Nhạc giao hưởng mang sắc đẹp vĩnh hằng của âm nhạc cổ điển, được mệnh danh là “nữ hoàng của vương quốc âm nhạc”. Khi biểu diễn nhạc giao hưởng, nhạc công sử dụng rất nhiều loại đàn khác nhau và thưởng biểu diễn ở sân khấu, phòng hòa nhạc lớn. Vậy nhạc giao hưởng là gì? Cùng tìm hiểu các thông tin về dòng nhạc giao hưởng qua bài viết bên dưới nhé!
MỤC LỤC
Nhạc giao hưởng hay Symphonic music, với ý nghĩa là hòa hợp âm hưởng trong tiếng Hy Lạp, là loại nhạc du dương, trầm bổng, có nhiều sắc thái âm nhạc khác nhau và thường được các dàn giao hưởng biểu diễn. Thông thường, nhạc giao hưởng thường được trình bày trong các phòng hòa nhạc lớn hoặc tại những sân khấu, hội trường lớn.
Được kết hợp từ nhiều loại nhạc cụ khác nhau, từng loại nhạc cụ sẽ mang đặc trưng riêng với âm sắc khác biệt, tạo nên một bản nhạc cổ điển thú vị. Người nghe sẽ cảm nhận được sự muôn vẻ, muôn màu phong phú của bản nhạc nhờ sự kết hợp và hòa trộn giữa nhiều âm thanh của các loại nhạc cụ trong nhạc giao hưởng.
Ngoài ra, nhạc giao hưởng còn được chia thành nhiều loại khác như thơ giao hưởng, tổ khúc giao hưởng, liên khúc giao hưởng, ouverture, côngxectô, fantaisie giao hưởng hay rhapsodie…
Sau khi đã biết được nhạc giao hưởng là gì, chúng ta cùng tìm hiểu bộ nhạc cụ chính được sử dụng trong nhạc giao hưởng nhé!
Đàn dây là nhạc cụ chiếm nhiều nhất trong dàn nhạc giao hưởng và dùng đàn này để chơi những giai điệu chính trong dàn nhạc. Bộ đàn dây có vai trò rất quan trọng, thường ở trước nhạc trưởng và giúp dàn nhạc giao hưởng giữ vị trí then chốt. Khi nghe nhạc giao hưởng, âm thanh chủ yếu mà bạn nghe thấy chính là âm thanh được chơi bởi đàn dây, đây cũng là bộ nhạc có duy nhất có thể đảm nhận được tất cả hòa thanh trong bản nhạc.
Sở hữu kỹ thuật đa dạng, các nhạc cụ trong bộ dây này có sự liên kết chặt chẽ với nhau và tạo nên một âm sắc hài hòa. Các loại đàn dây chỉ khác về kích cỡ và có cấu tạo tương tự nhau. Người ta sẽ dùng vĩ (Archet) để tạo ra âm thành bằng cách tác động vào dây đàn. Đôi khi, đàn hạc cầm (đàn Harp) là loại nhạc khí bổ sung nhưng cũng sẽ được đưa vào trong bộ dây của dàn nhạc.
Đàn Vi-ô-lông thường đảm nhận giai điệu chính với âm khu cao nhất và là loại nhạc cụ không thể thiếu trong các buổi biểu diễn nhạc giao hưởng. Loại đàn này nếu so sánh về mặt kỹ thuật thường được mọi người đánh giá cao và có thể biểu diễn ra nhưng âm sắc giàu tình cảm, sắc thái. Bên cạnh đó, đàn Violin còn đảm nhận vai trò giai điệu trong bản nhạc vì có đặc tính âm khu cao nhất.
Trong dàn nhạc giao hưởng, có hai nhóm Violin chính là nhóm Violin I và nhóm Violin II.
- Nhóm Violin I: Nhóm Violin I thường được sử dụng để chạy các giai điệu với nhiều tốc độ khác nhau và được nhận xét là tạo ra âm chất thuần nhất, có vai trò đảm nhiệm giai điệu vững vàng và độc lập.
- Nhóm Violin II: Nhóm này thường mang tính chất phụ họa, thường dùng để đi bè hòa âm và có nhiệm vụ chính là đi các âm hình tiết tấu, hòa âm, kết hợp với các nhạc khí cùng bộ.
Cấu trúc và hình dáng gần giống như đàn Violin, thế nhưng đàn Viola có kích thước lớn hơn và thường dùng để chơi các âm hình, có vai trò phụ họa, giúp các bè hòa âm đầy đủ. Có thể chơi đàn Viola bằng cách kỹ thuật như Violin, tuy vậy độ linh hoạt sẽ không thể bằng Violin. Viola có nhiệm vụ chính là có khả năng phụ họa, cầu nối giữa đàn Cello và Violin.
Đàn Violoncelle (Vi-ô-lông-xen) hay Cello (Xel-lô) là loại đàn có kích thước khá lớn, thường đặt đứng và có chân chống để giữ vững đàn. Chức năng chính của đàn Cello là làm bè trầm cho dàn nhạc giao hưởng khi biểu diễn.
Tương đương như đàn Violin, Cello có nhiệm vụ vô cùng quan trọng và âm sắc gần giống với Violin. Thế nhưng, Cello có ưu điểm nổi bật hơn đó là mang âm sắc phù hợp với các giọng hát trầm, nam tính, đa dạng về kỹ thuật và diễn tả các cảm xúc sâu sắc dễ dàng.
Contrabass (Công-tra-bát) hay Doublebass là loại đàn dùng làm bè trầm cho cả dàn nhạc vì có âm thanh trầm nhất trong bộ dây và kích thước của khí nhạc lớn nhất. Đàn Contrabass không cần những công cụ khác hỗ trợ khi đi bè trầm, thường kết hợp với các nhạc khí trầm của bộ đàn nào đó, ví dụ như kết hợp với Cello cách 1 quãng 8.
Contrabass khi đi giai điệu có giai điệu nghiêm trang, chậm rãi, có nhiều màu sắc tối tăm, kịch tính và đe dọa.
Khi nhắc tới nhạc giao hưởng là gì, nhạc trưởng (Conductor) chính là nhân vật quan trọng, là linh hồn của cả dàn nhạc. Để một bản nhạc giao hưởng thành công, nhạc trưởng đóng vai trò vô cùng quan trọng, điều tiết, giữ nhịp độ của các bè nhạc cụ, chỉ huy dàn nhạc và truyền tới nhạc công những cảm xúc lớn mạnh.
Công việc của nhạc trưởng trong giai đoạn chuẩn bị sẽ mang tính cá nhân, họ cần phải tiết nhận từng bài nhạc, ghi nhớ, hiểu rõ bản chất âm nhạc và hòa âm của tác phẩm. Tiếp đó, nhạc trưởng sẽ chỉ huy các nhạc công tập luyện các bài hát và tổng duyệt dàn nhạc.
Trong quá trình dàn nhạc giao hưởng biểu diễn, nhạc trưởng sẽ là người chỉ huy toàn bộ dàn nhạc bằng các động tác tay của mình, chỉ huy về nhịp độ giúp các nhạc cụ thực hiện lần lượt đúng thứ tự và để các nhạc cụ biểu đạt đúng, kết hợp nhuần nhuyễn với các nhạc cụ khác thì cần chỉ dẫn về sắc thái…
Nhạc trưởng sẽ cầm chiếc đũa chỉ huy (Baton) ở giữa bằng tay phải và thể hiện hình nhịp khác nhau tùy theo số chỉ nhịp của bản nhạc. Ngoài chức năng điều chỉnh các nhịp giống tay phải, tay trái còn có vai trò là là giúp người chỉ huy biểu lộ “nhạc cảm”.
Người chỉ huy dàn nhạc cần phải có phản xạ nhanh, có khả năng nghe, nhìn được tốt và có kỹ năng truyền tải cảm xúc của bản thân tới các nhạc công. Những kỹ năng này là kỹ năng cần phải có của một nhạc trưởng, nếu không họ sẽ không thể dẫn dắt và chỉ huy dàn nhạc mà chỉ đơn thuần là đánh nhịp giống như một cái máy.
Đôi khi, nhạc công có thể kiêm luôn vai trò của nhạc trưởng trong các dàn nhạc nhỏ thính phòng, thế nhưng với dàn nhạc giao hưởng lớn thì không thể. Nhạc trưởng trong nhạc kịch thường cần có hai người, để hợp xướng, chỉ đạo dàn nhạc và chỉ đạo phần hát của ca sĩ.
Trên đây là khái niệm nhạc giao hưởng là gì và một số thông tin về nhạc giao hưởng. Đây là loại nhạc có nhiều âm sắc khác nhau, mang tới cho người nghe những giai điệu tuyệt vời và nhiều âm thanh thu hút. Tuy nhiên, với những người chưa từng nghe nhạc giao hưởng thì sẽ khá khó để cảm thụ vì dòng nhạc này khá kén người nghe. Ở Việt Nam, số lần nhạc giao hưởng biểu diễn trong một năm khá ít và có giá vé khá cao. Do đó, nếu muốn thưởng thức loại âm nhạc này, bạn hãy theo dõi các trang web hay diễn đàn về nhạc giao hưởng để không bỏ lỡ cơ hội thưởng thức nhé!
Trong dàn nhạc giao hưởng, đàn Cello dùng để phối bè những âm thanh trầm trong dàn nhạc. Vậy đàn Cello là gì? Để hiểu rõ các thông tin về đàn Cello, hãy nhanh tay truy cập đường link dưới đây nhé!
MỤC LỤC
Chia sẻ