến sự hỗ trợ sức lực của người khác) mà hiệu quả lại không hề bị giảm sút. Kết quả của kỹ năng này được đưa lại chính là một hình ảnh cá nhân chuyên nghiệp, khiến tư vấn viên không bị trộn lẫn trong mắt người khác và trong mắt khách hàng.

4. Yêu cầu công việc cơ bản

Công việc tư vấn viên thực ra không khó. Tuy nhiên trong một mô phạm chung thì để làm được công việc này, mỗi ứng viên cần thiết đáp ứng một vài yêu cầu cơ bản về bằng cấp, chứng chỉ, chuyên môn, kỹ năng, kinh nghiệm làm việc, … Cụ thể như sau:

4.1. Yêu cầu bằng cấp, chứng chỉ

  • Yêu cầu bằng cấp: bắt buộc hoặc không bắt buộc

  • Một vài vị trí yêu cầu bằng cấp bắt buộc: bằng tốt nghiệp cao đẳng/ đại học trở lên cho các vị trí nhân viên tư vấn du học, nhân viên tư vấn tuyển sinh, nhân viên tư vấn bảo hiểm, chuyên viên tư vấn tài chính

  • Một vài vị trí phù hợp cho bộ phận lao động phổ thông - không yêu cầu bằng cấp cao: nhân viên tư vấn bán hàng, nhân viên tư vấn chốt đơn, nhân viên tư vấn bất động sản

  • Yêu cầu chứng chỉ: bắt buộc hoặc không bắt buộc

  • Một vài vị trí yêu cầu chứng chỉ bắt buộc: chứng chỉ nghiệp vụ tư vấn du học, chứng chỉ ngành bảo hiểm

  • Còn về cơ bản đối với các vị trí khác sẽ không bắt buộc có chứng chỉ hành nghề tư vấn

4.2. Yêu cầu kiến thức

  • Nắm vững kiến thức sản phẩm/ dịch vụ tư vấn

  • Nắm được quy trình tư vấn

  • Nắm được bản mô tả công việc nhân viên tư vấn

  • Kiến thức thị trường

  • Kiến thức kinh doanh

  • Nhóm kiến thức văn hóa chung

4.3. Yêu cầu kỹ năng

  • Kỹ năng giao tiếp

  • Kỹ năng đàm phán, thuyết phục

  • Kỹ năng tin học văn phòng

  • Một số kỹ năng cứng chuyên dụng cho từng ngành nghề, lĩnh vực cụ thể

4.4. Yêu cầu kinh nghiệm

Không bắt buộc và không cố định cho từng ngành nghề.

  • Không yêu cầu kinh nghiệm

  • Kinh nghiệm từ 06 tháng

  • Kinh nghiệm trên 1 năm

  • Kinh nghiệm từ 3 - 5 năm

4.5. Tố chất của một tư vấn viên

  • Ngoại hình khá

  • Phản xạ vấn đề tốt

  • Tư duy mạch lạc

  • Nhanh nhẹn, hoạt bát

  • Có tố chất làm kinh doanh là một lợi thế

4.6. Những năng lực liên quan

  • Thái độ phải luôn luôn tốt và giữ được bình tĩnh

  • Kiên nhẫn với khách hàng

  • Có khả năng chịu được áp lực công việc cao

  • Đạt KPI

5. Lương nhân viên tư vấn có cao không?

Theo số liệu cập nhật mới nhất từ 1759 mẫu việc nhân viên tư vấn đăng trên trang web Vieclam123.vn, về cơ bản mức lương nhân viên tư vấn có thể xếp trong top lương cao.

Lương cứng phổ biến của nhân viên tư vấn dao động từ 5,5 - 13 triệu/ tháng.

Lương của nhân viên tư vấn

Lương của nhân viên tư vấn 

Mức lương cứng thấp nhất: khoảng 4,4 triệu/ tháng.

Mức lương cứng cao nhất (tương đối): khoảng 15 triệu/ tháng (cho vị trí tư vấn bảo hiểm nhân thọ).

Lương nhân viên tư vấn có sự chênh lệch rõ nét khi tư vấn viên hoạt động trong các ngành nghề khác nhau.

Ví dụ: lương cứng của nhân viên tư vấn tuyển sinh rơi vào khoảng 4,5 - 6,5 triệu/ tháng. Trong khi đó tư vấn viên bảo hiểm lại có thể đạt mức lương cứng từ 9 - 15 triệu (tùy cấp bậc).

Đó là lương cứng. Vậy thu nhập thực tế của nhân viên tư vấn là bao nhiêu?

Rất nhiều người thường đánh đồng 2 khái niệm “lương” và “thu nhập”. Tuy nhiên trong thực tế, lương và thu nhập lại không hoàn toàn đồng nhất với nhau.

Một người lao động tư vấn viên cơ bản có thể nhận mức lương thỏa thuận khoảng 7 triệu/ tháng. Thế nhưng thu nhập thực tế của anh ta có thể lên đến 70 triệu/ tháng. 

  • Lương cứng = a, trong đó a là hằng số trong 1 đơn vị thời gian nhất định. a sẽ được thỏa thuận khi phỏng vấn (giữa nhà tuyển dụng với tư vấn viên)

  • Thu nhập thực tế = A = a + % doanh thu nhóm + % doanh thu cá nhân + trợ cấp, phụ cấp. A luôn luôn thay đổi phụ thuộc vào % doanh thu

(Cách xác định thu nhập thực tế của nhân viên tư vấn áp dụng phổ biến)

6. Top 10 công việc nhân viên tư vấn lương cao

Nhân viên tư vấn làm gì lương cao có lẽ là mối bận tâm lớn nhất với người lao động hiện đại. Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng, so với đam mê, thu nhập (lương) thậm chí có khả năng giữ chân người lao động hơn bao giờ hết. Thu nhập cũng là chất xúc tác tốt nhất giúp nhân viên tư vấn có mục tiêu phấn đấu, đảm bảo KPI công việc và hiệu suất kinh doanh.

Thấu hiểu được điều đó, Vieclam123.vn đã tiến hành khảo sát 1759 mẫu việc + thị trường, thu được các kết quả thực tế về mức lương cũng như thu nhập của nghề tư vấn viên - phản ánh trong top 10 công việc nhân viên tư vấn lương cao dưới đây.

6.1. Nhân viên tư vấn bảo hiểm

Đứng đầu về thu nhập của nghề tư vấn viên là nhân viên tư vấn bảo hiểm nhân thọ.

Theo đó, mức lương cứng tối thiểu của nhân viên tư vấn bảo hiểm nhân thọ sẽ rơi vào khoảng 6 triệu/ tháng. Mức lương cứng phổ biến dao động từ 8 - 12 triệu/ tháng. Mức lương cứng cao cho vị trí tư vấn viên cấp bậc trung có thể lên đến 15 - 17 triệu/ tháng. Đây có thể xem là mức lương cứng đáng mơ ước mà rất ít ngành nghề có được, chưa kể hoa hồng. 

Hoa hồng nghề tư vấn bảo hiểm nhân thọ gần như không có giới hạn. Một nhân viên tư vấn bảo hiểm nhân thọ mới vào nghề có thể đạt mức thu nhập thực tế lên đến 100 triệu/ tháng nhờ % doanh thu (hoa hồng). Nhân viên tư vấn bảo hiểm nhân thọ kinh nghiệm lâu năm, kết quả kinh doanh tốt có thể đạt được mức thu nhập lên đến 500 - 700 triệu/ tháng. Mức thu nhập thực tế thấp phổ biến của nghề tư vấn bảo hiểm cũng phải rơi vào 25 - 35 triệu/ tháng.

Không chỉ có thu nhập tốt, tư vấn bảo hiểm còn là ngành nghề mở ra nhiều cơ hội việc làm cho người lao động hiện đại. So với trước đây, bảo hiểm nhân thọ hiện nay đã và đang phát triển nở rộ như một xu thế tất yếu được đưa đến bởi nhu cầu dịch vụ sức khỏe của con người ngày càng tăng. Từ một sản phẩm “kén khách”, chỉ phù hợp với bộ phận dư giả về kinh tế trong xã hội, bảo hiểm nhân thọ đã trở thành sản phẩm “phổ thông” được nhiều người tin dùng. Họ tin rằng bảo hiểm nhân thọ không chỉ có giá trị bảo vệ, mà còn là sản phẩm tích lũy tài sản, sinh lời theo thời gian. Do đó nếu hoạt động trong lĩnh vực tư vấn bảo hiểm, nhân viên tư vấn sẽ đồng thời đạt được cơ hội tối ưu về thu nhập, cơ hội việc làm và tính bền vững, tiềm năng của nghề nghiệp.

Một số vị trí nhân viên tư vấn bảo hiểm lương cao:

  • Nhân viên tư vấn bảo hiểm Manulife

  • Nhân viên tư vấn bảo hiểm Prudential

  • Nhân viên tư vấn bảo hiểm Dai-ichi

  • Nhân viên tư vấn bảo hiểm MB - Ageas

  • Nhân viên tư vấn bảo hiểm Bảo Việt

  • Nhân viên tư vấn bảo hiểm AIA

  • Nhân viên tư vấn bảo hiểm Chubb

6.2. Nhân viên tư vấn tài chính

Nhân viên tư vấn tài chính được biết đến với tên gọi khác là chuyên viên tư vấn tài chính, cũng là một trong những công việc có mức lương rất tốt trong nghề tư vấn.

Mức lương khởi điểm của nhân viên tư vấn tài chính hiện nay dao động từ 7 - 15 triệu/ tháng. Với kinh nghiệm từ 5 năm, lương nhân viên tư vấn tài chính có thể chạm mức 25 triệu/ tháng.

Nhân viên tư vấn tài chính có thể tối ưu thu nhập từ nhiều dự án khác nhau. Tổng thu nhập trung bình phổ biến của chuyên viên tài chính thâm niên dao động trong khoảng 50 triệu/ tháng.

Ngoài ra, tùy thuộc vào lĩnh vực hoạt động mà lương của nhân viên tư vấn tài chính có thể chênh lệch đáng kể.

Nhân viên tư vấn tài chính phổ biến nhất trong 2 lĩnh vực: ngân hàng và bảo hiểm nhân thọ với một số vị trí lương cao:

  • Chuyên viên tư vấn tài chính Shinhan Bank

  • Chuyên viên tư vấn tài chính Vietcredit

  • Chuyên viên tư vấn tài chính MSB

  • Chuyên viên tư vấn tài chính VPBank

  • Chuyên viên tư vấn tài chính cá nhân scb

  • Chuyên viên tư vấn tài chính cá nhân ncb

  • Chuyên viên tư vấn tài chính bảo hiểm nhân thọ Dai-ichi

Không thể phủ nhận rằng tài chính ngân hàng luôn biến động theo sự lên xuống thị trường, tuy nhiên đồng thời nó cũng là lĩnh vực ổn định như một “hằng số” ở vị trí cố hữu trong đời sống con người, đưa đến cơ hội việc làm tiềm năng không thể thay thế cho các chuyên viên tư vấn tài chính.

6.3. Nhân viên tư vấn chứng khoán

Tên gọi khác, công việc liên quan: nhân viên tư vấn chứng khoán, nhân viên môi giới chứng khoán, nhân viên tư vấn đầu tư chứng khoán, chuyên viên tư vấn tài chính và đầu tư chứng khoán, chuyên viên môi giới chứng khoán, nhân viên dịch vụ chứng khoán, nhân viên chăm sóc khách hàng chứng khoán, chuyên viên hỗ trợ khách hàng chứng khoán, …

Theo số liệu thống kê thu được từ lượt truy cập đăng tin tuyển dụng trên trang web Vieclam123.vn, mức lương cứng thấp nhất của nhân viên tư vấn chứng khoán hiện nay là 5 triệu/ tháng. Mức lương phổ biến từ 7,5 triệu/ tháng. Mức lương cao phổ biến khoảng 9 - 11 triệu/ tháng. 

Lương của chuyên viên tư vấn đầu tư chứng khoán có sự chênh lệch đáng kể phụ thuộc nhiều nhất vào 2 yếu tố: kinh nghiệm và doanh thu.

Tuy nhiên trong thực tế, hầu như rất ít chuyên viên tư vấn chứng khoán sống bằng lương cứng. Thu nhập chính của họ được đưa lại nhiều hơn từ % hoa hồng từ phí dịch vụ khách hàng, có thể tạm gọi là % doanh thu. 

Tổng thu nhập của một chuyên viên tư vấn đầu tư chứng khoán kinh nghiệm từ 7 năm hiện nay rơi vào khoảng 70 - 100 triệu/ tháng hoặc có thể cao hơn nữa. Do đó, chuyên viên tư vấn chứng khoán cũng được đánh giá là công việc có tính cạnh tranh gay gắt và phải nỗ lực rất nhiều. Hơn hẳn những ngành nghề khác, tư vấn chứng khoán phụ thuộc rất nhiều vào thị trường cũng như cơ hội kinh doanh.

6.4. Nhân viên tư vấn bất động sản

Chuyên viên tư vấn bất động sản chưa bao giờ hết hot về thu nhập. Mặc dù lương cứng của chuyên viên tư vấn bất động sản chỉ rơi vào khoảng 4 - 8 triệu/ tháng, thế nhưng tổng thu nhập thực tế của công việc này có thể lên đến 70, 80, 300 triệu/ tháng là điều hết sức bình thường để thấy rằng cơ hội thu nhập tư vấn bất động sản tốt đến mức nào. Người ta có thể làm giàu với nghề tư vấn bất động sản chỉ trong 3 tháng.

Tuy nhiên, bất động sản liên quan trực tiếp đến nhà đất - tài sản có giá trị lớn. Do đó tư vấn bất động sản không phải là dễ dàng. Người làm chuyên viên tư vấn bất động sản không chỉ phải có tố chất, năng lực thực tế, mà còn phải biết nắm bắt được cơ hội kinh doanh nhờ: nền tảng doanh nghiệp, vị trí kinh doanh, thị hiếu khách hàng, …

Chuyên viên tư vấn bất động sản phát triển nở rộ hơn bao giờ hết ở 2 thành phố trung tâm của cả nước: tp Hà Nội & tp HCM.

6.5. Nhân viên tư vấn du học

Top 10 công việc nhân viên tư vấn lương cao

Top 10 công việc nhân viên tư vấn lương cao

Việc làm tư vấn du học từ lâu đã trở thành ngành nghề có thu nhập rất tốt trong thị trường lao động việc làm Việt Nam. Với ngành nghề này, bạn có thể trở thành nhân viên tư vấn du học Hàn Quốc, nhân viên tư vấn du học Nhật Bản, nhân viên tư vấn du học Đài Loan, nhân viên tư vấn du học Đức, … hoặc nhân viên tư vấn du học tổng hợp với mức thu nhập từ 20 - 200 triệu/ tháng.

Cũng giống như các nghề tư vấn khác, tư vấn du học có thu nhập chủ yếu từ % hoa hồng vì trong thực tế, lương cứng của nhân viên tư vấn du học chỉ rơi vào khoảng 5,5 - 7,5 triệu/ tháng. 

Ngoài ra, tại các công ty tư vấn du học lâu năm, có uy tín, chế độ đãi ngộ nhân viên tốt cũng là một trong những yếu tố giúp tối ưu thu nhập của nhân viên tư vấn du học. Ví dụ như: trợ cấp, phụ cấp, bảo hiểm, ...

6.6. Nhân viên tư vấn bán hàng

Với công việc nhân viên tư vấn bán hàng, nhân viên tư vấn có thể làm ở bất kỳ công ty, doanh nghiệp, đơn vị kinh doanh nào. Nhân viên tư vấn có thể tư vấn bán hàng trực tiếp, tư vấn bán hàng online hoặc tư vấn đồng thời. Thu nhập chính của nhân viên tư vấn bán hàng chắc chắn được đưa lại từ doanh thu bán hàng.

Tùy từng lĩnh vực kinh doanh mà mức lương cũng như tổng thu nhập của nhân viên tư vấn bán hàng là không giống nhau. Nếu xét mặt bằng chung, lương cứng của nhân viên tư vấn bán hàng có thể chia thành các mức sau:

  • Mức lương khởi điểm: dao động từ 4,5 - 5,5 triệu/ tháng

  • Mức lương có kinh nghiệm phổ biến: khoảng 6 - 7 triệu/ tháng

  • Mức lương kinh nghiệm cao: khoảng 8 - 9 triệu/ tháng

Công thức tính lương áp dụng cho nghề tư vấn bán hàng: 

Thu nhập thực tế = lương cứng (lương cơ bản) + % doanh thu (hoa hồng) + trợ cấp, phụ cấp, bảo hiểm (nếu có)

6.7. Nhân viên tư vấn du lịch

Nhân viên tư vấn du lịch có mức thu nhập rất cao nhưng không ổn định và phụ thuộc nhiều vào thị trường.

Trong điều kiện bình thường hoặc vào mùa cao điểm, thu nhập của nhân viên tư vấn du lịch có thể dao động từ 25 - 50 triệu/ tháng. Ngoài ra với tính chất là ngành nghề có tính mở và năng động, tư vấn du lịch thậm chí có thể đạt tới mức thu nhập không thua kém gì tư vấn bảo hiểm nhân thọ, tư vấn tài chính và tư vấn bất động sản.

Tuy nhiên trong điều kiện có nhiều hạn chế như hiện nay, khi mà dịch bệnh (Covid) khiến du lịch chết đứng thì nhân viên tư vấn du lịch lại không có cơ hội việc làm ổn.

Nhân viên tư vấn du lịch còn được gọi là nhân viên bán tour.

6.8. Nhân viên tư vấn thegioididong

Nhân viên tư vấn thegioididong thực chất là nhân viên tư vấn bán hàng Thế giới di động.

Là đơn vị kinh doanh hàng đầu trong lĩnh vực bán lẻ điện thoại di động, thiết bị số, điện tử tiêu dùng, Thegioididong là thương hiệu của Công ty Cổ phần Thế giới di động, có doanh thu cực khủng mỗi năm, nhờ đó đưa lại thu nhập khá cao cho nhân viên tư vấn bán hàng.

Thu nhập trung bình của một nhân viên tư vấn bán hàng trong Thế giới di động rơi vào khoảng 25 triệu/ tháng. Tại những điểm kinh doanh xuất sắc hoặc nhân viên tư vấn xuất sắc, mức thu nhập tối ưu của nhân viên tư vấn bán hàng thegioididong có thể đạt đến 40 - 50 triệu/ tháng.

6.9. Nhân viên tư vấn môi trường

Mức lương khởi điểm của nhân viên tư vấn môi trường hiện nay rơi vào khoảng 6 - 8 triệu/ tháng. Mức lương cao khoảng 25 triệu/ tháng cho người đã có kinh nghiệm, có năng lực. Mức lương phổ biến nhất dao động từ 15 - 17 triệu/ tháng.

Việc làm tư vấn môi trường phát triển mạnh mẽ tại các thành phố lớn như TP HCM, TP Hà Nội hoặc trung tâm thành phố các tỉnh thành. Mức thu nhập có sự chênh lệch đáng kể theo:

  • Kinh nghiệm

  • Năng lực

  • Đơn vị hoạt động

  • Khu vực hoạt động

6.10. Nhân viên tư vấn tuyển sinh

Đứng cuối cùng trong top 10 công việc nhân viên tư vấn lương cao chính là nhân viên tư vấn tuyển sinh.

Với vị trí này, người lao động có thể nắm bắt cơ hội việc làm tại các trung tâm giáo dục - đào tạo, đơn vị trường cao đẳng/ đại học, trung tâm dạy nghề, … với tính tiềm năng và mức thu nhập được cho là ổn định.

Thu nhập trung bình của một nhân viên tư vấn tuyển sinh hiện nay là khoảng 10 triệu/ tháng.

Tại các trường lớn, đơn vị đào tạo kinh doanh tốt, trung tâm giáo dục có thương hiệu, tổng thu nhập của nhân viên tư vấn tuyển sinh có thể đạt đến 20 - 30 triệu/ tháng.

Không chỉ có cơ hội thu nhập tốt, nhân viên tư vấn tuyển sinh còn mở ra cơ hội việc làm giáo dục tiềm năng cho các bạn trẻ chưa có nhiều kinh nghiệm, xác định hoạt động lâu dài trong dịch vụ giáo dục. 

Cơ hội việc làm nhân viên tư vấn tuyển sinh phát triển rộng rãi ở nhiều tỉnh thành trên cả nước.

7. Tìm việc nhân viên tư vấn online trên trang web Vieclam123.vn

Trong rất nhiều cách tiếp cận việc làm nhân viên tư vấn nói riêng, bạn có thể sử dụng miễn phí dữ liệu tìm việc nhanh trên trang web Vieclam123.vn.

Địa chỉ trang web: https://vieclam123.vn/.

Tại đây, các bạn có thể tìm việc siêu tốc độ với chức năng tìm việc theo từ khóa hoặc tìm việc chính xác đến 100% với chức năng lọc việc.

- Tìm việc bằng từ khóa

Để sử dụng chức năng tìm việc theo từ khóa, các bạn chỉ cần tiếp cận đến giao diện chính của trang web, tiếp cận mục “Việc làm” và thao tác với thanh công cụ tìm kiếm tương tự như google. Tuy nhiên so với google, Vieclam123.vn với tính chất chuyên dụng trong cung ứng việc làm chắc chắn sẽ hỗ trợ tốt hơn cho người lao động dưới dạng tin đăng tuyển dụng chi tiết kèm theo bản mô tả công việc nhân viên tư vấn.

- Lọc việc

Khi tìm việc với từ khóa chính, nếu như kết quả tìm kiếm chưa khiến bạn hài lòng vì chưa thể phân loại mức lương chẳng hạn, thì bạn có thể tiếp tục thao tác tìm việc miễn phí với tính năng lọc việc.

Lọc việc sẽ hỗ trợ người lao động tìm việc theo nhu cầu về:

  • Mức lương 

  • Kinh nghiệm

  • Hình thức việc làm

  • Cấp bậc 

  • Khu vực làm việc 

- Tìm việc online trên website có ưu điểm gì so với các cách thức tìm việc truyền thống?

So với tìm việc trực tiếp, tìm việc online có lợi thế hơn hẳn về:

  • Cơ hội tiếp cận việc làm

  • Phạm vi tiếp cận

  • Tốc độ tìm kiếm

  • Tìm kiếm tại chỗ

  • Tìm việc miễn phí

  • Tính bảo mật thông tin

8. 3 bước tạo CV online nhân viên tư vấn trên trang web chỉ với 3 phút

Một CV xin việc là yếu tố không thể thiếu trong hồ sơ xin việc của người lao động hiện đại. Và đối với nhân viên viên tư vấn cũng vậy, cũng cần phải có một mẫu cv nhân viên tư vấn.

Cách nhanh nhất để tạo CV hiện nay là tạo CV online trên các trang thông tin điện tử. Tại đây, bạn có thể tạo CV miễn phí, dùng những mẫu CV được thiết kế sẵn theo những tiêu chí khoa học, chuyên nghiệp.

Vieclam123.vn hướng dẫn tạo CV online cho nhân viên tư vấn chỉ với 3 bước:

  • Bước 1: chọn mẫu CV “Tư vấn viên”

Truy cập trang web Vieclam123.vn => đăng ký tài khoản ứng viên (sử dụng gmail, đăng ký miễn phí trên https://vieclam123.vn/) => “Tạo CV” => “CV theo ngành nghề” => “Tư vấn viên” => “Dùng mẫu này”

  • Bước 2: cập nhật thông tin vào mẫu CV đã chọn

Cấu trúc CV thông dụng:

  • Thông tin liên hệ (họ và tên, ngày tháng năm sinh, số điện thoại liên hệ, email điện tử, địa chỉ liên hệ)

  • Trình độ học vấn (bằng cấp, chuyên môn)

  • Chứng chỉ (chứng chỉ nghiệp vụ, chứng chỉ ngoại ngữ, chứng chỉ tin học)

  • Kỹ năng (Kỹ năng cứng, kỹ năng mềm)

  • Kinh nghiệm

  • Hoạt động

  • Mục tiêu nghề nghiệp

  • Bước 3: hoàn tất CV

  • Tải CV lên trang: CV nhân viên tư vấn sẽ được lưu trong mục hồ sơ ứng viên. Tại đây, ứng viên có thể tự do truy cập, chỉnh sửa và bảo vệ thông tin của mình

  • Lưu CV về máy: nhân viên tư vấn có thể lưu CV ứng viên về thiết bị cá nhân (nên lưu về laptop cá nhân) => cho phép truyền đi các kênh thông tin khác, in ấn thành bản cứng hoặc gửi cho nhà tuyển dụng

9. Kết luận

Trên đây là bản mô tả công việc nhân viên tư vấn rất đầy đủ và chi tiết, được cập nhật mới nhất, chắc chắn sẽ hữu ích với bạn đọc trong tìm hiểu và tìm kiếm việc làm.

Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào liên quan đến công việc nhân viên tư vấn nói riêng, thông tin việc làm nói chung, bạn đọc vui lòng truy cập vào trang thông tin chính thức của Vieclam123.vn theo địa chỉ: https://vieclam123.vn/. Chúc các bạn thành công!

BÀI VIẾT LIÊN QUAN
đối phó nỗi sợ hãi trong quá trình phỏng vấn
Tìm hiểu lý do và cách đối phó nỗi sợ hãi trong quá trình phỏng vấn
Chúng ta cần phải làm gì để đối phó nỗi sợ hãi trong quá trình phỏng vấn? Nỗi sợ hãi sẽ gây ra những điều gì và nguyên nhân của nỗi sợ hãi đó là gì? Hãy cùng tìm hiểu chi tiết với vieclam123.vn qua bài viết dưới đây.

Kế toán bán hàng xin việc
Cách thức chuẩn bị giúp ứng viên Kế toán bán hàng xin việc hiệu quả
Nhu cầu của công việc Kế toán bán hàng hiện nay như thế nào? Kế toán bán hàng xin việc cần những tố chất gì? Khi xin việc, Kế toán bán hàng cần chuẩn bị những gì? Hãy cùng bài viết sau đây của vieclam123.vn khám phá.

câu hỏi phỏng vấn Nhân viên kinh doanh vé máy bay
Khám phá trọn bộ câu hỏi phỏng vấn Nhân viên kinh doanh vé máy bay
Làm cách nào để chuẩn bị các câu hỏi phỏng vấn Nhân viên kinh doanh vé máy bay để trả lời một cách hiệu quả? Đặt câu hỏi thông minh trong buổi phỏng vấn đối với vị trí Nhân viên Kinh doanh vé máy bay như thế nào? Hãy cùng vieclam123.vn tìm hiểu.

câu hỏi phỏng vấn Nhân viên kinh doanh tour
Trọn bộ câu hỏi phỏng vấn Nhân viên kinh doanh tour và cách trả lời
Tìm hiểu về những câu hỏi phỏng vấn Nhân viên kinh doanh tour thường gặp nhất và cách trả lời những câu hỏi này theo hướng đi có thể gây ấn tượng với Nhà tuyển dụng thông qua bài viết dưới đây của vieclam123.vn.