Bạn là một sinh viên và muốn kiếm thêm thu nhập để trang trải cuộc sống và nâng cao kinh nghiệm. Lúc này, công việc trợ giảng chính là một lựa chọn dành riêng cho bạn. Vậy bạn đã biết thiết kế cho mình một CV thu hút cùng với một mục tiêu nghề nghiệp trợ giảng ấn tượng như thế nào chưa?
MỤC LỤC
Công việc trợ giảng hiện nay đang đóng một vai trò quan trọng trong mỗi lớp học. Đây là một công việc mà dường như hầu hết các bạn sinh viên lựa chọn. Bởi vì nó vừa có mức thu nhập khá ổn định và tạo ra nhiều cơ hội nâng cao tính giao tiếp và nhiều kỹ năng mềm khác nhau.
Điều quan trọng đầu tiên mà ứng viên cần phải làm và không thể bỏ qua đó chính là hiểu rõ được mục tiêu nghề nghiệp trợ giảng trong CV xin việc của mình. Đây là một phần tất yếu và quan trọng trong CV nói lên những mục đích, định hướng của người ứng tuyển vị trí trợ giảng.
Việc đưa những mục tiêu nghề nghiệp trợ giảng vào trong CV sẽ không chỉ đơn thuần để bạn hoàn thiện nội dung CV của mình mà nó còn mang nhiều ý nghĩa khác nhau. Khi đưa những mục tiêu về công việc trợ giảng thì điều này cũng đồng nghĩa rằng bạn là người có một chí hướng cụ thể rõ ràng với công việc và là một người có một tâm huyết, đam mê.
Sẽ chẳng có một nhà tuyển dụng nào muốn chọn những người không có chí hướng cụ thể nào trong công việc cả. Họ luôn muốn ứng viên của mình có một kế hoạch nhất định về con đường họ lựa chọn cùng với những giá trị mà họ tạo ra. Qua đây, họ cũng sẽ đánh giá được những khía cạnh về tâm hướng của bạn và phát hiện ra những nhân tố để cùng phát triển cho doanh nghiệp.
Rất nhiều người nghĩ rằng mục tiêu nghề nghiệp trợ giảng sẽ chẳng thể nào mà nói lên được những kinh nghiệm và chuyên môn của họ. Chính vì thế, phần này thường xuyên được bỏ quên trong CV hoặc không chăm chút một cách kỹ càng. Nhưng bạn biết không? Tuy rằng phần mục tiêu nghề nghiệp vị trí này không chiếm quá nhiều trong CV nhưng sự xuất hiện của nó không bao giờ là thừa cả. Vậy hãy cùng xem ngay dưới đây những tầm quan trọng của nó trong CV là gì nhé!
Dù là giáo viên hay trợ giảng thì khi làm những công việc này ai ai cũng cần phải thể hiện định hướng cụ thể của mình về tương lai. Chính vì thế, khi trình bày nội dung mục tiêu nghề nghiệp trợ giảng vào trong CV thì qua đó nhà tuyển dụng sẽ hiểu và nhận định những hoài bão lớn lao mà ứng viên đặt vào công việc trợ giảng. Không chỉ thế, qua đó phần này cũng đồng thời thể hiện được cái tâm huyết với nghề của bạn đến đâu và tham vọng mà bạn đặt ra với công việc là như thế nào. Cách viết cv xin việc phải cẩn thận với từng mục dù là nhỏ nhất do đó mà phần định hướng mục tiêu này cần rõ ràng logic.
Như vậy không chỉ thể hiện những tầm ngắm ngắn hạn, dài hạn về những định hướng phát triển của ứng viên trợ giảng mà phần mục tiêu nghề nghiệp trong CV còn chính là những giá trị mà họ đem đến để cùng doanh nghiệp phát triển.
Nhà tuyển dụng thường sẽ rất thích thú và ưu tiên những ứng viên thể hiện những mục tiêu nghề nghiệp hướng đến sự phát của công ty. Đây sẽ là một nội dung mang tính giá trị vô cùng lớn để họ đưa đến quyết định có tuyển ứng viên hay không và đồng thời cho họ một cái nhìn rõ nét nhất về phẩm chất của ứng viên dành cho công việc.
Như đã nói ở trên thì phần nội dung mục tiêu nghề nghiệp của ứng viên trợ giảng trong CV sẽ không chiếm quá nhiều diện tích. Nhưng điều này sẽ không có nghĩa là bạn sẽ không phân chia thành bố cục để phân tích và trình bày.
Nói về cách phân chia nội dung mục tiêu nghề nghiệp của trợ giảng thì bạn cần phải trình bày thật hiệu quả và rõ nét theo mốc ngắn hạn và dài hạn.
Bất kể một nội dung nào trong CV mà ứng viên không chú ý đến về cách trình bày và phân chia bố cục thì sẽ rất khó để tạo ấn tượng. Đừng chỉ quá tập trung để thể hiện bản thân mà ứng viên cần phải có sự chăm chút đến từng phần nhỏ nhất trong CV của mình. Điều này sẽ giúp cho bạn trở nên chuyên nghiệp hơn và có nhiều ưu thế trong cuộc ứng tuyển.
Như vậy, để mục tiêu nghề nghiệp trợ giảng của bạn mang nhiều sức hút và tầm nhìn cụ thể thì phần này bạn hãy chia rõ thành hai mục nhỏ là mục tiêu ngắn hạn và mục tiêu dài hạn. Với mục tiêu ngắn hạn bạn sẽ nêu những định hướng và mục tiêu nhỏ dễ thực hiện gần nhất. Mục tiêu này ứng viên không nên nói những dự định quá to tát khó thực hiện mà chỉ cần đơn giản nhua là “nhanh chóng hòa nhập với môi trường giảng dạy”, “học thêm nhiều kỹ năng mới”, “cải thiện kỹ năng giao tiếp”...
Vậy mục tiêu dài hạn nghề nghiệp trợ giảng thì sao nhỉ? Mục tiêu này sẽ là những ước mơ lớn lao hơn, hoài bão hơn mà ứng viên đặt vào công việc trợ giảng của mình. Qua công việc trợ giảng thì hầu như các ứng viên đều đặt cho mình một mục tiêu dài hạn là trở thành một giáo viên chính thức. Đây là một dự đính lớn lao mà hầu hết các ứng viên đặt ra cho bản thân mình để cố gắng phát triển bản thân hơn và thăng tiến trong công việc.
Và cũng đừng nên quá tập trung vào bản thân mà hãy đưa vào đó những mục tiêu gắn với sự phát triển của công ty nhé. Chẳng hạn bạn có thể nói rằng “muốn gắn bó lâu dài với công ty”, “cùng công ty phát triển hơn”,...
Mẫu 1:
“Mục tiêu ngắn hạn: Tìm kiếm một môi trường để phát triển kỹ năng giao tiếp và nâng cao khả năng ngoại ngữ. Đồng thời giúp bản thân hoàn thiện thêm những kỹ năng mềm để phát triển cho công việc.
Mục tiêu dài hạn: Gắn bó với công việc trợ giảng để giúp doanh nghiệp phát triển. Đồng thời sau khi ra trường có thể trở thành một giáo viên chính thức của trung tâm”
Mẫu 2:
“Mục tiêu ngắn hạn: Rèn luyện các kỹ năng cần thiết để giúp các giảng viên các công việc liên quan tới giáo dục và nâng cao khả năng giao tiếp.
Mục tiêu dài hạn: Mong muốn được trở thành một trợ giảng gắn bó lâu dài với trung tâm. Đồng thời, trong khoảng thời gian 3 năm tới sẽ trở thành một giáo viên dạy tiếng Anh chính thức để cũng doanh nghiệp phát triển mạnh mẽ hơn trong tương lai.
Mẫu 3:
“Mục tiêu ngắn hạn: Với những kinh nghiệm và kiến thức sâu rộng về ngành sư phạm mong muốn rằng sẽ áp dụng được những gì bản thân có để hỗ trợ các giảng viên trong công việc.
Mục tiêu dài hạn: Trở thành một giáo viên chính thức của nhà trường và gắn bó lâu dài nhất có thể”
Xem thêm: Hé lộ những công cụ giúp bạn tự thiết kế CV cực đỉnh trong tích tắc
Sẽ có rất nhiều cách thức để ứng viên trình bày những dự định của mình với công việc trợ giảng. Tuy nhiên nội dung CV thì có hạn mà bạn trình bày quá dài dòng thì cũng mất đi sự chuyên nghiệp. Vì thế, điều đầu tiên bạn cần hết sức lưu ý khi trình bày mục tiêu nghề nghiệp vào CV trợ giảng của mình thì phải ngắn gọn và đầy đủ ý. Không nên quá ngắn, cũng không nên quá dài mà chỉ cần thâu tóm đủ ý để người đọc dễ hiểu.
Với mục tiêu ngắn hạn và dài hạn ứng viên nên chia thành hai đoạn nhỏ không nên viết thành 1 đoạn. Việc viết như vậy nhà tuyển dụng sẽ dễ dàng nhận ra các định hướng của bạn hơn. Đồng thời cũng không nên đưa vào các mục tiêu không liên quan đến công việc hoặc các mục tiêu quá chung chung.
Mong rằng những ứng viên đang có ý định với công việc trợ giảng sau khi đọc bài viết này của chúng tôi sẽ có được những kiến thức cần thiết để áp dụng viết mục tiêu nghề nghiệp trợ giảng vào CV thật thu hút và chuẩn xác. Đừng quên thường xuyên truy cập vào vieclam123.vn để có thêm cho mình kiến thức cũng như hành trang chuẩn bị cho một công việc mới.
Hiện nay, nhân viên kinh doanh là một trong những vị trí thu hút được rất nhiều các bạn trẻ theo đuổi. Vậy hãy cùng tìm hiểu cách viết mục tiêu nghề nghiệp nhân viên kinh doanh để góp phần tạo nên một CV hoàn hảo ngay dưới đây nhé!
MỤC LỤC
01/12/2021
29/11/2021
25/11/2021
20/11/2021