Blog

Cách hoàn thiện nội dung mẫu sơ yếu lý lịch theo thông tư 12/2012

14/10/2021

CHIA SẺ BÀI VIẾT

Mẫu sơ yếu lý lịch theo Thông tư 12/2012 là gì? Bạn có phải là đối tượng cần hoàn thiện mẫu giấy tờ này hay không? Đọc ngay những chia sẻ trong bài viết dưới đây để tìm kiếm câu trả lời cho những thắc mắc trên cũng như có những hiểu biết cần thiết về mẫu sơ yếu lý lịch ban hành theo Thông tư 12/2012.

1. Mẫu sơ yếu lý lịch theo Thông tư 12/2012 là gì?

Với cách gọi trên chắc chắn sẽ khiến nhiều người tò mò đặt ra câu hỏi “nó là gì” nhưng thực chất mẫu văn bản này đã được chúng ta nhắc rất nhiều trong cuộc sống và thậm chí còn quen thuộc với một bộ phận lớn đối tượng lao động. Vậy bản sơ yếu theo thông tư 12/2012 này là gì?

Tên gọi khác của mẫu sơ yếu lý lịch này là sơ yếu lý lịch viên chức. Đương nhiên với cách gọi gần gũi, phổ biến này sẽ giúp nhiều người “thở phào” vì giải tỏa được sự tò mò, thắc mắc khi nghe cách gọi khác của nó.

Mẫu sơ yếu lý lịch viết theo Thông tư 12/2012 là gì?

Như vậy, bản sơ yếu này là giấy tờ dành cho đối tượng là viên chức dùng để kê khai thông tin phục vụ cho các trường hợp cần thiết và được yêu cầu. Vậy vì sao và khi nào cần hoàn thiện mẫu giấy tờ này? 

2. Vai trò quan trọng của mẫu sơ yếu lý lịch theo thông tư 12/2012

Với chức năng thể hiện các thông tin đầy đủ của người cán bộ viên chức, mẫu sơ yếu lý lịch viên chức sẽ cung cấp cho cơ quan quản lý đầy đủ các thông tin cơ bản liên quan đến đối tượng viên chức kê khai sơ yếu lý lịch. 

Với những thông tin cập nhật được, đơn vị cơ quan có thể quản lý hiệu quả hồ sơ của cán bộ viên chức đang chịu sự quản lý. Bên cạnh đó, trong một số hoạt động, bản sơ yếu lý lịch viên chức cũng được yêu cầu cung cấp để nhằm mục đích xác thực thông tin và xem xét điều kiện. Do đó, mẫu văn bản này đặc biệt quan trọng và cần phải được hoàn thiện nội dung một cách đầy đủ, chính xác và đúng quy định. 

Vai trò của sơ yếu lý lịch dành cho viên chức viên

Nếu chưa có kinh nghiệm biết  viết sơ yếu lý lịch viên chức theo thông tư 12/2012 thì bạn đọc có thể tham khảo hướng dẫn chi tiết ở bên dưới nhé.

Xem thêm: Mẫu Sơ yếu lý lịch Đảng viên – Chi tiết cách kê khai

3. Hướng dẫn điền sơ yếu lý lịch theo thông tư 12/2012

3.1. Xác định nội dung bố cục của sơ yếu lý lịch viên chức

Mẫu giấy tờ này được quy định dành riêng cho đối tượng là viên chức cho nên so với sơ yếu lý lịch tự thuật quen thuộc, phổ biến sẽ có một số thay đổi về nội dung kê khai. Để biết cần chuẩn bị những thông tin gì cho việc hoàn chỉnh mẫu giấy tờ này, bạn cần xác định rõ ràng bố cục ở trong văn bản. 

Xây dựng bố cục cho mẫu sơ yếu lý lịch viết theo Thông tư 12/2012

Theo đó, mẫu sơ yếu lý lịch theo thông tư 12/2012 có bố cục gồm các phần nội dung sau đây:

- Thông tin cơ bản của viên chức

- Quá trình học tập và hoạt động của bản thân

- Thông tin về nhân thân

- Đặc điểm lịch sử bản thân

Dựa trên bố cục này bạn sẽ biết những thông tin nào cần xuất hiện để đảm bảo mẫu sơ yếu viên chức đáp ứng đúng yêu cầu.

3.2. Chi tiết cách điền nội dung cho sơ yếu lý lịch viên chức

Về mặt hình thức, mẫu sơ yếu lý lịch viên chức có sẵn sẽ bao gồm rất nhiều các trường thông tin cần điền. Đa phần có những mục rất dễ nhận diện nên điền nội dung gì nhưng có những mục lại dễ gây hiểu lầm cho viên chức, do vậy tại đây chúng ta chỉ xoáy sâu vào những mục khó hiểu đó để tránh cho quá trình kê khai thông tin bị sai sót, không đúng quy định.

3.2.1. Điền thông tin cá nhân cơ bản của viên chức

Thông tin về tên tuổi, quê quán của viên chức ở mục này được yêu cầu điền khá chi tiết. Trên nguyên tắc, tên của người viết cần đáp ứng quy chuẩn viết họ và tên đầy đủ bằng chữ in hoa có dấu và ghi đúng theo giấy khai sinh. Ngoài ra, còn mục Tên gọi khác, bạn có thể ghi hoặc bỏ trống phần này. Còn nếu ghi, có thể điền bí danh của bạn thường dùng trong hoạt động nghề nghiệp hoặc tên gọi quen thuộc khác ở nhà. 

Hướng dẫn điền hoàn chỉnh bản sơ yếu lý lịch dành cho viên chức

Thông tin về địa chỉ cũng là phần thường mang lại những dấu hỏi lớn cho viên chức. Trong bản sơ yếu viên chức có chia ra thành nhiều mục liên quan đến địa chỉ bao gồm Nơi sinh, Quê quán, Nguyên quán, Nơi đăng ký hộ khẩu thường trú, Nơi ở hiện nay. Các viên chức với trình độ học vấn của bản thân và tại chức danh nghiệp vụ đang nắm giữ chắc chắn không thể viết lệch chuẩn cho các mục thông tin này. Nếu bạn quên đi định nghĩa và cách hiểu của từng loại địa chỉ trên thì hãy đọc lại hướng dẫn sau đây:

Nơi sinh: viên chức cần viết đúng địa chỉ theo giấy khai sinh. Tuy nhiên, do quá trình sáp nhập, phân chia đơn vị hành chính có thể diễn ra trong quá trình trưởng thành làm cho địa chỉ nơi sinh ở giấy khai sinh khác với địa chỉ sau khi phân tách/xác nhận thì bạn nhớ ghi thêm một phần chú thích kèm theo để xác nhận điều đó, cách ghi sẽ dẫn giải thêm phần “nay là….” vào phía sau địa chỉ của giấy khai sinh.

Quê quán: lúc này chúng ta cần ghi theo địa chỉ của người cha thân sinh hoặc của ông nội, địa chỉ đề cập đến tính từ cấp xã trở lên. Một vài trường hợp đặc biệt sẽ linh hoạt để phù hợp với hoàn cảnh, chẳng hạn như ghi địa chỉ của mẹ đẻ hoặc của người nuôi dưỡng từ nhỏ.

- Mục nơi đăng ký hộ khẩu thường trú thì bạn chỉ cần nhìn lại địa chỉ trong sổ hộ khẩu gia đình mình và ghi lại cho chính xác là được.

3.2.2. Thông tin về hoạt động nghề nghiệp của viên chức

Có những mục thể hiện rõ thông tin hoạt động nghề nghiệp mà người viên chức cần điền. Bạn hãy làm theo hướng dẫn để phần thông tin này nhanh chóng được hoàn thành theo đúng yêu cầu.

Quy định về việc điền sơ yếu lý lịch viên chức

Tại mục Nghề nghiệp khi được tuyển dụng, bạn hiểu phần này có nghĩa là yêu cầu điền thông tin về công việc đã thực hiện trước khi chính thức được tuyển vào làm viên chức. Nếu trước đó chưa đi làm và không có nghề nghiệp gì thì bạn sẽ trình bày là không nghề nghiệp vào mục này. 

Tiếp theo, nội dung được trình bày sẽ xoay quanh thông tin liên quan trực tiếp đến vị trí viên chức đang đảm nhiệm. Bạn sẽ phải ghi chính xác chức danh đang được đơn vị phân công hay các chức danh kiêm nhiệm khác bên cạnh chức danh chính. Đồng thời hoàn thiện vào mục công việc chính đang đảm nhận thực hiện là gì, ghi chức danh viên chức đã được bổ nhiệm và thông tin chi tiết về lương gồm có bậc - ngạch lương, ngày tháng hưởng lương và các hệ số phụ cấp cho chức danh nghề nghiệp. Những thông tin này sẽ ghi đúng theo các quyết định được ban hành liên quan đến lương. 

Xem thêm: Giải đáp thắc mắc Sơ yếu lý lịch dán ảnh 3x4 được không

3.2.3. Điền trình độ của viên chức trong Sơ yếu lý lịch

Riêng về trình độ sẽ có rất nhiều mục sẽ được yêu cầu điền. Mỗi mục cần được hiểu đúng để điền đúng như sau:

Với Trình độ giáo dục phổ thông, viên chức sẽ ghi số lớp đã tốt nghiệp kết thúc chương trình giáo dục phổ thông theo hệ đào tạo. Chẳng hạn bạn được đào tạo hệ 12 năm và kết thúc chương trình phổ thông ở lớp 12 thì ghi tại mục này ngắn gọn là 12/12.

Hoàn thiện mẫu sơ yếu lý lịch viên chức theo thông tư 12/2012 cần lưu ý gì?

Về mục Trình độ chuyên môn trong sơ yếu lý lịch: trong hành trình học tập đầy nỗ lực phấn đấu của bạn có thể ghi nhận bạn ở rất nhiều cấp chuyên môn nhưng bạn chỉ cần ghi trình độ chuyên môn đạt được ở cấp cao nhất. Đó là gì? Tùy vào trình độ đạt được của từng người mà có thể ghi: Cử nhân, Kỹ sư, Tiến sĩ, Thạc sĩ,...

Tương tự, khi ghi trình độ về lý luận chính trị, bạn sẽ xác định rõ bạn đã đạt được trình độ này ở cấp nào: trung cấp, sơ cấp, cao cấp, cử nhân,...? Trình độ quản lý Nhà nước của bạn là gì - Chuyên viên, Chuyên viên cao cấp, cán sự, chuyên viên chính? Trình độ nghiệp vụ xét theo chuyên ngành sẽ ghi thông tin về chứng chỉ. Còn đối với trình độ ngoại ngữ, viên chức hãy xác nhận mình có chứng chỉ ngoại ngữ gì và ghi kèm theo cả trình độ ngoại ngữ được đào tạo. 

Trong mẫu sơ yếu lý lịch theo thông tư 12/2012 còn rất nhiều mục nội dung khác nữa mà không phải chỉ dừng lại ở một vài điều đã nêu nhưng theo như xác định ban đầu, các nội dung không được đề cập tới khá dễ hiểu và dễ viết, bạn chỉ cần thực hiện đúng nguyên tắc hỏi gì trả lời đó một cách ngắn gọn, đầy đủ và chính xác thì sẽ đi đến hoàn thiện được mẫu sơ yếu lý lịch viên chức cho mình. Rất mong một vài điểm lưu ý trong bài viết này vieclam123 đã đem đến cho bạn nhưng giá trị quan trọng để bạn học hỏi và hoàn thiện được bản sơ yếu cho mình.

Học cách viết mẫu sơ yếu lý lịch Thông tư 07/2019

Mẫu sơ yếu lý lịch theo Thông tư 07/2019 là gì? Bạn có phải là đối tượng cần điền mẫu giấy tờ này? Hãy đọc bài viết sau để tìm hiểu những thắc mắc đó kèm theo cập nhật cách viết đúng chuẩn cho mẫu sơ yếu lý lịch thông tư này nhé.

Mẫu sơ yếu lý lịch theo Thông tư 07/2019

 Điểm: 2.9  (17 bình chọn)

BÀI VIẾT LIÊN QUAN
Mẫu Sơ yếu lý lịch Học viện Tư pháp và hướng dẫn trình bày
Mẫu sơ yếu lý lịch học viện tư pháp được viết ra sao đảm bảo đúng yêu cầu? Nếu bạn chưa biết cách viết sơ yếu lý lịch tư pháp thì tham khảo nội dung.

15/10/2021

Hướng dẫn cách điền mẫu Sơ yếu lý lịch đi Nhật đúng quy chuẩn
Mẫu sơ yếu lý lịch đi Nhật được viết ra phục vụ cho mục đích gì? Nếu là đối tượng cần viết, bạn đã biết cách hoàn thiện nội dung cho giấy tờ này chưa?

15/10/2021

Hướng dẫn viết mẫu mẫu 2a-BNV/2007- Sơ yếu lý lịch cán bộ công chức
Mẫu 2a-BNV/2007 là gì? Có gì trong mẫu 2a-BNV/2007- Sơ yếu lý lịch cán bộ công chức và cách viết như thế nào? Tìm hiểu ngay!

14/10/2021

Hướng dẫn cách in Sơ yếu lý lịch A3 tạo mẫu chuyên nghiệp
Cách in Sơ yếu lý lịch A3 như thế nào để có những thao tác vừa nhanh chóng, lại đơn giản? Bài viết sau hướng dẫn bạn cách in sơ yếu lý lịch A3 chuẩn.

14/10/2021