close
cách
cách cách cách cách cách

Mẫu đơn xin trả lại đất cho Nhà nước nên soạn thảo thế nào?

image

CHIA SẺ BÀI VIẾT

Mẫu đơn xin trả lại đất cho Nhà nước được viết khi nào? Đọc bài viết dưới đây, bạn không chỉ được vieclam123.vn giới thiệu để hiểu mẫu đơn này là gì mà tất cả các quy định pháp lý liên quan và cách soạn thảo cũng được bật mí. Vậy nên, khi có nhu cầu trả lại đất cho nhà nước, hãy đọc để dáp dụng những hướng dẫn chi tiết được chia sẻ ngay sau đây.

1. Mẫu đơn xin trả lại đất cho Nhà nước hiểu như thế nào?

Đơn xin trả lại đất cho Nhà nước là mẫu văn bản được người dân soạn thảo với nội dung xin tự nguyện trả lại đất cho nhà nước. Mẫu đơn này nằm trong thủ tục thu hồi đất thuộc quyền sở hữu của Nhà nước. Cũng là nội dung được quy định trong Luật đất đai 2013.

Mẫu đơn xin trả đất lại cho Nhà nước
Mẫu đơn xin trả đất lại cho Nhà nước

Để dễ dàng lập văn bản đúng chuẩn, bạn hãy đọc tiếp thông tin bên dưới để từ hiểu đến làm trở nên dễ dàng hơn.

2. Mục đích, nội dung trong đơn xin trả lại đất cho Nhà nước

2.1. Mục đích soạn thảo đơn trả lại đất Nhà nước là gì?

Trong Luật đất đai (2013) quy định rõ ràng quyền sử dụng đất kèm theo những quyền liên quan tới đất do nhà nước cấp, cho thuê, giao cho sử dụng có trả tiền. Trong đó có trường hợp đối với đất thuộc loại cho thuê, giao cho có thời hạn (bao gồm trường hợp phải trả tiền hoặc không phải trả tiền), tiền sử dụng đất có nguồn gốc rõ ràng là từ ngân sách của Nhà nước, đất đó rơi vào các trường hợp như không có nhu cầu tiếp tục sử dụng nữa, cá nhân phá sản, giải thể, ... mà tự nguyện trả đất thì cần viết đơn xin trả lại đất cho nhà nước.

Mục đích của đơn trả đất cho Nhà nước để làm gì
Mục đích của đơn trả đất cho Nhà nước để làm gì?

Về bản chất, thông qua mẫu đơn, người viết sẽ trình bày về việc mình tự nguyện trả lại đất kèm theo lý do cụ thể.

2.2. Khi nào cần viết đơn xin trả lại đất Nhà nước?

Đơn xin trả đất lại cho nhà nước có bản chất tự nguyện. Khi người có quyền sở hữu ở trong những hoàn cảnh sau đây thì lập đơn gửi lên cơ quan có thẩm quyền giải quyết:

Thứ nhất đó là khi đã hết thời hạn hợp đồng sử dụng đất Nhà nước và cần trả lại, không tiếp tục thuê nữa.

Thứ hai, trả đất cho nhà nước khi không còn có nhu cầu tiếp tục sử dụng mặc dù hợp đồng hoặc thỏa thuận thời gian sử dụng đất chưa đến hạn.

Thứ ba, khi bản thân người sử dụng đất nhận thấy có những bất lợi, nguy cơ đe dọa tới sự an toàn của bản thân

Thứ tư, trả đất khi doanh nghiệp giải thể, phá sản.

Vậy ai sẽ là đối tượng để bạn gửi đơn đến? Đơn từ của bạn sẽ nhanh chóng được tiếp nhận, xử lý nếu gửi tới đúng người và đơn vị có thẩm quyền giải quyết thế nên tìm hiểu để biết chính xác họ là ai?

Đơn xin trả đất cho Nhà nước viết khi nào
Đơn xin trả đất cho Nhà nước viết khi nào?

2.3. Thẩm quyền tiếp nhận, giải quyết mẫu đơn xin trả lại đất cho Nhà nước

Dựa trên cơ sở là quy định tại Điều số 66 trong Luật đất đai thì cơ quan có quyền tiếp nhận, xử lý đơn xin trả lại đất tự nguyện của người dân chính là Ủy ban nhân dân từ cấp xã trở lên. Nói một cách khác, Ủy ban Nhân dân xã, huyện, thị trấn, thị xã sẽ thu hồi lại đất Nhà nước từ người dân khi có đơn xin trả lại đất nhà nước mà người dân gửi lên.

Mẫu đơn sẽ không được gửi độc lập mà gửi đi theo hồ sơ trả lại đất. Có nghĩa là đơn sẽ được gửi kèm theo các giấy tờ khác để tạo nên một bộ hồ sơ hoàn chỉnh thì mới được xử lý. Vậy những giấy tờ được gửi kèm đó là gì?

Khoản 3, Điều 13 trong Thông tư số 30 ban hành năm 2014 bởi Bộ Tài nguyên Môi trường nêu rất rõ hồ sơ trả đất cho Nhà nước cần phải có những giấy tờ sau đây:

- Mẫu đơn xin trả lại đất cho Nhà nước

Quy định liên quan tới mẫu đơn xin trả đất cho Nhà nước
Quy định liên quan tới mẫu đơn xin trả đất cho Nhà nước

- Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và các tài sản, nhà ở gắn liền trên đất hoặc giấy tờ theo Điều 100 ban hành bởi Luật Đất đai. Lưu ý chỉ cần dùng một loại giấy tờ trong tất cả các giấy tờ được điều 100 quy định để thay thế khi không có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.

- Biên bản xác minh đất đai trong thực tế

- Trích lịch bản đồ địa chính của mảnh đất cần trả lại

- Tờ trình, dự thảo về nội dung quyết định thu hồi đất, dùng mẫu văn bản số 10

Những nội dung vừa nêu đã mang tới cho bạn hiểu biết quy định cơ bản áp dụng trên mảnh đất của Nhà nước và trong hoàn cảnh người dân tự nguyện trả lại đất. Sau khi đã có được những cơ sở chính đáng dưới góc nhìn pháp lý thì hoàn toàn có thể yên tâm soạn thảo mẫu đơn trả lại đất.

Đây cũng là mục đích chính của bài viết này gửi tới bạn đọc. Bạn tiếp tục theo dõi cẩn thận những nội dung bên dưới để bắt đầu công cuộc bắt tay soạn thảo đơn đạt được chất lương, hiệu quả tốt nhất.

3. Chia sẻ cách tạo đơn xin trả lại đất Nhà nước

3.1. Xác định nội dung trong đơn

Hướng dẫn soạn thảo mẫu đơn xin trả đất cho Nhà nước
Hướng dẫn soạn thảo mẫu đơn xin trả đất cho Nhà nước

Các nội dung trong đơn gồm nhưng thông tin sau đây:

- Thông tin của người xin trả lại đất

- Địa chỉ của doanh nghiệp

- Thông tin liên lạc

- Địa điểm của thửa đất

- Diện tích đất xin trả lại tính theo đơn vị m2

- Mục đích sử dụng

- Thời hạn dùng đất tính theo năm

- Phương thức thanh toán tiền đất (nếu có)

- Lời cam kết của người viết

3.2. Chi tiết cách soạn đơn

Mẫu đơn được soạn sẽ gửi tới cơ quan có thẩm quyền trong Bộ máy nhà nước, chính bởi vậy mà người soạn cần hết sức cẩn thận chú ý tới toàn diện các vấn đề theo đơn bao gồm hình thức và nội dung.

Cách soạn đơn xin trả đất cho nhà nước
Cách soạn đơn xin trả đất cho nhà nước

3.2.1. Lưu ý hình thức khi trình bày đơn xin trả lại đất cho Nhà nước

Nội dung không thể thiếu là Quốc hiệu – Tiêu ngữ. Nguyên tắc viết đó là trình bày ở chính giữa của văn bản. Ngay bên dưới, bạn đừng quên viết phần thời gian, địa điểm ở lề phải của đơn.

Tên đơn được viết ở vị trí tiếp theo và viết chính giữa. Bạn có thể viết tên đơn như sau: ĐƠN XIN TRẢ LẠI ĐẤT CHO NHÀ NƯỚC.

3.2.2. Cách triển khai nội dung cho đơn

Bạn hãy ghi chính xác tên của đơn vị, cơ quan sẽ nhận đơn của bạn cũng như có thẩm quyền giải quyết vấn đề trả lại đất. Viết đầy đủ thông tin của mình cũng như thông tin về thửa đất đang sử dụng và cần trả lại.

Một thông tin không thể thiếu đó chính là đưa ra các căn cứ, cơ sở pháp lý trong quy định để tăng tính hiệu quả, thuyết phục cho nội dung. Cần dựa vào các quy định bao gồm:

- Luật Đất đai ban hành ngày 29/11/2013 của Quốc hội 13, số 45.

- Nghị định 43 của Chính phủ ban hành năm 2014 với nội dung quy định một số điều liên quan tới đất đai.

- Thông tư 30 ban hành năm 2014 của Bộ Tài nguyên môi trường quy định về việc cho thuê đất, giao đất,

Sau cùng bạn sẽ ký xác nhận kèm ghi rõ họ và tên của mình.

Biểu mẫu tải tại đây:

Don-tu-nguyen-tra-lai-dat-cho-Nha-nuoc.docx

Đến đây, bạn đã tự tin để tự soạn thảo mẫu đơn xin trả lại đất Nhà nước rồi chứ. Cập nhật thêm nhiều thông tin kiến thức thú vị khác tại vieclam123.vn để có thể thuận lợi xử lý, giải quyết các vấn đề khác trong cuộc sống.

Đơn xin mua nhà thuộc sở hữu nhà nước - cách viết hiệu quả

Đơn xin mua nhà thuộc sở hữu Nhà nước - Cập nhật ngay cách triển khai nội dung và xây dựng hình thức để soạn thảo đơn hiệu quả tại bài viết bên dưới. 

Đơn xin mua nhà thuộc sở hữu Nhà nước

BÀI VIẾT LIÊN QUAN
cửa hàng nhượng quyền là gì
Cửa hàng nhượng quyền là gì và cách xây dựng cửa hàng nhượng quyền?
Bạn muốn mở rộng mô hình kinh doanh của mình bằng cửa hàng nhượng quyền? Bạn không biết cửa hàng nhượng quyền là gì? Bạn không biết xây dựng cửa hàng nhượng quyền như thế nào? Cùng vieclam123.vn tìm hiểu sau đây nhé!

Brand health là gì
Brand health là gì? Cách thức đo lường và cải thiện Brand health.
Brand health (sức khỏe thương hiệu) là một trong những yếu tố quan trọng nhất đánh giá sự phát triển của thương hiệu doanh nghiệp. Vậy Brand health là gì? Đo lường như thế nào?, chúng ta cùng vieclam123.vn tìm hiểu sau đây nhé!

quản lý là làm gì
Quản lý là làm gì? Vai trò quan trọng của quản lý trong tổ chức
Quản lý là làm gì? Quản lý là một bộ phận phận quan trọng trong bất kỳ tổ chức nào, với vai trò kiểm soát hoạt động và định hướng kế hoạch phát triển.

Ngành điện điện tử làm gì
Ngành điện điện tử làm gì? Lý do bạn nên học ngành điện điện tử?
Ngành điện điện tử làm gì? Ngành điện điện tử là ngành học vô cùng hữu ích và áp dụng thực tế rất nhiều. Chương trình học vô cùng bài bản và chuyên sâu.