Blog

Mẫu Sơ yếu lý lịch Học viện Tư pháp và hướng dẫn trình bày

15/10/2021

CHIA SẺ BÀI VIẾT

Khi bạn muốn thi tuyển vào các ngành đào tạo như Luật sư, Thẩm phán, Kiểm sát viên… tại Học viện Tư pháp thì sẽ phải nộp hồ sơ ứng tuyển. Trong đó, mẫu Sơ yếu lý lịch Học viện Tư pháp là yếu tố không thể thiếu trong hồ sơ. Để biết cách điền vào mẫu sơ yếu lý lịch tư pháp chuẩn thì hãy tham khảo bài viết này.

1. Mẫu Sơ yếu lý lịch Học viện Tư pháp được dùng khi nào?

Mẫu sơ yếu lý lịch Học viện tư pháp là mẫu lý lịch được sử dụng để những người thi tuyển vào Học viện Tư pháp để theo học các ngành đào tạo khác nhau như Luật sư, Thẩm phán, Kiểm sát viên… 

Mẫu Sơ yếu lý lịch học viện tư pháp được dùng khi nào?

Mẫu sơ yếu lý lịch Học viện Tư pháp không phải là mẫu chung giống như mẫu sơ yếu lý lịch thông thường mà là mẫu sơ yếu riêng dành cho những cá nhân có nhu cầu thi tuyển vào Học viện Tư pháp. Mẫu lý lịch Học viện Tư pháp sẽ có độ dài ngắn hơn so với mẫu lý lịch thông thường.

Khi làm hồ sơ vào Học viện Tư pháp, bạn cần phải tải mẫu Sơ yếu lý lịch Học viện Tư pháp về máy và điền các thông tin theo mẫu đã có. 

Vậy, điền những thông tin đó như thế nào? Nếu bạn chưa biết cách điền thì hãy để vieclam123.vn hướng dẫn các bạn điền chi tiết, đầy đủ thông tin trong lý lịch Học viện Tư pháp.

Xem thêm: Mẫu sơ yếu lý lịch song ngữ và những thông tin quan trọng xoay quanh

2. Hướng dẫn trình bày nội dung sơ yếu lý lịch Học viện Tư pháp

Trong Sơ yếu lý lịch Học viện Tư pháp sẽ được chia làm 3 phần chính là phần mở đầu của lý lịch Học viện Tư pháp, phần nội dung bên trong lý lịch Học viện Tư pháp, phần kết của lý lịch Học viện Tư pháp.

Hướng dẫn trình bày nội dung sơ yếu lý lịch Học viện Tư pháp

Với mỗi phần sẽ có những cách thức và nội dung riêng. Để viết được mẫu lý lịch Học viện Tư pháp thì xin mời các bạn theo dõi những thông tin hướng dẫn chi tiết ngay sau đây:

2.1. Viết phần đầu của Sơ yếu lý lịch Học viện Tư pháp

Phần nội dung mở đầu của sơ yếu lý lịch Học viện Tư pháp sẽ đảm nhiệm nhiều yếu tố, gồm thể thức văn bản, nội dung, tên văn bản.

- Quốc hiệu, Tiêu ngữ:

Đầu tiên, bạn cần đảm bảo trong sơ yếu lý lịch Học viện Tư pháp cần phải có dòng Quốc hiệu và dòng Tiêu ngữ. Hai dòng này được trình bày ở trên cùng, lùi về phía bên trái của sơ yếu lý lịch. Viết Quốc hiệu - Tiêu ngữ cần đảm bảo đúng theo quy định của văn bản hành chính. 

Viết phần đầu của Sơ yếu lý lịch Học viện Tư pháp

- Tên văn bản:

Phía dưới chính là tên văn bản SƠ YẾU LÝ LỊCH được viết in hoa và chọn kiểu chữ đậm. Với tên văn bản bạn cần chọn cỡ chữ to hơn cỡ chữ trong văn bản. Mục đích của việc này là để làm nổi bật lên loại hình văn bản chi tiết. 

- Ảnh thẻ:

Phía bên tay phải của sơ yếu lý lịch, mép trên cùng của ô dán ảnh sẽ thấp hơn so với dòng Quốc hiệu nhưng cao hơn so với dòng Tiêu ngữ. 

Ảnh dán trong sơ yếu lý lịch Học viện Tư pháp cần là ảnh có cỡ ảnh là (4x6), được dán ngay ngắn vào đúng ô dán ảnh đã được định hình sẵn. 

Trình bày chi tiết phần Sơ yếu lý lịch Học viện Tư pháp

Đó là những yếu tố có trong phần mở đầu của mẫu sơ yếu lý lịch Học viện Tư pháp. Phần này không có gì khó khăn trong việc trình bày.

2.2. Viết phần nội dung trong Sơ yếu lý lịch Học viện Tư pháp

Nội dung bên trong của bản Sơ yếu lý lịch tư pháp được chia làm hai phần chính gồm: Phần thông tin về bản thân người khai lý lịch và phần thông tin gia đình của người khai lý lịch. Các mục này cách điền cũng giống với cách viết sơ yếu lý lịch mà chúng ta thường dùng để kê khai xin việc,...

Để biết cách điền nội dung, chúng ta sẽ tham khảo chi tiết từng phần:

2.2.1. Viết phần Bản thân trong lý lịch Học viện Tư pháp

Phần này chủ yếu trình bày tất cả những thông tin khái quát về bản thân người khai lý lịch, cụ thể như sau:

- “Họ tên”: Bạn cần phải viết tên của mình chính xác, viết tên thật được khai sinh trong giấy khai sinh. Tên cần phải viết bằng chữ in hoa.

- “Giới tính”: Trong sơ yếu lý lịch Học viện Tư pháp đã ghi sẵn Nam/Nữ, bạn có giới tính nào thì bạn hãy lấy bút gạch vào giới tính còn lại. 

Ví dụ, bạn là giới tính Nữ thì bạn hãy lấy bút gạch vào chữ “Nam”.

Viết phần Bản thân trong lý lịch Học viện Tư pháp

- “Sinh ngày, tháng, năm”: Bạn cần ghi đúng ngày sinh của mình, thông tin trùng khớp với thông tin trong giấy khai sinh/Căn cước công dân. 

Bạn có thể ghi phần này theo lối định dạng: … / …. / … (ngày / tháng / năm).

- “Nơi sinh”: Bạn chỉ cần cần ghi rõ tỉnh, thành phố bạn được sinh ra. 

- “Đơn vị công tác”: Bạn ghi rõ tên công ty, đơn vị mà bạn đã/đang công tác, làm việc, học tập.

- “Chức vụ hiện tại”: Nếu là học sinh bạn ghi “Học sinh”, nếu là sinh viên bạn ghi “sinh viên”, nếu là chuyên viên thì bạn ghi “Chuyên viên”...

- “Nơi cư trú”: Bạn cần phải ghi rõ về các thông tin gồm: số nhà, tên đường phố nơi bạn ở, tên xã/phường của bạn, tên tỉnh/thành phố. 

- “Hộ khẩu thường trú”: Bạn ghi thông tin chi tiết về địa chỉ nơi bạn đăng ký hộ khẩu thường trú.

- “Địa chỉ liên hệ”: Bạn ghi rõ địa chỉ nơi bạn có thể liên hệ được, nơi bạn ở hiện tại để tiện cho việc liên hệ được với bạn.

- “Dân tộc”, “Tôn giáo”, “Quốc tịch”: Bạn ghi đúng thông tin.

- “Điện thoại liên hệ”, “Email”: Bạn ghi chính xác số liên hệ cá nhân để phục vụ cho việc liên lạc được với bạn.

- “Ngày vào Đoàn/Đảng”: Bạn ghi rõ ràng thời gian ngày/tháng/năm.

- “Tình trạng sức khỏe”: Bạn hãy ghi “Tốt”, “Ổn định”, “Không mắc các bệnh truyền nhiễm/Hiểm nghèo”...

- “Chiều cao”, “Cân nặng”: Ghi đúng số đo của bạn, đơn vị tính bằng “m” và “kg”.

- Số Chứng minh thư nhân dân hoặc là số thể Căn cước công dân: Bạn ghi đúng thông tin số ghi trên thẻ và ghi rõ ngày tháng cấp, năm cấp, nơi cấp.

Các thông tin cơ bản về bản thân người khai lý lịch

Trong phần đầu tiên về bản thân người khai lý lịch cũng sẽ có thông tin về Quá trình học tập của người khai lý lịch, phần này được trình bày theo bảng nội dung. 

Bên trong bảng sẽ được chia thành hai cột, cột đầu tiên là thông tin về thời gian chi tiết từ ngày nào đến ngày nào/năm, cột thứ hai chính là thông tin về nơi người khai lý lịch học tập, công tác và thông tin về chức vụ được đảm nhiệm tương ứng với từng mốc thời gian.

Những thông tin này bạn chỉ cần ghi đơn giản, đủ để người đọc hiểu được bạn học tập ở đâu, giữ chức vụ gì?...

2.2.2. Viết phần gia đình trong sơ yếu lý lịch Học viện Tư pháp

Đối với phần gia đình, bạn nêu những thông tin cơ bản về  bố mẹ đẻ, vợ/chồng, thông tin về các con.

Những đối tượng này đều được khai báo rõ về họ tên chính xác, ngày tháng năm sinh, số điện thoại. Riêng với phần tên của các con thì không cần ghi số điện thoại.

Viết phần gia đình trong sơ yếu lý lịch Học viện Tư pháp

2.3. Viết phần kết của Sơ yếu lý lịch Học viện Tư pháp

Phần kết của Sơ yếu lý lịch Học viện Tư pháp sẽ là lời cam kết về mức độ chính xác của lời khai, những thông tin được đưa vào trong Sơ yếu lý lịch Học viện Tư pháp. Kèm theo đó sẽ là trách nhiệm của cá nhân khai lý lịch trước pháp luật về tính xác thực của các thông tin được khai trong sơ yếu lý lịch.

Cuối cùng sẽ là phần xin “Xác nhận của Cơ quan có thẩm quyền” và ghi rõ địa điểm, thời gian khai Sơ yếu lý lịch Học viện Tư pháp, kèm theo phần chữ ký và ghi rõ họ tên.

Xem thêm: Quy định về xác nhận sơ yếu lý lịch ở nơi tạm trú hiện nay

3. Lưu ý khi chuẩn bị mẫu Sơ yếu lý lịch Học viện Tư pháp

Mẫu Sơ yếu lý lịch Học viện Tư pháp cần được chuẩn bị thành hai bản theo đúng mẫu lý lịch của Học viện Tư pháp cung cấp, 

Sau khi đã chuẩn bị đầy đủ về mặt nội dung của mẫu Sơ yếu lý lịch Học viện Tư pháp rồi thì cần phải được những đơn vị, các cơ quan có thẩm quyền về mặt pháp lý để tiến hành xác nhận.

Lưu ý khi chuẩn bị mẫu Sơ yếu lý lịch Học viện Tư pháp

Xác nhận sơ yếu lý lịch Học viện Tư pháp cần có chữ ký của người có thẩm quyền (Chủ tịch của UBND các cấp hoặc là Thủ trưởng đơn vị), sau đó được đóng dấu theo đúng quy định.

Như vậy, mẫu Sơ yếu lý lịch Học viện Tư pháp khá đơn giản, ngắn gọn với những thông tin cơ bản nhất. Các bạn có thể tham khảo nhiều mẫu lý lịch khác được chia sẻ và hướng dẫn cách viết chi tiết từng mẫu lý lịch trên hệ thống vieclam123.vn.

Đơn xin dự tuyển lớp trung cấp chính trị

Ngoài thông tin về mẫu Sơ yếu lý lịch Học viện Tư pháp, các bạn còn có thể viết và chuẩn bị đơn xin dự tuyển lớp trung cấp chính trị thông qua bài hướng dẫn bên dưới:

Đơn xin dự tuyển lớp trung cấp chính trị

 Điểm: 2.9  (17 bình chọn)

BÀI VIẾT LIÊN QUAN
Hướng dẫn cách điền mẫu Sơ yếu lý lịch đi Nhật đúng quy chuẩn
Mẫu sơ yếu lý lịch đi Nhật được viết ra phục vụ cho mục đích gì? Nếu là đối tượng cần viết, bạn đã biết cách hoàn thiện nội dung cho giấy tờ này chưa?

15/10/2021

Hướng dẫn viết mẫu mẫu 2a-BNV/2007- Sơ yếu lý lịch cán bộ công chức
Mẫu 2a-BNV/2007 là gì? Có gì trong mẫu 2a-BNV/2007- Sơ yếu lý lịch cán bộ công chức và cách viết như thế nào? Tìm hiểu ngay!

14/10/2021

Hướng dẫn cách in Sơ yếu lý lịch A3 tạo mẫu chuyên nghiệp
Cách in Sơ yếu lý lịch A3 như thế nào để có những thao tác vừa nhanh chóng, lại đơn giản? Bài viết sau hướng dẫn bạn cách in sơ yếu lý lịch A3 chuẩn.

14/10/2021

Cách hoàn thiện nội dung mẫu sơ yếu lý lịch theo thông tư 12/2012
Mẫu sơ yếu lý lịch theo thông tư 12/2012 là gì? Hoàn thiện nội dung cho mẫu văn bản này như thế nào? Hãy tìm hiểu cụ thể vấn đề này qua bài viết bên dưới.

14/10/2021