close
cách
cách cách cách cách cách

Nội dung và hướng dẫn soạn thảo mẫu hợp đồng ngoại thương mới nhất

image

CHIA SẺ BÀI VIẾT

Hợp đồng ngoại thương được sử dụng như một minh chứng cho các giao dịch thương mại quốc tế. Trong trường hợp này, hợp đồng ngoại thương còn được biết đến là hợp đồng xuất nhập khẩu, ghi lại những thỏa thuận giữa bên mua và bên bán. Vậy hợp đồng ngoại thương có những đặc điểm như thế nào? Nội dung hợp đồng ngoại thương bao gồm những gì? Cùng tìm hiểu cách soạn thảo mẫu hợp đồng ngoại thương qua bài viết sau đây nhé!

1. Tìm hiểu về hợp đồng ngoại thương

1.1. Hợp đồng ngoại thương là gì?

Hợp đồng ngoại thương, hay hợp đồng xuất khẩu, là tài liệu ghi lại những điều khoản giao dịch giữa bên mua và bên bán. Điểm khác biệt ở đây là bên mua và bên bán đến từ 2 quốc gia khác nhau.

Tìm hiểu về hợp đồng ngoại thương
Tìm hiểu về hợp đồng ngoại thương

Hợp đồng ngoại thương phải quy định rõ trách nhiệm của bên mua và bên bán. Bên bán có trách nhiệm phải cung cấp hàng hóa đúng chủng loại, mẫu mã và số lượng cho bên bán trong tình trạng tốt nhất. Bên cạnh đó, hóa đơn chứng từ cần thiết cũng phải được chuyển giao đầy đủ. Mặt khác, bên bán có trách nhiệm thanh toán tiền hàng đầy đủ và đúng hạn.

Hợp đồng ngoại thương hợp lệ phải có đầy đủ các thông tin cần thiết, được trình bày theo đúng quy chuẩn và có chữ ý hoặc con dấu của cả bên mua và bên bán.

1.2. Điều kiện để làm hợp đồng ngoại thương

Hợp đồng ngoại thương có giá trị pháp lý và liên quan đến toàn bộ quá trình giao dịch mua bán hàng hóa giữa hai bên. Bởi vậy cả bên bán và bên mua đều phải có tư cách pháp lý hợp lệ và có trụ sở kinh doanh ở các quốc gia khác nhau. Đồng thời bên mua và bên bán đều không vướng vào những truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc trách nhiệm kinh tế.

Cả bên bán và bên mua đều phải có tư cách pháp lý
Cả bên bán và bên mua đều phải có tư cách pháp lý

Bên cạnh đó, hàng hóa mua bán phải nằm trong danh mục hàng hóa được phép mua bán theo quy định của pháp luật hiện hành. Đồng thời hàng hóa cũng phải thuộc danh mục hàng được phép vận chuyển ra vào biên giới các quốc gia.

Đồng tiền sử dụng để thanh toán có thể là ngoại tệ thuộc một trong hai bên hoặc cả hai bên. Hợp đồng phải được biên soạn thành văn bản và được trình bày theo đúng quy chuẩn quy định.

2. Hợp đồng ngoại thương bao gồm những nội dung nào?

Mời các bạn tải về mẫu hợp đồng ngoại thương tham khảo để có sự hình dung rõ ràng hơn về mẫu hợp đồng này

mau-hop-dong-ngoai-thuong.docx

2.1. Phần thông tin của bên mua và bên bán

Bất cứ hợp đồng nào cũng phải bao gồm thông tin của các bên tham gia. Mẫu hợp đồng ngoại thương cũng vậy. Hợp đồng ngoại thương bao gồm số hợp đồng, ngày ký kết hợp đồng, thông tin của cả bên mua và bên bán và thông tin về hàng hóa giao dịch.

Thông tin bên mua và bên bán phải chính xác và rõ ràng
Thông tin bên mua và bên bán phải chính xác và rõ ràng

Cụ thể, trong hợp đồng ngoại thương có ghi chép cụ thể tên công ty, tên và chức vụ của người đại diện, trụ sở công ty, tên ngân hàng và tài khoản ngân hàng, và mã số thuế của cả bên mua và bên bán.

2.2. Các điều khoản đã được thống nhất

Trong mẫu hợp đồng ngoại thương cũng ghi lại các điều khoản đã được thống nhất sau quá trình đàm phán giữa hai bên.Thông thường, trong hợp đồng ngoại thương sẽ bao gồm những điều khoản sau đây:

- Định nghĩa về các khái niệm như “tài liệu liên quan”, “giá trị hợp đồng”, “bảng giá”, “hàng cung cấp”, “giá hàng cung cấp” và “Last Major Shipment” (Giao hàng chủ yếu cuối cùng).

- Phạm vi hợp đồng, bao gồm trách nhiệm của mỗi bên. Trong đó ghi rõ thông tin hàng hóa mà bên bán sẽ cung cấp. Thông tin của hàng hóa cần có: Tên hàng, nhà sản xuất, nhà cung cấp, số lượng, chất lượng, xuất xứ nguồn gốc, đóng gói, giá cả và mã hiệu hàng hóa.

Các điều khoản trong hợp đồng đều phải được thống nhất
Các điều khoản trong hợp đồng đều phải được thống nhất

- Giá trị hợp đồng, trong đó ghi rõ tổng giá trị hợp đồng, giá trị vật tư thiết bị và giá dịch vụ.

- Điều kiện giao hàng được ghi rõ ràng, bao gồm thông tin về cảng xếp hàng, cảng đích, thời gian giao hàng, được phép giao hàng từng phần hay không, được pháp chuyển tải hay không và trách nhiệm của bên bán phải thông báo thời gian giao hàng cho bên mua.

- Phương thức thanh toán, bao gồm phương thức đặt cọc và các chứng từ cần thiết.

- Điều khoản thuê tàu.

- Điều khoản bảo hiểm.

- Kiểm tra hàng hóa.

- Điều khoản về bảo hành hàng hóa.

- Bảo lãnh thực hiện hợp đồng.

- Điều khoản chấm dứt hợp đồng.

- Trách nhiệm pháp lý/ Phạt nếu hàng hóa được giao chậm hơn thời gian giao hàng đã thỏa thuận.

- Điều khoản quy định về các trường hợp bất khả kháng.

- Trọng tài kinh tế.

- Luật điều chỉnh hợp đồng tuân theo luật của quốc gia nào.

- Không chuyển nhượng hợp đồng mà không có sự đồng ý của cả hai bên.

- Ngôn ngữ và hệ thống đo.

Điều kiện giao hàng cần được ghi rõ ràng
Điều kiện giao hàng cần được ghi rõ ràng

Cuối cùng là xác nhận, chữ ký và con dấu của người đại diện cho hai công ty. Hợp đồng được làm thành hai bản do mỗi bên ký một bản. Nội dung cụ thể của từng hợp đồng sẽ có những sự khác nhau tùy thuộc vào hoàn cảnh thực tế, tuy nhiên nhìn chung thì trong hợp đồng ngoại thương sẽ có những điều khoản cơ bản như trên.

3. Mẫu hợp đồng ngoại thương bằng tiếng Anh

Hợp đồng ngoại thương bằng tiếng Anh sẽ mở đầu bằng “CONTRACT” hoặc “SALES CONTRACT”. Tiếp theo sẽ đến số hợp đồng (No…), ngày ký hợp đồng (Date) và các thông tin về hai bên mua bán.

Sau đây là một số từ vựng có thể sẽ hữu ích đối với bạn khi soạn thảo mẫu hợp đồng ngoại thương bằng tiếng Anh:

+ Contract/ Sales Contract: Hợp đồng.

+ Company: Công ty.

+ Address: Địa chỉ.

+ Presented by…: Đại diện bởi…

+ The Seller: Bên bán.

+ The Buyer: Bên mua.

+ Terms and conditions: Các điều khoản và điều kiện.

+ Commodity: Tên thương mại của hàng hóa.

+ Quality/ Specification: Chất lượng hàng hóa.

+ Quantity: Khối lượng, số lượng.

+ Price : Giá.

+ Shipment: Vận tải.

+ Packing and Marking: Quy cách đóng gói và mã hiệu hàng hóa.

+ Payment: Thanh toán.

+ Collection: Thanh toán nhờ thu.

+ Clean collection: Nhờ thu phiếu trơn.

+ Document against payment D/P: Nhờ thu trả tiền lấy chứng từ.

+ Document against Acceptance payment D/A: Nhờ thu chấp nhận trả tiền lấy chứng từ.

+ Remittance: Chuyển tiền.

+ Currency of payment: Đồng tiền thanh toán.

+ Time of payment: Thời hạn thanh toán.

+ Bill of exchange: Hối phiếu.

+ Clean bill of lading: Vận đơn đường biển sạch.

+ Insurance policy/ Insurance Certificate: Giấy chứng nhận bảo hiểm.

+ Commercial invoice: Hóa đơn thương mại.

+ Certificate of Quality: Giấy chứng nhận phẩm chất hàng hóa.

+ Certificate of Quantity: Giấy chứng nhận số lượng, trọng lượng hàng hóa.

+ Certificate of Origin: Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa.

+ Packing list: Giấy chứng nhận đóng gói bao bì.

+ Warranty: Điều khoản.

Mẫu hợp đồng ngoại thương bằng tiếng Anh
Mẫu hợp đồng ngoại thương bằng tiếng Anh

Cách trình bày mẫu hợp đồng ngoại thương bằng tiếng Anh cũng tương tự như cách trình bày mẫu hợp đồng ngoại thương bằng tiếng Việt.

Trên đây bài viết đã tổng hợp và cung cấp cho bạn đọc những thông tin về mẫu hợp đồng ngoại thương, điều kiện để làm hợp đồng ngoại thương và những nội dung cần có trong loại hợp đồng này. Hợp đồng sau khi hoàn thành phải được gửi cho cả hai bên để xem xét và thỏa thuận đi đến thống nhất sau cùng, Hợp đồng sau khi có chữ ký và con dấu của cả hai bên thì sẽ được coi là hợp lệ và có giá trị pháp lý.

Mẫu hợp đồng dịch vụ tư vấn

Khái niệm mẫu hợp đồng dịch vụ tư vấn là gì? Xem thêm vai trò và đặc điểm của mẫu hợp đồng dịch vụ tư vấn và đặc điểm pháp lý của hợp đồng dịch vụ tư vấn qua bài viết sau đây nhé!

Mẫu hợp đồng dịch vụ tư vấn

BÀI VIẾT LIÊN QUAN
cửa hàng nhượng quyền là gì
Cửa hàng nhượng quyền là gì và cách xây dựng cửa hàng nhượng quyền?
Bạn muốn mở rộng mô hình kinh doanh của mình bằng cửa hàng nhượng quyền? Bạn không biết cửa hàng nhượng quyền là gì? Bạn không biết xây dựng cửa hàng nhượng quyền như thế nào? Cùng vieclam123.vn tìm hiểu sau đây nhé!

Brand health là gì
Brand health là gì? Cách thức đo lường và cải thiện Brand health.
Brand health (sức khỏe thương hiệu) là một trong những yếu tố quan trọng nhất đánh giá sự phát triển của thương hiệu doanh nghiệp. Vậy Brand health là gì? Đo lường như thế nào?, chúng ta cùng vieclam123.vn tìm hiểu sau đây nhé!

quản lý là làm gì
Quản lý là làm gì? Vai trò quan trọng của quản lý trong tổ chức
Quản lý là làm gì? Quản lý là một bộ phận phận quan trọng trong bất kỳ tổ chức nào, với vai trò kiểm soát hoạt động và định hướng kế hoạch phát triển.

Ngành điện điện tử làm gì
Ngành điện điện tử làm gì? Lý do bạn nên học ngành điện điện tử?
Ngành điện điện tử làm gì? Ngành điện điện tử là ngành học vô cùng hữu ích và áp dụng thực tế rất nhiều. Chương trình học vô cùng bài bản và chuyên sâu.