Khi khai thác một tài nguyên khoáng sản, bạn cần phải nhận được sự đồng ý của các cơ quan có thẩm quyền và khi khai thác cát cũng vậy. Để có thể được cấp phép khai thác cát thì các cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp cần làm đơn xin giấy phép khai thác cát. Vậy mẫu giấy phép khai thác cát là gì? Cùng tìm hiểu cách viết mẫu đơn xin giấy phép khai thác cát và một số thủ tục liên quan nhé!
MỤC LỤC
Để có được mẫu giấy phép khai thác cát thì cá nhân, tổ chức cần soạn thảo đơn xin giấy phép khai thác cát gửi tới các cơ quan có thẩm quyền nhằm mục đích xin khai thác cát tại khu vực nào đó.
Theo Luật khoáng sản 2010 Điều 82 có ghi rõ thẩm quyền cấp giấy phép khai thác cát gồm có:
- Giấy phép khai thác khoáng sản, giấy phép thăm dò khoáng sản để làm vật liệu xây dựng thông thường, khoáng sản ở khu vực khoáng sản phân tán, nhỏ lẻ, than bùn đã được khoanh định và công bố bởi Bộ Tài nguyên và Môi trường; giấy phép khai thác tận thu khoáng sản sẽ được cấp bởi Ủy ban nhân dân cấp tỉnh (Sở Tài Nguyên Môi trường).
- Nếu không thuộc thẩm quyền của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thì Bộ Tài nguyên và Môi trường sẽ cấp giấy phép khai thác khoáng sản, thăm dò khoáng sản.
Ngày nay, doanh nghiệp, cá nhân muốn khai thác cát thì phải đáp ứng các điều kiện sau đây:
- Khu vực muốn khai thác cát đã được phê duyệt thăm dò trữ lượng đảm bảo đúng với những quy hoạch liên quan.
- Khi khai thác cát cần có thiết bị, công nghệ, nhân lực chuyên ngành, phương pháp khai thác cát phù hợp.
- Đảm bảo cam kết bảo vệ môi trường theo quy định khi khai thác cát và có báo cáo đánh giá tác động môi trường; tổng số vốn của chủ sở hữu cần 30% số vốn đầu tư của dự án trở lên.
Bên cạnh đó, những nơi không có cá nhân, tổ chức đang thăm dò khoáng sản hợp pháp thì giấy phép khai thác cát sẽ không được hoạt động; những khu vực cấm hoạt động khoáng sản tạm thời hay không thuộc khu vực cấm, khu vực dự trữ khoáng sản của quốc gia.
Mẫu giấy phép khai thác cát chính lá đơn xin cấp giấy phép khai thác cát, bạn có thể tải về tại đây:
Giay-de-nghi-khai-thac-cat.docx
Phần mở đầu lá đơn cần có Quốc hiệu, Tiêu ngữ, địa danh và ngày tháng viết đơn, tên lá đơn và phần kính gửi lá đơn. Như đã nói ở trên, người nhận lá đơn là Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố hoặc Bộ Tài nguyên và Môi trường tại khu vực bạn xin khai thác cát.
Cá nhân, doanh nghiệp cần nêu rõ thông tin cá nhân của mình như họ tên, trụ sở, điện thoại, fax, nơi đăng ký hộ khẩu thường trú và địa chỉ hiện tại của người viết đơn, số điện thoại liên hệ và một số thông tin khác. Nếu là doanh nghiệp cần nêu rõ số giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, nơi cấp và ngày cấp.
Tiếp đến, trong đơn xin giấy phép khai thác cát, cá nhân, tổ chức cần viết kết quả hoạt động khai thác cát mà mình đã thăm dò, gồm địa chỉ và dựa theo quyết định nào. Các mục như: Trữ lượng khai thác, diện tích khai thác, phương pháp khai thác, công suất, mục đích, thời hạn, độ sâu khai thác cát phải ghi rõ ràng, đúng thông tin.
Cuối cùng, cá nhân, tổ chức cam kết chịu trách nhiệm trước lá đơn và ký, ghi rõ họ tên của mình.
Sau khi tìm hiểu thông tin về mẫu giấy phép khai thác cát, để có thể xin giấy phép khai thác cát dễ dàng, thuận lợi, bạn nên tham khảo trình tự, thủ tục khai thác cát được nêu trong Nghị định 158/2016/NĐ-CP qua phần dưới đây nhé!
Cá nhân, doanh nghiệp muốn kinh doanh khai thác cát thì cần phải chuẩn bị giấy tờ trong bộ hồ sơ như sau: Đơn đề nghị cấp phép khai thác cát (bản chính theo mẫu số 07 trong thông tư 45/2016/TT-BTNMT); dự án đầu tư khai thác cát cùng với quyết định phê duyệt; bản đồ khu vực khai thác khoáng sản (bản chính mẫu 24 trong Phụ lục 2 Thông tư số 45/2016/TT-BTNMT).
Bên cạnh đó, bạn cần chuẩn bị bản sao kèm bản chính hay bản sao có chứng thực các giấy tờ sau:
- Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hay giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, nếu doanh nghiệp tính đến ngày nộp hồ sơ xin phép khai thác cát đã thành lập được 1 năm thi cần nộp kèm báo cáo tài chính bản sao trong năm gần nhất.
- Quyết định phê duyệt lưu trữ lượng cát được cơ quan có thẩm quyền cấp.
- Các văn bản chứng minh vốn sở hữu; trường hợp đấu giá quyền khai thác cát ở nơi có ở nơi đã có kết quả thăm dò thì cần có văn bản xác nhận trúng đấu giá.
- Báo cáo kế hoạch bảo vệ môi trường, đánh giá tác động môi trường và quyết định do cơ quan quản lý nhà nước phê duyệt.
- Đối với nhà đầu tư trong nước cần có quyết định đầu tư chủ trương; với doanh nghiệp có yếu tố nước ngoài cần có giấy chứng nhận đăng ký đầu tư hoặc giấy đăng ký đầu tư.
Cơ quan có thẩm quyền tiếp nhận hồ sơ trong thời gian không quá 5 ngày và kiểm tra các giấy tờ, văn bản trong hồ sơ. Các cơ quan sẽ ban hành phiếu tiếp nhận đều hồ sơ hợp lệ. còn nếu thiếu tài liệu, văn bản hay nội dung của giấy tờ chưa đúng theo quy định của pháp luật thì cần gửi văn bản hướng dẫn cho các cá nhân, tổ chức, yêu cầu sửa chữa, bổ sung hồ sơ và việc ban hành hướng dẫn chỉ thực hiện 1 lần.
Cơ quan tiếp nhận hồ sơ kể từ ngày có phiếu tiếp nhận hồ sơ, trong thời gian không quá 25 ngày, cơ quan cần phải có trách nhiệm hoàn thiện kiểm tra diện tích khu vực, tọa độ của người đề nghị khai thác cát và kiểm tra thực địa; nếu cần phải lấy ý kiến của tổ chức, cơ quan hữu quan về những vấn đề liên quan tới giấy phép khai thác khoáng sản thì thực hiện như sau:
- Kể từ ngày hoàn thành các công việc kiểm tra, trong thời gian không quá 6 ngày, cơ quan tiếp nhận hồ sơ sẽ gửi tới những cơ quan có liên quan văn bản lấy ý kiến về việc cấp giấy phép khai thác cát.
- Cơ quan lấy ý kiến sau khi nhận văn bản xin ý kiến của cơ quan tiếp nhận hồ sơ, trong vòng 20 ngày cần phải trả lời bằng văn bản về vấn đề liên quan, còn nếu không có văn bản trả lời thì coi như cơ quan đã có được ý kiến đồng ý và trong thời gian này không tính vào thời gian thẩm định.
- Cơ quan tiếp nhận hồ sơ trong thời gian không quá 40 ngày cần phải thực hiện thẩm định hồ sơ, tài liệu và những nội dung có liên quan tới khai thác cát, xác định số tiền cần nộp để cấp quyền khai thác.
Cơ quan tiếp nhận hồ sơ trong thời gian 5 ngày kể từ ngày thẩm định hồ sơ thì cần có trách nhiệm hoàn chỉnh, trình các hồ sơ để cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép khai thác cát.
Cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp phép quyết định trong vòng 7 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ của cơ quan tiếp nhận hồ sơ, quyết định cấp giấy phép hoặc không cấp mẫu giấy phép khai thác cát, nếu không cấp phép thì cần trả lời rõ bằng văn bản kèm lý do.
Khi tiếp nhận hồ sơ từ cơ quan có thẩm quyền cấp phép, trong vòng 7 ngày, cơ quan tiếp nhận hồ sơ thông báo cho cá nhân, tổ chức xin cấp phép khai thác cát để nhận kết quả và thực hiện những nghĩa vụ theo đúng quy định. Thời gian này không tính thời gian cá nhân, tổ chức xin cấp phép cát nộp tiền lần đầu để cấp quyền.
Bởi vậy, doanh nghiệp, cá nhân đáp ứng đủ năng lực chuyên môn, năng lực tài chính và đủ điều kiện khai thác cát theo quy định của pháp luật sẽ được phép khai thác cát. Tùy theo quy mô và mục đích khai thác mà sẽ thực hiện nộp hồ sơ tại các ccn quan có thẩm quyền nêu trên và thời gian thực hiện dưới 90 ngày từ ngày cơ quan có thẩm quyền nhận hồ sơ hợp lệ.
Trên đây là mẫu giấy phép khai thác cát chi tiết cùng một số thông tin liên quan. Các cá nhân, tổ chức trong trường hợp muốn khai thác cát thì cần phải làm đơn xin cấp giấy phép khai thác cát gửi tới cơ quan có thẩm quyền, sau khi cơ quan tiếp nhận hồ sơ hợp lệ sẽ xem xét, giải quyết cấp giấy phép. Lá đơn xin cấp giấy phép khai thác cát cần đảm bảo đủ, đúng nội dung và ghi rõ khu vực cát muốn khai thác.
Nếu cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp muốn đấu nối cống thoát nước thì cần soạn thảo đơn xin cấp phép đấu nối cống thoát nước theo quy định. Truy cập bài viết bên dưới để biết được thông tin về đơn xin cấp phép đấu nối cống thoát nước nhé!
MỤC LỤC
Chia sẻ