Trong thời gian gần đây, dòng nhạc lo-fi trở nên thịnh hành hơn rất nhiều. Người nghe tìm đến những bản nhạc lo-fi để có thể được hòa mình vào những giai điệu du dương, nhẹ nhàng, sâu lắng và mang đến cảm giác vô cùng thư giãn. Nghe nhiều là vậy, thế nhưng, bạn đã biết được nhạc lofi là gì hay chưa? Hãy cùng tìm hiểu về nhạc lo-fi qua bài viết dưới đây để trở thành một người nghe nhạc sành sỏi hơn nhé!
MỤC LỤC
Nhạc lo-fi hay nhạc lofi hiện tại đã có trên tất cả các mặt trận âm nhạc như Youtube, Zing mp3, Nhaccuatui hay Spotifi,... Điều này cho thấy được sự phổ biến cũng như sự quan tâm của công chúng đối với dòng nhạc này.
Vậy, nhạc lofi là gì?
Thực tế thì nhạc lo-fi chính là những bản nhạc chất lượng thấp. Lo-fi được hiểu là từ viết tắt của “low-fidelity”. Những bản nhạc này có thể bị mắc một số lỗi như sai nốt, âm méo, nhiễu âm nhiều,... Những lỗi này có thể được tạo ra một cách có chủ đích trong quá trình thu âm hoặc trình diễn hoặc tự thu bằng các thiết bị rẻ tiền,....
Đặc trưng của nhạc lo-fi chính là chất analog cũng như sự méo âm, nó mang đến cảm giác một chút hoài niệm và khiến cho bài hát trở nên gần gũi hơn đối với người nghe. Từ đó tạo được dấu ấn riêng cho bản nhạc trong lòng khán giả.
Trái ngược với dòng nhạc chất lượng cao là “hi-fi” thì lo-fi có một chất lượng âm thanh không hề tốt. Nhưng cảm giác mà nó mang lại thì cực kỳ riêng biệt vói sự bay bổng và thư giãn hơn cho người nghe. Những bản nhạc lo-fi có thể là có lời hoặc không lời, tuy nhiên, vẫn khiến cho khán giả cực kỳ yêu thích.
Chính vì những điều này mà nhạc lo-fi đã dần trở thành xu hướng nghe nhạc của công chúng. Các nền tảng trực tuyến với những bản nhạc lo-fi không lời luôn nhận được những lượt view cao và trào lưu lo-fi chill cũng được trở nên phổ biến hơn.
Sự nổi tiếng gần đây của dòng nhạc lo-fi sẽ khiến nhiều người cho rằng đây là một dòng nhạc mới. Thế nhưng, sự thật là nhạc lo-fi đã xuất hiện từ rất lâu rồi.
Bắt đầu từ năm 1980, những định nghĩa về nhạc lo-fi đã dần được xuất hiện. Người ta liên tưởng lo-fi với những văn hóa cassette, indie rock hay là tiền đề cho dòng nhạc hoài niệm,... Đến năm 1986, thuật ngữ lo-fi đã trở nên phổ biến hơn bởi sự tác động của DJ William Berger.
Những nghệ sĩ đầu tiên của dòng nhạc lo-fi có thể kể đến như The Beach Boys, Paul McCartney, Beck Hansen,....
Nhắc tới dòng nhạc lo-fi đang cực kỳ thịnh hành này thì ta có thể kể đến những đặc điểm nổi bật của lo-fi như sau:
Hiệu ứng âm thanh chính là một trong những dấu hiệu nhận biết và là nét đặc trưng không thể nhầm lẫn của dòng nhạc lo-fi. Thông qua việc nhận biết những hiệu ứng này, người nghe sẽ có thể biết được bản nhạc đó có phải là thuộc nhạc lo-fi hay không.
Các đặc điểm trong hiệu ứng âm thanh của nhạc lo-fi có thể được kể đến như:
- Sự bóp méo của âm thanh: Đây có lẽ là đặc điểm dễ nhận thấy nhất trong các bản nhạc lo-fi. Sự bóp méo về chất lượng âm thanh trong qúa trình thu âm hay sự lệch trong cao độ của nốt đã khiến cho bản thu gặp một vài lỗi hay sự cố nhất định. Tuy nhiên, việc tạo lỗi một cách có chủ đích này giúp bài hát có được điểm nhấn riêng để động đến cảm xúc của khán giả.
- Các tạp âm được giữ nguyên: Rất nhiều bản nhạc lo-fi được tạo ra với việc không hề lọc đi tạp âm. Do vậy mà tiếng xe cộ, tiếng nói chuyện hay bất cứ âm thanh quen thuộc nào cũng có thể xuất hiên trong bản nhạc. Và chính những tạp âm đó đã tạo nên sự gần gũi hơn với khán giả, khiến cho họ như đang đắm chìm trong chính thế giới mà bản nhạc mang lại.
Sự phát triển của dòng nhạc lo-fi đối với công chúng giống như sự lay lan của virus vậy, vừa nhanh lại vừa tác động lớn tới số đông. Ban đầu, số người quan tâm tới nhạc lo-fi chỉ là một nhóm nhỏ, dần dần, con số ấy đã khó mà có thể nắm bắt hay thống kê được.
Điều này không chỉ bởi bản chất của nhạc lo-fi mà dòng nhạc này đã có sự thay đổi một cách tích cực hơn để phù hợp với thời đại nhưng vẫn giữ cho mình được những nét đặc trưng riêng biệt. Do vậy mà nhạc lo-fi có sự phù hợp với đa dạng các đối tượng khác nhau.
Minh chứng rõ nhất chính là hầu hết các nền tảng âm nhạc, video trực tuyến đều có sự xuất hiện của nhạc lo-fi và số lượng người nghe cũng vô cùng cao. Không hề kém cạnh so với những bản nhạc hi-fi hiện nay.
Không phải tự nhiên mà dòng nhạc lo-fi được yêu thích và được quan tâm nhiều bởi công chúng. Thực tế thì việc nghe nhạc lo-fi cũng đem lại một số lợi ích nhất định.
- Giúp bạn có tinh thần thoải mái và thư giãn hơn
Trong quá trình học tập hay trước khi đi ngủ thì việc thư giãn, thả lỏng tinh thần là rất cần thiết. Điều này giúp bạn có thể thoải mái hơn trước khi chìm vào giấc ngủ và có một giấc ngủ sâu cũng như ngon hơn.
Các bản nhạc lo-fi thường có tiết tấu nhẹ nhàng, du dương và có chút hoài niệm, lắng đọng. Do vậy mà bạn sẽ cảm thấy nhẹ nhàng hơn, tinh thần được giải tỏa tốt hơn và khả năng tập trung cho việc học tập cũng được nâng cao.
- Giúp bạn có một sự tỉnh thảo và giảm căng thẳng
Nếu như bạn đang ở một tâm trạng căng như dây đàn hoặc vô cùng mất bình tĩnh thì những bản nhạc lo-fi sẽ là cứu tinh của bạn. Với sự sâu lắng, chầm chậm và lắng đọng của mình, lo-fi giúp người nghe có cảm giác thư thái hơn, ý nghĩ được thông suốt hơn và bạn có thể bình tĩnh để suy xét các vấn đề cũng như giảm bớt được áp lực cho chính mình.
- Tăng sự tập trung cho não bộ
Một trong những thói quen của nhiều bạn đó là vừa học vừa nghe nhạc hay vừa đọc sách vừa nghe nhạc. Tuy nhiên, không phải thể loại nhạc nào cũng phù hợp với quá trình cần có sự tập trung này.
Nhạc lo-fi rất thích hợp cho việc kích thích sóng của não bộ, giúp chúng ta tập trung hơn cho công việc và học tập. Nhạc lo-fi chủ yếu là nhạc không lời, do đó mà bạn có thể không bị xao nhãng hay bị phân tâm bởi những lời nói hay âm thanh khác.
Nếu bạn đang muốn tìm kiếm và lắng nghe được những bản nhạc lo-fi hay thì bạn có thể tìm kiếm những kênh sau đây trên Youtube để thưởng thức.
- Kênh Chillhop music
Chillhop music được biết đến là một kênh cung cấp các bản nhạc lo-fi chất lượng nhất. Chủ kênh này chính là Bas van Leeuwen và anh thường có những buổi phát sóng trực tiếp để những người theo dõi kênh của mình và cộng đồng người yêu nhạc lo-fi có thể lắng nghe những bản nhạc hay nhất.
Những bản nhạc lo-fi trên Chillhop music thường khá nhẹ nhàng và dễ gây nghiện. Chính sự mộc mạc, dịu êm này đã khiến người nghe cản thấy vô cùng chill khi hòa mình vào những âm thanh này.
- Kênh ChilledCow
Dmitri là người đã tạo kênh ChilledCow và bắt đầu phát sóng trực tiếp những bản nhạc lo-fi vào năm 2017.
Với việc lựa chọn dòng nhạc hiphop lo-fi, kênh của Dmitri nhận được rất nhiều sự quan tâm từ phía công chúng. Cùng với đó là việc sử dụng hình ảnh của một cô gái đang học bài đã giúp Dmitri trở nên đặc biệt hơn với kênh của mình trong lòng khán giả yêu nhạc lo-fi. Và cô gái này đã trở thành một "lo-fi girl" cũng như là hình ảnh đại diện của Dmitri trong cộng đồng người yêu nhạc lo-fi.
- Kênh College music
Được tạo lập bởi Luke Pritchard và Johnny Laxton vào năm 2013, khi cả hai mới chỉ 13 tuổi, thế nhưng, kênh của cả 2 đã nhanh chóng thu hút được khán giả và có hơn 1 triệu người đăng ký. Chính điều này đã trở thành động lực để cả 2 có cho mình một hãng thu âm riêng.
Chủ đề của những bài nhạc lo-fi mà cả 2 hướng đến là những bản nhạc jazz mang giai điệu của mùa hè và tăng sự tập trung của người nghe trong quá trình học tập và làm việc.
- Kênh Powful
Một trong những kênh tạo được dấu ấn trong thời gian gần đây chính là Powful. Với bản nhạc “coffee forr your head”, Powful đã chễm chệ ở vị trí thứ 23 trên bảng xếp hạng Billboard hot 100. Đây là điều mà không phải bất cứ tân binh lo-fi nào cũng có thể đạt được, nhất là với bản nhạc hiphop lo-fi như vậy.
Có thể thấy rằng, nhạc lo-fi là một dòng nhạc mang đến những trải nghiệm cực khó quên trong lòng người nghe khi nó đánh trúng vào tâm trạng cũng như dễ dàng tiến tới trái tịm của khán giả một cách dễ dàng hơn. Và hy vọng, bài viết đã gửi tới bạn thông tin đầy đủ nhất về nhạc lofi là gì, dòng nhạc đang rất thịnh hành trong thời gian này. Nếu như bạn đang cần một liều thuốc cho tâm hồn hay muốn có một sự tập trung hoặc thư giãn để thả lỏng đầu óc thì hãy bật cho mình một bản nhạc lo-fi nhé!
Tết Hàn Thực là gì? Nguồn gốc và tục lệ trong ngày tết Hàn Thực của Việt Nam ra sao? Tết Hàn Thực là của Việt Nam hay Trung Quốc? Hãy cùng đi tìm đáp án qua bài viết dưới đây nhé!
MỤC LỤC
Chia sẻ