close
cách
cách cách cách cách cách

Cách trả lời nguyên nhân nghỉ việc khi phỏng vấn khéo léo nhất

image

CHIA SẺ BÀI VIẾT

Câu hỏi về nguyên nhân nghỉ việc ở công ty cũ luôn là một trong những câu hỏi hóc búa khiến nhiều ứng viên cảm thấy bối rối. Trả lời câu hỏi nguyên nhân nghỉ việc khi phỏng vấn như thế nào sao cho khéo léo nhất. Theo dõi những cách trả lời được chia sẻ ngay dưới đây của Vieclam123.vn nhé.

1. Vì sao nhà tuyển dụng quan tâm nguyên nhân nghỉ việc của ứng viên?

Nhà tuyển dụng cần chắc chắn rằng ứng viên có những lí do chính đáng khi tìm kiếm một công việc mới. Điều này đảm bảo công ty sẽ không dính phải những căng thẳng, mâu thuẫn nếu chẳng may bạn nghỉ việc ở công ty cũ vì lí do bất hợp pháp nào đó.

Ngoài ra, nhà tuyển dụng qua câu trả lời của bạn còn đánh giá được mức độ nghiêm túc và khả năng gắn bó với công việc của bạn trong tương lai. Nhà tuyển dụng sẽ luôn dựa vào câu trả lời của bạn mà tự hỏi “ Liệu trong tương lai bạn có nghỉ việc ở công ty của họ với lý do tương tự hay không”.

Qua lí do nghỉ việc của bạn, nhà tuyển dụng sẽ biết được mong muốn của bạn là gì, từ đó xem xét khả năng công ty có thể đáp ứng được yêu cầu của bạn. 

nguyên nhân nghỉ việc khi phỏng vấn

Vì sao nhà tuyển dụng quan tâm nguyên nhân nghỉ việc của ứng viên?

2. Trả lời nguyên nhân nghỉ việc khi phỏng vấn khéo léo nhất

Để đưa ra câu trả lời khôn khéo khiến nhà tuyển dụng cảm thấy hợp lí và yên tâm, bạn chỉ nên trung thực một cách tương đối. 

Không nên đưa ra những lí do quá “thực tế” như:

  • Nghỉ việc do chán làm việc ở công ty cũ

  • Nghỉ việc do căng thẳng với sếp và cấp trên

  • Nghỉ việc do lương thấp, chế độ đãi ngộ kém

  • Nghỉ việc do “tự dưng thích”

  • Công việc quá tải, không thể hoàn thành KPI, nhiệm vụ được giao

  • Bị đuổi việc

  • Công việc nhàm chán, không còn tính thử thách

Những lí do này khá khó chấp nhận và khiến hình ảnh của bạn trong mắt nhà tuyển dụng bị xấu đi ít nhiều.

nguyên nhân nghỉ việc khi phỏng vấn

Vì sao bạn lại rời bỏ công việc cũ để ứng tuyển cho chúng tôi?

Một số nguyên nhân nghỉ việc được xem là phù hợp nhất như:

  • Muốn thay đổi môi trường làm việc để phát triển bản thân

  • Muốn tìm một công việc có mức lương và chế độ đãi ngộ tốt hơn

  • Công ty cũ ngừng hoạt động, phá sản

  • Cảm thấy bản thân không được đánh giá đúng khả năng

  • Nghỉ việc ở công ty cũ vì lí do gia đình, lý do cá nhân (cụ thể lí do)

  • Thay đổi nơi ở nên tìm một công việc gần nơi ở hơn

  • Muốn thử sức ở một lĩnh vực khác

  • Công ty bạn quá thu hút đối với tôi nên tôi muốn thử sức mình

  • Vị trí công ty đang tuyển dụng phù hợp với định hướng tương lai của tôi

nguyên nhân nghỉ việc khi phỏng vấn

Cách trả lời nguyên nhân nghỉ việc khi phỏng vấn khéo léo nhất

Hãy cố gắng đưa ra những câu trả lời khách quan, tích cực. Tránh những câu trả lời có tính than phiên về sếp, đồng nghiệp cũ. Cũng không nên đưa ra những câu trả lời quá chung chung vì nó có thể khiến nhà tuyển dụng đánh giá bạn không trung thực.

Nghe có vẻ khá khó khăn khi trả lời câu hỏi này nhưng nếu ứng viên biết cách trả lời một cách khéo léo, trung thực thì đây chính là cơ hội để tạo điểm khác biệt giữa bạn và ứng viên khác, phần nào thuyết phục nhà tuyển dụng lựa chọn bạn là ứng viên tiềm năng và có khả năng gắn bó lâu dài với công ty của họ. 

3. Có nên đề cập đến nguyên nhân nghỉ việc trong CV?

Câu trả lời là Không. Thường câu hỏi về lý do nghỉ việc sẽ được nhà tuyển dụng hỏi ứng viên ở vòng phỏng vấn. 

Trong khi viết CV, bạn chủ yếu giới thiệu về bản thân, kinh nghiệm, kỹ năng, học vấn để thu hút nhà tuyển dụng. CV nên chứa những thông tin tích cực thay vì đi quá sâu vào đời sống cá nhân của bạn.

Để có thể viết được những CV chất lượng nhất, bạn có thể tham khảo trên website Vieclam123.vn. Chỉ với 1 vài bước đơn giản, bạn đã có được CV ưng ý, chinh phục nhà tuyển dụng từ những ánh nhìn đầu tiên rồi.

Hy vọng với những chia sẻ trên đây của Vieclam123.vn, bạn sẽ biết cách trả lời câu hỏi về nguyên nhân nghỉ việc khi phỏng vấn khéo léo nhất. Chúc các bạn bình tĩnh, tự tin và suôn sẻ vượt qua vòng phỏng vấn để có công việc như ý.

BÀI VIẾT LIÊN QUAN
cửa hàng nhượng quyền là gì
Cửa hàng nhượng quyền là gì và cách xây dựng cửa hàng nhượng quyền?
Bạn muốn mở rộng mô hình kinh doanh của mình bằng cửa hàng nhượng quyền? Bạn không biết cửa hàng nhượng quyền là gì? Bạn không biết xây dựng cửa hàng nhượng quyền như thế nào? Cùng vieclam123.vn tìm hiểu sau đây nhé!

Brand health là gì
Brand health là gì? Cách thức đo lường và cải thiện Brand health.
Brand health (sức khỏe thương hiệu) là một trong những yếu tố quan trọng nhất đánh giá sự phát triển của thương hiệu doanh nghiệp. Vậy Brand health là gì? Đo lường như thế nào?, chúng ta cùng vieclam123.vn tìm hiểu sau đây nhé!

quản lý là làm gì
Quản lý là làm gì? Vai trò quan trọng của quản lý trong tổ chức
Quản lý là làm gì? Quản lý là một bộ phận phận quan trọng trong bất kỳ tổ chức nào, với vai trò kiểm soát hoạt động và định hướng kế hoạch phát triển.

Ngành điện điện tử làm gì
Ngành điện điện tử làm gì? Lý do bạn nên học ngành điện điện tử?
Ngành điện điện tử làm gì? Ngành điện điện tử là ngành học vô cùng hữu ích và áp dụng thực tế rất nhiều. Chương trình học vô cùng bài bản và chuyên sâu.