Ngắn mạch có thể khiến cho các thiết bị điện dừng hoạt động một cách đột ngột hoặc dẫn đến cháy nổ đường dây điện. Cùng từ những dấu hiệu trên mà người ta phán đoán mạch điện xảy ra hiện tượng ngắn mạch. Vậy ngắn mạch là gì? Nguyên nhân của hiện tượng ngắn mạch đến từ đâu? Tham khảo bài viết sau đây để hiểu biết hơn về nguyên nhân và cách kiểm tra ngắn mạch nhé!
MỤC LỤC
Hiện tượng ngắn mạch còn có một cách gọi khác là hiện tượng đoản mạch. Đây là hiện tượng không hiếm gặp, đặc biệt là trong những hệ thống điện phức tạp.
Xuất phát từ một số sự cố như rò rỉ điện, dây điện bị đứt… dòng điện không di chuyển theo đúng cách bố trí của mạch điện mà lại di chuyển theo một lộ trình ngắn hơn, từ đó dẫn đến hiện tượng ngắn mạch.
Ngắn mạch khiến cho mạch điện không thực hiện được đứng chức năng theo như đã thiết kế ban đầu. Một nguyên nhân khác dẫn đến hiện tượng ngắn mạch đó là dây nóng tiếp xúc với dây trung tính. Lúc này điện trở của dòng điện bị giảm xuống, khiến cho cường độ dòng điện đột ngột tăng lên cao và di chuyển theo lộ trình khác biệt so với lộ trình đã định sẵn.
Biểu hiện dễ nhận thấy nhất khi hiện tượng ngắn mạch xảy ra đó là những tiếng nổ lộp bộp hoặc chập điện. Ngắn mạch có thể trực tiếp làm hỏng các thiết bị điện đang kết nối với mạch điện đó. Ngoài ra, cường độ dòng điện tăng cao còn gây ra cháy nổ vỏ dây điện do nhiệt độ tăng cao đột ngột, thậm chí có thể ảnh hưởng đến những đoạn mạch khác trong mạch điện tổng.
Do vậy mà nguyên tắc khắc phục ngắn mạch đó là cô lập vùng mạch điện xảy ra hiện tượng này, sau đó nhanh chóng sửa chữa. Nếu không sửa chữa kịp thời thì những thiệt hại do ngắn mạch gây ra không chỉ đơn thuần về phương diện kinh tế, mà còn liên quan đến sự an toàn của người sử dụng điện.
Sau khi tìm hiểu ngắn mạch là gì, bạn đã hiểu được bản chất của hiện tượng này và những hậu quả có thể xảy ra. Vậy ngắn mạch có những loại nào? Đâu cũng là một kiến thức cần thiết mà bạn nên tìm hiểu bởi nó liên quan trực tiếp đến cách kiểm tra và khắc phục sự cố ngắn mạch.
- Ngắn mạch 1 pha chạm đất: Loại ngắn mạch này xảy ra khi một pha bị chập đất hoặc cũng có thể là do dây trung tính bị chập.
- Ngắn mạch 3 pha: Sự cố ngắn mạch này xảy ra chủ yếu do các dây dẫn điện 3 pha bị chập hoặc tiếp xúc với nhau.
- Ngắn mạch 2 pha: Đúng như tên gọi, ngắn mạch 2 pha xuất phát từ nguyên nhân do 2 pha chập nhau.
- Ngắn mạch 2 pha chạm đất: Tương tự như ngắn mạch 1 pha chạm đất, chỉ khác là trong trường hợp này cả 2 pha đều chạm đất cùng một lúc.
Theo như các chuyên gia trong lĩnh vực điện thì loại ngắn mạch nguy hiểm nhất chính là ngắn mạch 3 pha.
Ngắn mạch có thể dẫn đến hỏng hóc các dụng cụ, thiết bị đang kết nối trực tiếp với mạch điện. Bởi vậy khi hiện tượng ngắn mạch xảy ra cần phải được nhanh chóng kiểm tra và khắc phục. Việc kiểm tra và khắc phục ngắn mạch được thực hiện theo trình tự sau đây.
Nguyên tắc chung là cần cô lập vùng mạch xảy ra ngắn mạch để sửa chữa. Muốn làm được điều này thì trước tiên cần xác định chính xác vị trí xảy ra ngắn mạch. Nếu ngắn mạch xảy ra trong hệ thống điện đi trên đất thì có thể dựa vào vị trí bỏng để xác định vị trí xảy ra ngắn mạch.
Trong trường hợp còn lại, bạn có thể xác định vị trí ngắn mạch thông qua bảng điều khiển chính. Tại những vị trí mà đèn báo hiệu chuyển sang màu đỏ hoặc màu cam là những vị trí bị ngắn mạch.
Việc kiểm tra dây nguồn của thiết bị điện có thể được thực hiện trực quan bằng mắt thường, tuy nhiên để đảm bảo chính xác thì bạn nên sử dụng ampe kìm hoặc đồng hồ vạn năng để đo điện áp và điện trở của mạch điện hoặc kiểm tra dây nguồn.
Vị trí kiểm tra thường là vị trí vị nóng chảy hoặc cháy khét trên dây điện, vị trí phát hiện ra rò điện hoặc vị trí dây dẫn có điện áp không bình thường. Nếu bạn sử dụng đồng hồ vạn năng để kiểm tra mà kết quả đo được trùng với thông số của mạch điện thì bạn có thể yên tâm và kiểm tra ở các vị trí khác.
Để kiểm tra dây nguồn, trước tiên bạn hãy rút dây nguồn của thiết bị ra, sau đó mở công tắc nguồn. Trường hợp không phát hiện điều gì khác lạ trong hoạt động của các thiết bị điện thì có nghĩa là đoạn mạch đó không bị ngắn mạch. Nếu sau khi khởi động lại công tắc nguồn mà thiết bị vẫn không hoạt động thì đoạn mạch đó đã bị hỏng và cần được sửa chữa.
Lúc này, bạn làm tương tự như thao tác kiểm tra đã thực hiện trong bước trên, lần lượt bật từng công tắc của bóng đèn hoặc thiết bị điện. Tại công tắc của thiết bị nào làm cho hệ thống bị ngắt mạch thì đó chính là đoạn mạch đang bị ngắn mạch và cần được sửa chữa. Nếu không có kinh nghiệm thì bạn nên nhờ đến sự trợ giúp của thợ điện.
Bạn đã tìm hiểu ngắn mạch là gì và những biểu hiện của hiện tượng ngắn mạch. Như vậy thì bạn cũng có thể hiểu được ngắn mạch nguy hiểm như thế nào. Tượng tự như những sự cố về điện khác, ngắn mạch nếu không được phát hiện và xử lý kịp thời có thể dẫn đến những hậu quả khôn lường.
Trước tiên, ngắn mạch khiến cho cường độ dòng điện tăng cao đột ngột, làm phát sinh ra nhiệt lượng rất lớn. Nhiệt lượng này đủ để làm chảy lớp vỏ bọc dây dẫn điện và thậm chí là gây ra cháy nổ cực kỳ nguy hiểm.
Mặt khác, những thiết bị điện đang kết nối với mạch điện bị ngắn mạch cũng chịu ảnh hưởng trực tiếp từ sự cố này. Ngắn mạch có thể khiến các chức năng của thiết bị hoạt động không bình thường, làm cho thiết bị bị hỏng hoặc tệ hơn có thể bị cháy nổ.
Ngắn mạch cũng khiến cho các thiết bị điện bị ngưng hoạt động đột ngột. Trong sản xuất, nếu dây chuyền sản xuất bị mất điện có thể để lại những hậu quả về kinh tế trên nhiều cấp độ.
Nhìn chung, ngắn mạch không chỉ gây ra những thiệt hại về hệ thống điện và các thiết bị điện, mà còn ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất, trực tiếp gây ra những thiệt hại về kinh tế. Thậm chí ngắn mạch còn có thể gây ra nguy hiểm đối với tính mạng con người. Bởi vậy mà cần nhanh chóng phát hiện và khắc phục hiện tượng ngắn mạch.
Ngắn mạch có thể dẫn đến nhiều hậu quả nghiêm trọng, bởi vậy cần phải phòng tránh hiện tượng này.
Để phòng tránh hiện tượng ngắn mạch, bạn không nên bố trí lắp đặt hệ thống điện ở những không gian ẩm ướt hoặc có nhiều hơi nước. Bạn cũng nên cân nhắc số lượng thiết bị điện kết nối với một mạch điện để tránh quá tải và dẫn đến sự cố ngắn mạch.
Các thiết bị điện cũng chỉ nên hoạt động đúng mức công suất tối đa cho phép và bạn nên cho chúng nghỉ ngơi để đảm bảo chúng không bị nóng quá. Mạng lưới điện cũng phải là mạng lưới có cường độ và tần số ổn định.
Trên đây, bài viết đã cung cấp những thông tin để giúp bạn trả lời cho câu hỏi “Ngắn mạch là gì?”. Ngắn mạch có thể gây cháy nổ, hỏng hóc, vừa ảnh hưởng đến kinh tế, vừa gây nguy hiểm cho con người. Chính vì vậy mà khi thiết kế hệ thống điện và bố trí mạng điện bạn cần nhờ đến sự trợ giúp của những người có chuyên môn.
Quản lý sản xuất là gì? Vai trò của quá trình quản lý sản xuất Vai trò của quá trình quản lý sản xuất ? Tìm hiểu về các mô hình quản lý sản xuất tối ưu và hiệu quả nhất trong bài viết sau đây.
MỤC LỤC
Chia sẻ