close
cách
cách cách cách cách cách

Nên học lập trình hay quản trị mạng? Theo đuổi đam mê của bản thân

image

CHIA SẺ BÀI VIẾT

Nên học lập trình hay quản trị mạng?” Đây là câu hỏi của rất nhiều bạn sinh viên ngành công nghệ thông tin. Cả hai ngành này đều là những ngành “hot” và sở hữu mức thu nhập cao. Mỗi ngành đều có ưu điểm riêng. Để hỗ trợ cho các bạn sinh viên có thêm căn cứ lựa chọn con đường tương lai cho mình, bài viết sau đây sẽ cung cấp những thông tin về hai ngành lập trình và quản trị mạng trong thời đại 4.0 hiện nay.

1. Tổng quan về ngành lập trình và ngành quản trị mạng

Trước khi trả lời cho câu hỏi nên học lập trình hay quản trị mạng, bạn cần tìm hiểu chi tiết hơn về 2 ngành này. Nhiều bạn sinh viên ngành công nghệ thông tin nói chung vẫn tỏ ra khá “mù mờ” khi được hỏi về ngành lập trình và ngành quản trị mạng. Chính vì thế trước tiên chúng ta sẽ tìm hiểu tổng quan về từng ngành để có một góc tiếp cận toàn diện và chi tiết hơn về mỗi ngành nhé!

Lập trình và quản trị mạng đều có nhiều tiềm năng phát triển
Lập trình và quản trị mạng đều có nhiều tiềm năng phát triển

1.1. Tổng quan về ngành lập trình

Ngành lập trình máy tính hiện nay có nhiều ngã rẽ nhỏ hơn và mỗi ngã rẽ đều có nhiều tiềm năng.

- Lập trình web: Ngành này đang dần lên ngôi khi công nghệ thông tin và internet đang phát triển với một tốc độ trước nay chưa từng thấy. Internet đang ngày càng dễ tiếp cận hơn và len lỏi đến hầu hết mọi vùng miền.

Không chỉ thế, các hoạt động thương mại điện tử, kinh doanh và bán hàng online, mạng xã hội… đều được tiến hành trên internet. Do đó, nhu cầu về nhân lực trong mảng lập trình web là tương đối cao.

- Lập trình di động: Sự phổ biến của các thiết bị di động là rất dễ nhận thấy. Ai cũng có thể sở hữu một chiếc điện thoại di động với giá tiền có thể tiếp cận được. Thị trường ứng dụng, game, tiện ích dành cho các thiết bị động đang phát triển ngày càng lớn mạnh. Do đó lập trình di động là một hướng đi đầy tiềm năng và có thể đem lại cho người lập trình viên mức thu nhập cao.

Lập trình di động đang trở thành xu thế mới
Lập trình di động đang trở thành xu thế mới

- Lập trình IOT: Đây là hướng đi còn khá mới nhưng lại là hướng đi chủ đạo trong tương lai. Các ông trùm công nghệ trên thế giới đều đang hướng tới xây dựng và hoàn thiện hệ sinh thái IOT của riêng mình.

- Machine Learning: Trí tuệ nhân tạo luôn là xu hướng phát triển tất yếu trong tương lai. Trong đó, machine learning là một mảng vô cùng quan trọng. Trong mảng này, bạn sẽ lập trình ra những phần mềm, những chương trình để hô biến ảnh chụp thành tranh vẽ, hô biến ảnh màu thành ảnh đen trắng, dạy cho AI đọc và hiểu chữ viết…

- Chuyên viên hệ thống thông tin và ứng dụng: Họ là những người làm việc trong các doanh nghiệp hoặc là những người làm việc trong các công ty công nghệ, công ty chuyên cung cấp phần mềm. Công việc của họ là tạo ra các phần mềm được sử dụng trong môi trường doanh nghiệp như phần mềm CRM, ERP, phần mềm kế toán, phần mềm quản lý nhân sự…

- Kiểm thử phần mềm: Họ là những người đầu tiên tiếp xúc với một phần mềm hoặc chức năng mới của phần mềm. Công việc của họ là kiểm tra toàn bộ các chức năng, tính năng của phần mềm để xem những chức năng đó có hoạt động ổn định hay không, trong quá trình hoạt động có phát sinh lỗi nào không…

Ngành lập trình sở hữu mức thu nhập nhiều người mơ ước
Ngành lập trình sở hữu mức thu nhập nhiều người mơ ước

- Chuyên viên Big Data: Khoa học thông tin đang ngày càng phát triển. Dữ liệu người dùng và hoạt động của họ có thể chiếm một không gian khổng lồ vượt quá khả năng kiểm soát của hệ quản trị dữ liệu truyền thống. Do đó cần có những chuyên gia Big Data để quản lý dữ liệu. Big Data cũng là một hướng đi có nhiều tiềm năng trong thời đại 4.0 hiện nay.

Nhìn chung, ngành lập trình có nhiều hướng đi và mỗi hướng đi đều có tiềm năng nhất định. Khi công nghệ thông tin ngày càng phát triển và được ứng dụng nhiều hơn thì tiềm năng cũng như mức thu nhập của những người làm trong ngành lập trình là ước mơ của biết bao người.

1.2. Tổng quan về ngành quản trị mạng

Trước đây, có nhiều ý kiến cho rằng ngành quản trị mạng ở Việt Nam chưa thực sự phát triển, thu nhập không cao và không có nhiều cơ hội thăng tiến. Điều đó là đúng khi mà quá trình hội nhập toàn cầu vẫn chưa đạt được nhiều thành tựu và sự phát triển của thương mại điện tử, các hoạt động quảng cáo, kinh doanh online hay việc xây dựng mạng máy tính trong doanh nghiệp còn chưa thực sự được quan tâm đầu tư đúng mức.

Ngành quản trị mạng đang dần lên ngôi
Ngành quản trị mạng đang dần lên ngôi

Tuy nhiên, khi bước vào thời đại 4.0, hầu như tất cả các hoạt động đều có thể được tiến hành trên mạng thì ngành quản trị mạng cũng thuận thế phát triển mạnh mẽ như diều gặp gió.

Sinh viên học quản trị mạng có khá nhiều lựa chọn công việc sau khi ra trường, như: Kỹ sư mạng, Kỹ sư an ninh mạng, Chuyên viên hỗ trợ kỹ thuật, Chuyên viên phân tích mạng/ hệ thống, Chuyên viên bảo trì mạng, Kiến trúc sư mạng máy tính, Nhân viên quản trị mạng…

Đặc biệt là các công ty, doanh nghiệp hiện nay đều có nhu cầu xây dựng và quản lý mạng nội bộ, vì vậy nên nhu cầu về nhân lực quản trị mạng là có nhiều. Nếu bạn theo ngành quản trị mạng thì sau khi ra trường cũng không khó để tìm việc.

2. Nên học lập trình hay quản trị mạng?

Nên học lập trình hay quản trị mạng? Đây là một câu hỏi khó và không có câu trả lời chính xác tuyệt đối. Cả hai ngành nghề đều có nhiều hướng đi và có những thế mạnh riêng biệt. Ngành lập trình vốn từ trước đến nay vẫn là một ngành được nhiều người hâm mộ vì mức thu nhập bình quân cao. Tuy nhiên, trong thời đại 4.0 của internet kết nối vạn vật thì quản trị mạng lại đang có dấu hiệu phát triển mạnh mẽ như diều gặp gió.

Lập trình và quản trị mạng đều có nhiều hướng đi
Lập trình và quản trị mạng đều có nhiều hướng đi

Nhiều người cho rằng công việc quản trị mạng có vẻ “nhàn nhã” hơn lập trình khi bạn sẽ không phải tốn hàng trăm giờ viết code, sau đó lại sửa lỗi, test chương trình… Tuy vậy, công việc quản trị mạng ở Việt Nam chưa thực sự được quan tâm và công nhận đúng mức và chưa được chú trọng. Đa số công việc có mức thu nhập chưa cao, những công việc có thu nhập cao thì sự cạnh tranh đều rất gay gắt.

Bên cạnh đó, vị trí quản trị mạng thường khá dễ tìm người thay thế mà không làm ảnh hưởng quá nhiều đến công việc chung. Cho dù bạn làm quản trị mạng 3 năm cho một công ty nhưng khi bạn rời đi cũng không có quá nhiều ảnh hưởng. Hơn nữa, nếu muốn ổn định và có thu nhập cao thì quản trị mạng cần phải kết hợp với thiết kế hệ thống. Đổi lại, nếu bạn làm lập trình viên ở một công ty, bạn sẽ không dễ gì bị cho thôi việc, đơn giản là vì bạn đã biết quá nhiều.

Quản trị mạng rất cần thiết trong thời đại 4.0, tuy nhiên có vẻ như không phải công ty hay doanh nghiệp nào cũng quan tâm đúng mức đến lĩnh vực này. Đa số các công ty vừa và nhỏ đều thuê dịch vụ thiết kế hệ thống và quản trị mạng từ một bên khác. Hầu hết các bạn học quản trị mạng nếu như không gặp được cơ hội tốt thì chỉ dừng lại ở mức độ IT Helpdesk với thu nhập ở mức “nhàng nhàng”.

Học lập trình hay quản trị mạng thì đều cần phải có đam mê
Học lập trình hay quản trị mạng thì đều cần phải có đam mê

Mặt khác, học quản trị mạng có vẻ “nhãn nhã” hơn học lập trình. Tuy nhiên, lập trình viên có vẻ như đang có tiếng nói hơn và mức thu nhập tốt hơn quản trị mạng. Sau một vài năm đi làm, lập trình viên có thể cải thiện mức thu nhập khá nhanh. Đây là điều mà quản trị mạng khó có thể đạt được.

Nhìn chung, cả lập trình viên và quản trị mạng đều là các lĩnh vực có nhiều tiềm năng phát triển. Khi bạn có trình độ và thực sự giỏi thì bạn đều có thể đạt được thành công. Việc lựa chọn ngành học nào nên dựa trên đam mê của bản thân bởi cả lập trình và quản trị mạng đều là những ngành nghề mà nếu như không có đam mê thì bạn chắc chắn không thể thành công.

Trên đây, bài viết đã giúp bạn giải đáp thắc mắc nên học lập trình hay quản trị mạng. Đây đều là những ngành nhiều tiềm năng phát triển. Căn cứ quan trọng nhất để quyết định theo hướng nào đó chính là sự đam mê. Nếu có đam mê, bạn có thể kiên trì, tự phát triển bản thân và nắm bắt được cơ hội. Chính bạn là người sẽ quyết định con đường tương lai sau này, bởi vậy hãy nghe theo tiếng gọi của con tim và theo đuổi đam mê của bản thân.

Các hướng đi của lập trình viên

Lập trình viên có những hướng đi nào? Tham khảo ngay những thông tin thú vị về các hướng đi của lập trình viên và đánh giá về các hướng đi của lập trình viên hiện nay trong bài viết sau đây.

Các hướng đi của lập trình viên

BÀI VIẾT LIÊN QUAN
cửa hàng nhượng quyền là gì
Cửa hàng nhượng quyền là gì và cách xây dựng cửa hàng nhượng quyền?
Bạn muốn mở rộng mô hình kinh doanh của mình bằng cửa hàng nhượng quyền? Bạn không biết cửa hàng nhượng quyền là gì? Bạn không biết xây dựng cửa hàng nhượng quyền như thế nào? Cùng vieclam123.vn tìm hiểu sau đây nhé!

Brand health là gì
Brand health là gì? Cách thức đo lường và cải thiện Brand health.
Brand health (sức khỏe thương hiệu) là một trong những yếu tố quan trọng nhất đánh giá sự phát triển của thương hiệu doanh nghiệp. Vậy Brand health là gì? Đo lường như thế nào?, chúng ta cùng vieclam123.vn tìm hiểu sau đây nhé!

quản lý là làm gì
Quản lý là làm gì? Vai trò quan trọng của quản lý trong tổ chức
Quản lý là làm gì? Quản lý là một bộ phận phận quan trọng trong bất kỳ tổ chức nào, với vai trò kiểm soát hoạt động và định hướng kế hoạch phát triển.

Ngành điện điện tử làm gì
Ngành điện điện tử làm gì? Lý do bạn nên học ngành điện điện tử?
Ngành điện điện tử làm gì? Ngành điện điện tử là ngành học vô cùng hữu ích và áp dụng thực tế rất nhiều. Chương trình học vô cùng bài bản và chuyên sâu.