close
cách
cách cách cách cách cách

Thông tin tổng hợp về mẫu hợp đồng tư vấn giám sát chuẩn nhất

image

CHIA SẺ BÀI VIẾT

Mẫu hợp đồng tư vấn giám sát là bản hợp đồng được sử dụng phổ biến trong lĩnh vực xây dựng. Vì thế mà các thông tin liên quan đến mẫu hợp đồng cần được nắm bắt đầy đủ và chi tiết để phục vụ cho quá trình soạn thảo hợp đồng. Nếu bạn đang tìm hiểu về hợp đồng tư vấn giám sát thì đừng bỏ lỡ bài viết dưới đây nhé!

1. Thông tin chung về mẫu hợp đồng tư vấn giám sát

1.1. Hiểu thế nào về hợp đồng tư vấn giám sát

Mẫu hợp đồng tư vấn giám sát hay còn gọi là hợp đồng dịch vụ tư vấn giám sát công trình xây dựng. Đây là văn bản thỏa thuận được ký kết giữa hai bên là bên chủ đầu tư và bên cung cấp dịch vụ tư vấn giám sát công trình. 

Dựa theo thông tư số 08/2016/TT-BXD ban hành vào ngày 10 tháng 03 năm 2016 thì mẫu hợp đồng tư vấn giám sát thuộc loại hợp đồng tư vấn xây dựng và được Bộ xây dựng quy định rất rõ ràng về những thông tin liên quan. Chính vì thế mà trong quá trình sử dụng hay soạn thảo hợp đồng tư vấn giám sát thì người soạn thảo cần tìm hiểu kỹ về hợp đồng tư vấn xây dựng mà Bộ Xây dựng đã ban hành các văn bản kèm theo.

Mẫu hợp đồng tư vấn giám sát là gì
Mẫu hợp đồng tư vấn giám sát là gì

Trong quá trình xây dựng thì tư vấn giám sát là một trong những quy trình quan trọng, nhất là với những công trình có quy mô lớn. Sử dụng dịch vụ tư vấn giám sát sẽ giúp chủ đầu tư có thể kiểm soát và nắm bắt về tiến độ, chất lượng thi công một cách chính xác, nhanh chóng và hiệu quả hơn. Từ đó đảm bảo công trình được xây dựng và hoàn thiện đúng về mặt thời gian cũng như chất lượng.

Hợp đồng tư vấn giám sát sẽ là văn bản cam kết và ràng buộc trách nhiệm giữa bên chủ đầu tư và bên cung cấp dịch vụ. Từ đó giúp cho hai bên có thể đạt được thống nhất chung và thực hiện tốt trách nhiệm của mình theo như cam kết trong hợp đồng.

1.2. Những căn cứ pháp lý về hợp đồng tư vấn giám sát

Việc soạn thảo, thành lập hay chỉnh sửa mẫu hợp đồng tư vấn giám sát sẽ được thực hiện dựa trên các căn cứ, cơ sở pháp lý như sau:

- Bộ luật Xây dựng năm 2014

- Bộ luật Xây dựng sửa đổi năm 2020

- Nghị định 37/2015/NĐ-CP của Chính phủ về các quy định chi tiết hợp đồng xây dựng ban hành ngày 22/04/2015.

Những căn cứ pháp lý liên quan
Những căn cứ pháp lý liên quan

- Thông tư số 08/2016/TT-BXD của Bộ Xây dựng về hợp đồng tư vấn

- Nghị định 50/2021/NĐ-CP sửa đổi và bổ sung với nghị định 37/2015/NĐ-CP về chi tiết nội dung hợp đồng ban hành ngày 1/4/2021.

Đây sẽ là những văn bản, cơ sở pháp lý mà các bạn cần quan tâm, tìm hiểu để có thể soạn thảo, chỉnh sửa hợp đồng tư vấn giám sát sao cho chuẩn và chính xác nhất.

1.3. Vai trò của mẫu hợp đồng tư vấn giám sát

Là một loại hợp đồng tư vấn, mẫu hợp đồng tư vấn giám sát có ý nghĩa nhất định trong việc thiết lập mối quan hệ hợp tác giữa chủ đầu tư và bên cung cấp dịch vụ tư vấn giám sát.

Với các hạng mục công trình lớn thì việc theo sát tiến độ thi công là rất quan trọng. Điều này sẽ đảm bảo công trình được xây dựng theo đúng thiết kế, đúng yêu cầu về chất lượng và số lượng các hạng mục. Tuy nhiên, chủ đầu tư sẽ không thể nào sát sao được, do vậy mà việc sử dụng tư vấn giám sát sẽ là điều rất phù hợp trong hoàn cảnh này. 

Mẫu hợp đồng tư vấn giám sát sẽ là văn bản mang tính pháp lý với việc quy định rõ về trách nhiệm cũng như quyền lợi của mỗi bên trong quá trình hợp tác với nhau. Từ đó đảm bảo hai bên thực hiện đúng trách nhiệm, vai trò của mình đã được nêu rõ trong hợp đồng. 

Vai trò của mẫu hợp đồng tư vấn giám sát
Vai trò của mẫu hợp đồng tư vấn giám sát

Thêm vào đó, dựa vào hợp đồng tư vấn giám sát sẽ có thể xác định được cách thức xử lý khi một trong hai bên vi phạm hợp đồng, không hoàn thành đúng trách nhiệm. Vì thế đây chính là cơ sở để xác định hình thức xử lý vi phạm.

Về cơ bản thì mẫu hợp đồng tư vấn giám sát sẽ là văn bản nêu rõ trách nhiệm, quyền lợi của mỗi bên. Đồng thời là cơ sở để xác định hình thức xử lý khi một trong hai bên không hoàn thành đúng trách nhiệm của mình và vi phạm nội dung trong hợp đồng.

2. Hướng dẫn thành lập mẫu hợp đồng tư vấn giám sát chi tiết

2.1. Những nội dung cơ bản cần có trong hợp đồng

Để có thể soạn thảo được một bản hợp đồng tư vấn giám sát chuẩn chỉnh thì bạn sẽ cần phải nắm bắt về những nội dung bắt buộc trong hợp đồng. Với mẫu hợp đồng này thì các nội dung cần có bao gồm:

- Thông tin cụ thể của các bên tham gia ký kết hợp đồng

- Mô tả về các công việc cần thực hiện

- Thông tin về chi phí, thanh toán và tạm ứng

- Thông tin về tiến độ thực hiện

Nội dung cơ bản trong hợp đồng
Nội dung cơ bản trong hợp đồng

- Thông tin về bảo hiểm

- Những rủi ro hay các sự kiện mang tính bất khả kháng

- Thông tin về các điều khoản vi phạm hợp đồng

- Thông tin về việc quyết toán hợp đồng

- Chữ ký xác nhận của các bên tham gia

Những nội dung kể trên sẽ là những nội dung chính cần được nêu rõ trong mẫu hợp đồng tư vấn giám sát. Việc cập nhật chi tiết và đầy đủ những nội dung trên sẽ giúp bạn có được bản hợp đồng chuẩn cho mình.

2.2. Cách viết hợp đồng tư vấn giám sát

2.2.1. Cung cấp đầy đủ thông tin các bên tham gia hợp đồng

Trong mẫu hợp đồng tư vấn giám sát thì thông tin của các bên tham gia đóng vai trò rất quan trọng. Đây là căn cứ để xác nhận, để liên lạc cũng như để đảm bảo tính pháp lý, chính xác của hợp đồng. 

Những thông tin cần cung cấp bao gồm: tên giao dịch của công ty, địa chỉ, tên người đại diện, chức vụ, số điện thoại, email, số fax, số tài khoản, giấy đăng ký kinh doanh, mã số thuế. Trong trường hợp được ủy quyền ký hợp đồng thì cần ghi rõ giấy xác nhận ủy quyền số bao nhiêu và được lưu trữ kèm theo hợp đồng được ký kết.

Cách viết hợp đồng
Cách viết hợp đồng

Thêm vào đó, nếu là liên danh các nhà thầu thì cần cung cấp đầy đủ tên của những thành viên trong liên danh đó. Cùng với đó là cử người đại diện trong liên danh thực hiện việc ký kết hợp đồng.

2.2.2. Nêu rõ ràng và chi tiết về những thỏa thuận được thống nhất

Các thỏa thuận được thống nhất sẽ khá đa dạng. Ví dụ như về chi phí, số tiền cần thanh toán, số tiền tạm ứng trước. Phạm vi, khối lượng công việc của mỗi bên, hình thức xử lý khi vi phạm hợp đồng là gì,...

Có rất nhiều vấn đề, nội dung cần được đưa ra thỏa thuận và thống nhất. Vì thế mà khi đã có sự nhất trí về những nội dung này, cần ghi rõ ràng ở trong hợp đồng. Chia các nội dung thành từng điều khoản riêng biệt. Đảm bảo cả hai bên đều hiểu đúng và chính xác những vấn đề được cập nhật trong hợp đồng để có thể thực hiện và tuân thủ đúng nhất.

2.2.3. Có thể ghi kèm các định nghĩa và diễn giải

Bởi vì hợp đồng cần được soạn thảo chính xác, bao gồm cả việc sử dụng những thuật ngữ trong lĩnh vực xây dựng. Vì thế để đảm bảo nội dung được hiểu đúng thì người soạn thảo có thể thêm phần định nghĩa, diễn giải từ ngữ để chắc chắn bản hợp đồng tư vấn giám sát được hiểu theo nghĩa chuẩn nhất.

Hơn hết, việc thêm phần nội dung này cũng cho thấy được sự chuyên nghiệp và chỉn chu trong quá trình soạn thảo, thành lập mẫu hợp đồng.

Phần nội dung các điều khoản là phần thông tin quan trọng nhất. Vì thế mà người soạn thảo cần có sự chuẩn chỉnh trong từng câu từ được sử dụng. 

Ghi kèm các định nghĩa
Ghi kèm các định nghĩa

2.3. Chú ý gì với hợp đồng tư vấn giám sát

- Hợp đồng tư vấn giám sát không được có lỗi sai chính tả

- Hình thức của hợp đồng cần được chỉn chu, đúng theo quy định về hợp đồng tư vấn mà bộ Xây dựng quy định.

- Các thông tin trong hợp đồng cần chính xác tuyệt đối, không giả mạo thông tin hay kê khai bừa bãi.

- Hợp đồng cần được ký kết và xác nhận bởi các bên tham gia vào hợp đồng. Việc thiếu chữ ký của bên nào cần được ghi rõ lý do bên dưới.

- Sử dụng các mẫu hợp đồng có sẵn để tiết kiệm thời gian và có được bản hợp đồng chuẩn hơn. Dưới đây là mẫu hợp đồng tư vấn giám sát các bạn có thể tham khảo.

Link tải: mau-hop-dong-tu-van-giam-sat.docx

Trên đây là toàn bộ chia sẻ về mẫu hợp đồng tư vấn giám sát. Hy vọng rằng các bạn đã nắm bắt được thông tin quan trọng về mẫu cũng như hiểu được cách soạn thảo hợp đồng chuẩn nhất.

Hướng dẫn cách viết mẫu hợp đồng thử việc chi tiết và chuẩn nhất

Mẫu hợp đồng thử việc có ý nghĩa gì và cách soạn thảo chi tiết ra sao? Để giúp bạn có được một bản hợp đồng thử việc chuẩn nhất thì đừng bỏ lỡ bài viết sau đây nhé!

Mẫu hợp đồng thử việc

BÀI VIẾT LIÊN QUAN
đối phó nỗi sợ hãi trong quá trình phỏng vấn
Tìm hiểu lý do và cách đối phó nỗi sợ hãi trong quá trình phỏng vấn
Chúng ta cần phải làm gì để đối phó nỗi sợ hãi trong quá trình phỏng vấn? Nỗi sợ hãi sẽ gây ra những điều gì và nguyên nhân của nỗi sợ hãi đó là gì? Hãy cùng tìm hiểu chi tiết với vieclam123.vn qua bài viết dưới đây.

Kế toán bán hàng xin việc
Cách thức chuẩn bị giúp ứng viên Kế toán bán hàng xin việc hiệu quả
Nhu cầu của công việc Kế toán bán hàng hiện nay như thế nào? Kế toán bán hàng xin việc cần những tố chất gì? Khi xin việc, Kế toán bán hàng cần chuẩn bị những gì? Hãy cùng bài viết sau đây của vieclam123.vn khám phá.

câu hỏi phỏng vấn Nhân viên kinh doanh vé máy bay
Khám phá trọn bộ câu hỏi phỏng vấn Nhân viên kinh doanh vé máy bay
Làm cách nào để chuẩn bị các câu hỏi phỏng vấn Nhân viên kinh doanh vé máy bay để trả lời một cách hiệu quả? Đặt câu hỏi thông minh trong buổi phỏng vấn đối với vị trí Nhân viên Kinh doanh vé máy bay như thế nào? Hãy cùng vieclam123.vn tìm hiểu.

câu hỏi phỏng vấn Nhân viên kinh doanh tour
Trọn bộ câu hỏi phỏng vấn Nhân viên kinh doanh tour và cách trả lời
Tìm hiểu về những câu hỏi phỏng vấn Nhân viên kinh doanh tour thường gặp nhất và cách trả lời những câu hỏi này theo hướng đi có thể gây ấn tượng với Nhà tuyển dụng thông qua bài viết dưới đây của vieclam123.vn.