close
cách
cách cách cách cách cách

Bản mô tả công việc giám sát kinh doanh dành cho ứng viên mới nhất

image

CHIA SẺ BÀI VIẾT

Thế giới việc làm kinh doanh có rất nhiều vị trí công việc khác nhau mà nếu không để ý thì nhiều người sẽ nhầm lẫn. Bài viết này, vieclam123.vn muốn giới thiệu đến bạn một số những thông tin hữu ích mô tả công việc giám sát kinh doanh chi tiết và đầy đủ. Hy vọng rằng những ai có ý định ứng tuyển thì sẽ có cái nhìn khách quan nhất để lựa chọn nghề đúng đắn.

1. Giám sát kinh doanh họ là ai?

Việc tham khảo bản mô tả công việc giám sát kinh doanh giúp ứng viên định hình được những công việc mình sẽ làm trong tương lai. Thông qua bản mô tả công việc bạn sẽ biết được đâu là công việc phù hợp với mình nhất để gắn bó với nó lâu dài.

Giám sát kinh doanh họ là ai

Giám sát kinh doanh họ là ai?

Tuy nhiên trước hết bạn cần phải hiểu rõ bản chất của ngành nghề này, có như vậy thì khi đọc bản mô tả công việc giám sát kinh doanh bạn mới hiểu hết được chúng.

Giám sát kinh doanh được hiểu đơn giản là người phụ trách giám sát các hoạt động kinh doanh đang diễn ra trên địa bàn được phân công. Đồng thời họ cũng chính là người hình thành lên các chiến lược kinh doanh tối ưu nhất để đảm bảo chỉ tiêu doanh số mà doanh nghiệp giao xuống.

Ngày nay, xu hướng tham gia thị trường kinh doanh ngày càng gia tăng, chính vì vậy mà nhu cầu tuyển dụng giám sát kinh doanh cũng ngày một lớn. Không chỉ là mức thu nhập hấp dẫn, giám sát kinh doanh còn là công việc được nhiều ứng viên yêu thích bởi môi trường làm việc chuyên nghiệp, ở đó có nhiều cơ hội rèn luyện bản thân và quan trọng hơn cả là sự thăng tiến.

Bạn hiểu gì về công việc giám sát kinh doanh

Bạn hiểu gì về công việc giám sát kinh doanh

Vẫn biết là có nhiều ưu điểm thế nhưng giám sát kinh doanh cũng là vị trí hễ nhắc đến là nhiều ứng viên phải run sợ. Không phải là sợ sệt một ai khác mà là sợ sệt với chính bản thân của mình. Nhiều ứng viên tỏ ra tự ti và nghĩ rằng bản thân mình không thể thực hiện tốt các nhiệm vụ được giao. Vậy hãy cùng vieclam123.vn khám phá ngay những đầu việc mà bạn sẽ phải đảm nhận là gì ở phần nội dung bên dưới nhé.

2. Giám sát kinh doanh sẽ đảm nhận những công việc gì?

2.1. Giám sát kinh doanh chỉ đạo đội ngũ nhân viên kinh doanh

Giám sát kinh doanh thực hiện chỉ đạo và quản lý đội ngũ nhân viên kinh doanh, đây chính là nhiệm vụ quan trọng trong danh sách các việc làm của vị trí này.

Trở thành giám sát kinh doanh đồng nghĩa với việc bạn đang là một thủ lĩnh, như vậy mọi vấn đề xảy ra đối với team của mình thì bạn cần phải thâu tóm nó và theo sát nó.

Giám sát kinh doanh chỉ đạo đội ngũ nhân viên kinh doanh

Giám sát kinh doanh chỉ đạo đội ngũ nhân viên kinh doanh

Vừa phân công công việc, vừa thúc đẩy nhân viên để công việc hoàn thành đúng tiến độ được giao. Bên cạnh đó, giám sát kinh doanh cũng phải biết cách động viên đội ngũ nhân viên cấp dưới của mình để họ có thêm động lực làm việc đạt hiệu quả cao.

2.2. Giám sát kinh doanh giám sát tình hình kinh doanh của cả đội

Không chỉ phụ trách về quản lý con người, giám sát kinh doanh còn tiến hành tham gia trực tiếp vào công tác chỉ đạo nhân viên kinh doanh thực hiện hoạt động của bán hàng.

Ví dụ:

Bạn được phân công giám sát kinh doanh 1 cửa hàng bán lẻ nào đó, trong đó có rất nhiều nhân viên thuộc đội ngũ khác cùng tham gia vào công cuộc bán hàng này. Theo sự nhìn nhận, đánh giá khách quan bằng vốn hiểu biết chuyên sâu về thị trường, bạn có thể chỉ đạo trực tiếp việc bày bán sản phẩm với vị trí phù hợp. Đối với những mặt hàng bán chạy thì bày bán ra ngoài, những sản phẩm nào ít được hỏi hơn thì có thể bày vào bên trong nơi mà khách hàng vẫn có thể nhìn thấy khi bước chân vào cửa hàng.

2.3. Xử lý các khiếu nại xảy ra trong phạm vi quản lý là nhiệm vụ của giám sát kinh doanh

Trong kinh doanh, không có khái niệm hoàn hảo. Dù bạn có cố gắng làm tốt mọi thứ ở từng khâu bán hàng thì rủi ro vẫn có thể xảy đến bất cứ lúc nào. Cứ cho là yếu tố con người bạn có thể kiểm soát nhưng về hàng hoá, bạn không thể đảm bảo tuyệt đối 100% rằng sản phẩm mình bán không gặp lỗi lầm gì.

Xử lý các khiếu nại xảy ra trong phạm vi quản lý là nhiệm vụ của giám sát kinh doanh

Xử lý các khiếu nại xảy ra trong phạm vi quản lý là nhiệm vụ của giám sát kinh doanh

Đây cũng chính là đề tài buồn mà mỗi khi nhắc đến là giới giám sát kinh doanh đều phải than thở. 

Đã là nhiệm vụ thì không thể tránh khỏi, bạn buộc phải đối mặt với nó để tạo ra hiệu quả kinh doanh như mong muốn. Bằng cách nào ư?

Cái này thì phải sử dụng tới nhiều yếu tố của bản thân như kiến thức chuyên môn, sự bình tĩnh, nhận diện vấn đề chuẩn và có cách ứng xử linh hoạt,...

2.4. Viết báo cáo kinh doanh trình lên cấp trên

Báo cáo là công việc hầu như khâu nào cũng phải thực hiện, nhất là khi bạn lại là một giám sát kinh doanh thì đầu việc này lại càng quan trọng.

Báo cáo chi tiết và rõ ràng đồi hỏi giám sát kinh doanh phải thâu tóm được cục diện, nắm được năng suất thực hiện của từng người. Nếu là một người quản lý tốt thì chắc chắn mỗi tháng trôi qua là một niềm vui không chỉ với bạn mà còn cả team của bạn nữa.

Cố gắng bám sát nhân viên của mình để báo cáo của bạn đạt chuẩn theo ý cấp trên nhé.

2.5. Một số công việc khác mà giám sát kinh doanh phải thực hiện

Không chỉ phụ trách mảng quản lý, giám sát kinh doanh còn phải thường xuyên thực hiện những nhiệm vụ quan trọng khác như: Tìm hiểu nhu cầu thị trường và khách hàng, tìm kiếm khách hàng tiềm năng phù hợp với sản phẩm kinh doanh, phỏng vấn và tuyển dụng nhân viên, hỗ trợ nhân viên kinh doanh chốt sales và ký hợp đồng,...

Một số công việc khác mà giám sát kinh doanh phải thực hiện

Một số công việc khác mà giám sát kinh doanh phải thực hiện

Giám sát kinh doanh phải thường xuyên kiểm tra, giám sát hoạt động kinh doanh để nắm rõ doanh số theo từng thời điểm. Bất kể có dấu hiệu suy giảm về doanh số thì phải đưa ra phương án tối ưu để khắc phục kịp thời.

3. Yêu cầu tuyển dụng giám sát kinh doanh bạn đã rõ?

Giám sát kinh doanh không phải là nhân viên bình thường, do đó muốn ngồi vào chiếc ghế này thì bạn cần phải đáp ứng tất cả những điều kiện mà nhà tuyển dụng đưa ra. Trong đó bao gồm cả trình độ, kỹ năng chuyên môn và kinh nghiệm làm việc thực tế.

Về trình độ, ứng viên tham gia ứng tuyển vị trí giám sát kinh doanh phải có bằng Cử nhân kinh tế với các chuyên ngành chủ yếu là Quản trị kinh doanh hay Marketing,...

Nếu đã có kinh nghiệm làm việc ở các lĩnh vực như Chăm sóc khách hàng, sales hay dịch vụ khách hàng thì bạn cần phải thể hiện rõ nó vào CV xin việc của mình để được ưu tiên hơn bạn nhé.

Nhà tuyển dụng chắc chắn sẽ giành một sự ưu tiên lớn đối với những ứng viên nào từng đạt thành tích đáng ngưỡng mộ trong kinh doanh chẳng hạn như liên tục đạt doanh số bán hàng khủng, đạt danh hiệu nhân viên kinh doanh xuất sắc do công ty khen tặng hoặc một giải thưởng nào đó,...

Yêu cầu tuyển dụng giám sát kinh doanh

Yêu cầu tuyển dụng giám sát kinh doanh bạn đã rõ?

Trở thành một giám sát kinh doanh bạn sẽ phải gắn bó nhiều với máy tinh cùng với những phần mềm phục vụ công việc chuyên dụng. Vậy nên khi tham gia ứng tuyển thì hãy đảm bảo rằng mình đã sở hữu đầy đủ các tiêu chí này rồi nhé.

Làm mảng kinh doanh, dù là nhân viên kinh doanh hay giám sát kinh doanh thì ứng viên cũng phải có sự nhiệt huyết, có niềm đam mê với công việc hiện tại. Nếu không không những làm ảnh hưởng tới tập thể mà chính bản thân bạn cũng không thể nào gây dựng được sự nghiệp như ý.

Muốn làm một giám sát kinh doanh giỏi, dĩ nhiên bạn phải có sự am hiểu sản phẩm hơn nhân viên của mình, đồng thời khả năng lãnh đạo phải hơn người thì mới có thể giải quyết được nhiều vấn đề phát sinh xảy ra.

Để nâng cao giá trị bản thân trước nhà tuyển dụng, bạn cần phải đảm bảo mình là người đa nhiệm, có thể thực hiện đồng thời nhiều việc mà không ảnh hưởng tới năng suất quy định.

4. Khám phá chế độ quyền lợi của giám sát kinh doanh

Trở thành giám sát kinh doanh, lợi thế lớn nhất của bạn chính là cơ hội sở hữu thu nhập khủng. Lương của vị trí này dao động từ 8 - 30 triệu đồng/tháng, thông thường các giám sát kinh doanh thường thu về mức 15 - 20 triệu đồng.

Khám phá chế độ quyền lợi của giám sát kinh doanh

Khám phá chế độ quyền lợi của giám sát kinh doanh

Đã là người lao động đi làm, ai cũng mong muốn mình được hưởng nhiều quyền lợi từ công ty, nhất là việc đóng bảo hiểm theo quy định Nhà nước thì càng quan trọng. Tuy nhiên bạn đừng quá lo lắng bởi vì nếu làm giám sát kinh doanh ở một doanh nghiệp hợp pháp có đăng ký thì ắt hẳn bạn sẽ được tham gia bảo hiểm theo quy định.

Vậy là vieclam123.vn đã chia sẻ cho bạn đọc bản mô tả công việc giám sát kinh doanh chi tiết nhất. Mong rằng sắp tới, sẽ có nhiều ứng viên trúng tuyển và đạt được ước mơ của mình.

BÀI VIẾT LIÊN QUAN
đối phó nỗi sợ hãi trong quá trình phỏng vấn
Tìm hiểu lý do và cách đối phó nỗi sợ hãi trong quá trình phỏng vấn
Chúng ta cần phải làm gì để đối phó nỗi sợ hãi trong quá trình phỏng vấn? Nỗi sợ hãi sẽ gây ra những điều gì và nguyên nhân của nỗi sợ hãi đó là gì? Hãy cùng tìm hiểu chi tiết với vieclam123.vn qua bài viết dưới đây.

Kế toán bán hàng xin việc
Cách thức chuẩn bị giúp ứng viên Kế toán bán hàng xin việc hiệu quả
Nhu cầu của công việc Kế toán bán hàng hiện nay như thế nào? Kế toán bán hàng xin việc cần những tố chất gì? Khi xin việc, Kế toán bán hàng cần chuẩn bị những gì? Hãy cùng bài viết sau đây của vieclam123.vn khám phá.

câu hỏi phỏng vấn Nhân viên kinh doanh vé máy bay
Khám phá trọn bộ câu hỏi phỏng vấn Nhân viên kinh doanh vé máy bay
Làm cách nào để chuẩn bị các câu hỏi phỏng vấn Nhân viên kinh doanh vé máy bay để trả lời một cách hiệu quả? Đặt câu hỏi thông minh trong buổi phỏng vấn đối với vị trí Nhân viên Kinh doanh vé máy bay như thế nào? Hãy cùng vieclam123.vn tìm hiểu.

câu hỏi phỏng vấn Nhân viên kinh doanh tour
Trọn bộ câu hỏi phỏng vấn Nhân viên kinh doanh tour và cách trả lời
Tìm hiểu về những câu hỏi phỏng vấn Nhân viên kinh doanh tour thường gặp nhất và cách trả lời những câu hỏi này theo hướng đi có thể gây ấn tượng với Nhà tuyển dụng thông qua bài viết dưới đây của vieclam123.vn.