Nhu cầu ủy quyền sử dụng đất của con người ngày càng tăng, và khi các bên ủy quyền sử dụng đất cho nhau đều muốn nhận được những giá trị, lợi ích nhất định nào đó. Tuy nhiên, không phải trường hợp nào cũng được ủy quyền và nếu thuộc trường hợp ủy quyền thì cần phải có giấy ủy quyền sử dụng đất, cho phép sử dụng đất theo đúng quy định của pháp luật. Cùng tìm hiểu bài viết dưới đây để hiểu rõ hơn về mẫu giấy ủy quyền sử dụng đất nhé!
MỤC LỤC
Giấy ủy quyền sử dụng đất được sử dụng khi chủ sở hữu đất muốn ủy quyền hợp pháp cho tổ chức, cá nhân thay mình sử dụng miếng đất đó, đây được xem là một văn bản quan trọng bà có giá trị pháp lý cao. Thực tế, nếu chủ sở hữu đất vì một số lý do nào đó không thể thực hiện các thủ tục liên quan tới đất đai thì hoàn toàn có thể ủy quyền cho bạn bè, người thân… giúp bạn thực hiện các thủ tục, giấy tờ liên quan tới việc mua bán đất, tài sản liên quan tới đất.
Mẫu giấy ủy quyền sử dụng đất có giá trị, chức năng tương đương hợp đồng ủy quyền sử dụng đất, cần có các bên sử dụng đất và bên ủy quyền đất thỏa thuận với nhau rõ ràng các điều khoản, quy định sử dụng. Bên được ủy quyền phải thực hiện các công việc nhân danh bên ủy quyền và bên ủy quyền nếu pháp luật có quy định hoặc nếu có thỏa thuận thì chỉ cần trả thù lao.
Không phải ai cũng có thể làm giấy ủy quyền sử dụng đất, tùy vào một số trường hợp như:
- Người làm giấy ủy quyền không ở trong nước mà đang ở nước ngoài hoặc khu vực khác không thuận tiện trong quá trình sử dụng, quản lý đất.
- Người ủy quyền vẫn có thể làm chủ được hành vi của mình và chưa mất khả năng nhận thức nhưng có sức khỏe không tốt nên không thể trực tiếp mua bán đất đai.
- Vợ hoặc chồng có thể ủy quyền đất đai cho nhau để định đoạt tài sản chung.
- Người ủy quyền sử dụng đất muốn ủy quyền cho đối tượng sử dụng đất vì không có quá nhiều kinh nghiệm, không hiểu biết về thủ tục chuyển nhượng đất đai.
Các nội dung trong mẫu giấy ủy quyền khá đơn giản, bạn chỉ cần trình bày cụ thể và rõ ràng các thông tin. Đồng thời, để đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của bên ủy quyền và bên được ủy quyền, giấy ủy quyền sử dụng đất cần được công chứng bởi cơ quan chức năng có thẩm quyền, tránh được những tranh chấp sau này.
Đây là văn bản pháp lý để ghi nhận bên ủy quyền sử dụng đất chỉ định cho bên được ủy quyền làm các công tác, thủ tục hay công việc liên quan tới việc sử dụng đất ở trong phạm vi mà giấy ủy quyền quy định rõ ràng.
Thực chất, giấy ủy quyền do bên ủy quyền đơn phương thực hiện hành vi pháp lý, do đó khi ủy quyền, bên nhận ủy quyền không cần có mặt hay tham gia, ủy quyền đơn phương.
Để hiểu hơn về giấy ủy quyền sử dụng đất, bạn có thể tải về tại đây:
mau-giay-uy-quyen-su-dung-dat.docx
Hoặc hợp đồng ủy quyền đất có giá trị tương đương, bạn có thể tham khảo tại đây:
Mau-giay-uy-quyen-su-dung-dat-cho-phep-su-dung-nha-dat.docx
Giấy ủy quyền sử dụng đất thường có các thông tin cơ bản sau: Thông tin của bên ủy quyền và bên được ủy quyền sử dụng đất, nội dung ủy quyền là gì, thời gian ủy quyền và đầy đủ chữ ký của các bên.
Đầu tiên, bên ủy quyền sử dụng đất cần ghi rõ thời gian, địa điểm viết lá đơn và kê khai chi tiết các thông tin của bên ủy quyền và bên được ủy quyền. Cụ thể, các thông tin gồm có: Họ và tên, nơi đăng ký hộ khẩu thường trú, số chứng minh nhân dân (căn cước công dân) gồm cả ngày cấp và địa chỉ cấp, quốc tịch, ngày sinh…
Nội dung ủy quyền và phạm vi ủy quyền cần ghi rõ ràng và chính xác như: Hiện trạng phần đất muốn ủy quyền gồm có các thông tin như vị trí, diện tích, số tờ bản đồ, số thửa, số trên giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (sổ đỏ) và thời gian được cấp phép… Bên ủy quyền sử dụng đất gần ghi rõ phạm vi được ủy quyền để kinh doanh, ở hay mua bán.
Sau đó, ghi rõ thời gian ủy quyền, từ ngày tháng năm nào tới ngày tháng năm nào, có thể là thời hạn, 1 năm, 2 năm hoặc tới khi hết thời hạn sử dụng mảnh đất. Quyền và nghĩa vụ của các bên cũng cần được ghi rõ ràng, ghi rõ nhưng thỏa thuận về việc xử lý các tài sản có trên đất, hoa lợi, lợi tức của các tài sản trên đất khi thực hiện trong thời gian ủy quyền thế nào…
Tiếp đó, các bên cần cam kết những điều khoản, chấp nhận các quy định có trong giấy ủy quyền và ký, ghi rõ họ tên của các bên.
Bạn cần biết rằng việc ủy quyền sử dụng đất không phải luôn mang lại lợi ích cho bên ủy quyền hay bên được ủy quyền bởi việc sử dụng đất có thể gặp phải bất lợi trong một số trường hợp.
Chỉ nên làm giấy ủy quyền sử dụng đất khi bản thân bạn biết được khả năng của người ủy quyền để có thể thực hiện những việc ủy quyền tại thực tế, thì mới có thể đảm bảo lợi ích tốt nhất khi có tranh chấp pháp lý xảy ra.
Theo quy định của pháp luật, hợp đồng ủy quyền hay giấy ủy quyền sử dụng đất không được sử dụng cho trường hợp mua bán đất, bởi giấy tờ này không có giá trị chuyển nhượng quyền sử dụng đất. Do đó, để tránh bất lợi, người mua đất không nên mua đất chỉ có giấy ủy quyền, và hợp đồng ủy quyền có thể chấm dứt trong một số trường hợp.
Chẳng hạn: Người ủy quyền thực hiện bán đất muốn chấm dứt hợp đồng ủy quyền đơn phương thì bên bán đất hoàn toàn được phép lấy lại đất và người mua đất chính là người được ủy quyền sử dụng đất sẽ gặp phải nhiều bất lợi.
Ngoài văn bản ủy quyền, trước khi tiến hành công chứng, bạn cần chuẩn bị những giấy tờ sau:
- Giấy tờ minh chứng thân nhân như chứng minh nhân dân, căn cước công dân của bên nhận ủy quyền và bên ủy quyền.
- Những giấy tờ, tài liệu có liên quan tới nội dung ủy quyền như: Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, trích lục sổ địa chính, quyền sử hữu nhà ở và những tài sản gắn liền với đất, quyết định hay bản án của tòa án về thừa kế, hôn nhân…
Trong quá trình ủy quyền, bên ủy quyền sử dụng đất vẫn là người chủ sở hữu mảnh đất muốn ủy quyền, do đó không nên chuyển nhượng quyền sử dụng đất thông qua cách ủy quyền bởi có thể khiến chủ sở hữu quyền sử dụng đất gặp phải rủi ro pháp lý.
Hy vọng qua bài viết này, bạn đã biết được mẫu giấy ủy quyền sử dụng đất và một số thông tin cần thiết. Giấy ủy quyền sử dụng đất và hợp đồng ủy quyền sử dụng đất có giá trị tương đương, bạn có thể soạn thảo một trong hai giấy tờ. Lưu ý trong quá trình ủy quyền sử dụng đất, tránh đề cập tới quyền chuyển nhượng trong hợp đồng, có thể khiến chủ sở hữu đất gặp phải những rủi ro không đáng có.
Bạn đang thuê nhà thuộc sở hữu của Nhà nước và giờ đây, bạn muốn mua lại căn nhà này, vậy thì bạn cần làm thủ tục và chuẩn bị các giấy tờ cần thiết, trong đó không thể thiếu đơn xin mua nhà thuộc sở hữu Nhà nước. Click ngay bài viết dưới đây để biết được những thông tin về đơn xin mua nhà thuộc sở hữu Nhà nước nhé!
MỤC LỤC
Chia sẻ