close
cách
cách cách cách cách cách

Tổng hợp các mẹo để tồn tại trong năm đầu tiên kinh doanh cần biết

image

CHIA SẺ BÀI VIẾT

Có rất ít các doanh nghiệp nhỏ kiếm được nhiều lợi nhuận trong năm đầu tiên - đấy là chưa kể đến việc liệu họ có làm ra lãi hay không. Ngay cả với một công ty có mức chi phí khởi nghiệp thấp, bạn vẫn sẽ cần đầu tư tiền để phát triển doanh nghiệp bằng cách mở rộng sản phẩm, dịch vụ, chuyển đến các địa điểm, vị trí địa lý mới hoặc thuê người khác giúp bạn. Có một câu nói xưa luôn đúng là “Cần phải đầu tư tiền thì mới có được tiền”. Quy tắc ‘Ngón tay cái’ chỉ ra rằng bạn nên có một khoản tiền tiết kiệm để sống được ít nhất một năm trước khi xin nghỉ việc. Nếu bạn không có kế hoạch tự tài trợ cho doanh nghiệp của mình, hãy huy động vốn trước khi bắt đầu kinh doanh. Lời hứa về tiền không bao giờ tốt bằng tiền mặt chân chính trong tài khoản ngân hàng của bạn.

1. Đừng che giấu tình trạng doanh nghiệp với gia đình

Đừng che giấu tình trạng doanh nghiệp với gia đình

Nếu bạn đã kết hôn, hãy thành thật với vợ/chồng của bạn trước khi nghỉ việc; nói rõ với họ rằng công việc kinh doanh là điều không thể đoán trước và bạn có thể sẽ phải sống dựa vào thu nhập của họ trong một khoảng thời gian không xác định. Tốt hơn hết là bạn hãy để họ bị bất ngờ trong một tình huống chủ động với mục đích "tốt" hơn là để họ bị động phát hiện ra mọi chuyện. 

Bạn cũng nên thảo luận về cách bạn sẽ giải quyết công việc kinh doanh với vợ hay chồng của bạn. Việc xác định sớm ai sẽ làm gì (nếu hai bạn làm việc cùng nhau) sẽ giúp bạn đỡ đau đầu khi phải tranh cãi trong lúc tình hình đang rối ren. Nếu bạn có con nhỏ, hãy chuẩn bị tinh thần là chúng sẽ ghen tị nếu bạn dành nhiều thời gian cho công việc hơn. Hãy để con bạn hiểu và giúp đỡ từ những việc nhỏ nhất, từ đó tích góp dần thành những phần thưởng lớn để gắn kết tình cảm với chúng hơn.

Nếu bạn quá “độc tài” trong công việc và không cho phép gia đình can dự vào, một vài vấn đề chắc chắn sẽ xảy ra. Ngay cả khi các thành viên trong gia đình (và bạn bè) đưa ra những ý tưởng không hay, hãy khen ngợi và trân trọng sự quan tâm của họ. Hãy xem những ý kiến ​​đóng góp đó như lời mong muốn giúp bạn thành công chứ không phải để chỉ trích bạn. Đặt cái tôi của bản thân sang một bên và tiếp nhận những lời khuyên đúng đắn sẽ góp phần giúp bạn có được các quyết định kinh doanh tốt hơn và giữ được các mối quan hệ cá nhân lành mạnh, bền chặt.

2. Nhiều khó khăn chắc chắn sẽ đến

Nhiều khó khăn chắc chắn sẽ đến

Các chi phí để duy trì hoạt động trong năm đầu tiên bao gồm tiền bảo hiểm, thuế và các chi phí phát sinh ngoài dự kiến. Ví dụ, hầu hết các doanh nghiệp sẽ cần một số loại thiết bị công nghệ để hoạt động ổn định hơn. Nếu hệ thống máy tính của bạn bị hỏng hoặc cần nâng cấp, bạn có thể sẽ gặp phải vấn đề lớn nếu không có tiền để xử lý các tình huống khẩn cấp. 

Mặc dù một số chủ doanh nghiệp mới, có hiểu biết sẽ tính đến các chi phí phát sinh lúc khẩn cấp cho công ty, họ có thể quên mất sự cần thiết của các chi phí phát sinh cho chính bản thân họ. Nếu bạn đã dấn thân và hoàn toàn dựa vào công việc công việc kinh doanh để nuôi sống bản thân, điều gì sẽ xảy ra nếu công ty của bạn không thể làm ra tiền và đúng lúc đó bạn cần tiền một cách đột xuất như xe hoặc nhà của bạn xảy ra vấn đề gì đó, lúc đó bạn sẽ làm gì?

3. Đừng trở nên quá phấn khích vì lợi nhuận

Đừng trở nên quá phấn khích vì lợi nhuận

Tiền đang được đổ vào công việc kinh doanh của bạn và bạn đang ăn nên làm ra. Nhưng đừng quên rằng bạn sẽ cần trả thuế hàng quý cho nhà nước, tương đương với bất kỳ khoản lợi nhuận nào bạn thu được. Trừ khi bạn xác định sẽ không nợ bất kỳ khoản thuế nào trong năm, bạn cần phải lập một ngân sách để trả tiền thuế.

Tùy thuộc vào cấu trúc công ty bạn, điều này có thể nghĩa là bạn sẽ phải trả cả thuế tiền lương và thuế thu nhập cá nhân. Hơn nữa, bạn cũng cần đóng tiền để có giấy phép kinh doanh và những điều này có thể tốn của bạn rất nhiều tiền. 

4. Chi phí dành cho chính bản thân bạn

Chi phí khởi nghiệp quan trọng nhất mà bạn cần cân nhắc là tiền lương của chính bản thân bạn. Nhiều chủ doanh nghiệp sẵn sàng làm việc miễn phí hoặc với mức lương thấp khi thành lập doanh nghiệp của họ. Tuy nhiên, bạn vẫn sẽ có những nhu cầu cá nhân và các hóa đơn phải trả ngoài chi phí kinh doanh của mình. Nếu bạn không có riêng quỹ cá nhân để trang trải cho những tháng công việc kinh doanh không thuận lợi, bạn sẽ nhanh chóng rơi vào tình thế khó khăn.

5. Có một kế hoạch dự phòng sẵn sàng

Có một kế hoạch dự phòng sẵn sàng

Nếu bạn là người độc quyền sở hữu công ty, bạn và doanh nghiệp sẽ là một thể thống nhất trước pháp lý. Nếu ai đó muốn kiện doanh nghiệp của bạn, họ có thể sẽ thu thập thông tin từ bạn. Nếu doanh nghiệp có các khoản nợ, chúng là các khoản nợ của bạn. Nếu bạn thành lập một tập đoàn, bạn đã tự giới hạn trách nhiệm tài chính của bản thân, tuy nhiên, bạn vẫn có thể bị sa thải khỏi công ty của chính mình nếu ban giám đốc hợp sức để lật đổ bạn.

Để bảo vệ tương lai lâu dài của cá nhân bạn và doanh nghiệp, hãy nhớ nghiên cứu các loại cấu trúc kinh doanh khác nhau để chọn được thứ phù hợp nhất với bạn. Chỉ vì bạn của bạn đã chọn loại cấu trúc kinh doanh này, không có nghĩa là nó sẽ phù hợp với bạn.

Hãy tự hỏi bản thân mình trước - điều gì sẽ xảy ra nếu công việc kinh doanh của bạn thất bại và bạn mất việc? Những điều này sẽ không làm bạn bất ngờ và rơi vào tình trạng khó khăn nếu bạn có trước một kế hoạch dự phòng. Mất đi công việc đã đủ khó khăn và việc mất đi nhà cửa vì công việc đó sẽ còn khiến bạn khổ hơn nhiều.

>> Xem thêm tin:

BÀI VIẾT LIÊN QUAN
đối phó nỗi sợ hãi trong quá trình phỏng vấn
Tìm hiểu lý do và cách đối phó nỗi sợ hãi trong quá trình phỏng vấn
Chúng ta cần phải làm gì để đối phó nỗi sợ hãi trong quá trình phỏng vấn? Nỗi sợ hãi sẽ gây ra những điều gì và nguyên nhân của nỗi sợ hãi đó là gì? Hãy cùng tìm hiểu chi tiết với vieclam123.vn qua bài viết dưới đây.

Kế toán bán hàng xin việc
Cách thức chuẩn bị giúp ứng viên Kế toán bán hàng xin việc hiệu quả
Nhu cầu của công việc Kế toán bán hàng hiện nay như thế nào? Kế toán bán hàng xin việc cần những tố chất gì? Khi xin việc, Kế toán bán hàng cần chuẩn bị những gì? Hãy cùng bài viết sau đây của vieclam123.vn khám phá.

câu hỏi phỏng vấn Nhân viên kinh doanh vé máy bay
Khám phá trọn bộ câu hỏi phỏng vấn Nhân viên kinh doanh vé máy bay
Làm cách nào để chuẩn bị các câu hỏi phỏng vấn Nhân viên kinh doanh vé máy bay để trả lời một cách hiệu quả? Đặt câu hỏi thông minh trong buổi phỏng vấn đối với vị trí Nhân viên Kinh doanh vé máy bay như thế nào? Hãy cùng vieclam123.vn tìm hiểu.

câu hỏi phỏng vấn Nhân viên kinh doanh tour
Trọn bộ câu hỏi phỏng vấn Nhân viên kinh doanh tour và cách trả lời
Tìm hiểu về những câu hỏi phỏng vấn Nhân viên kinh doanh tour thường gặp nhất và cách trả lời những câu hỏi này theo hướng đi có thể gây ấn tượng với Nhà tuyển dụng thông qua bài viết dưới đây của vieclam123.vn.