Được sử dụng phổ biến trong lĩnh vực xây dựng, vì thế mà mẫu biên bản nghiệm thu nội bộ của nhà thầu đã quá quen thuộc với dân xây dựng. Nhưng với những người không thuộc ngành nghề này thì mẫu biên bản nghiệm thu nội bộ của nhà thầu lại khá mới mẻ. Vậy, mẫu biên bản này là gì và có ý nghĩa ra sao? Mục đích sử dụng của biên bản nghiệm thu nội bộ của nhà thầu là gì? Để làm rõ được những thắc mắc trên thì bài viết dưới đây sẽ gửi tới bạn những thông tin chi tiết nhất về mẫu biên bản nghiệm thu nội bộ của nhà thầu.
MỤC LỤC
Nghiệm thu công trình xây dựng hay nghiệm thu kế hoạch, nghiệm thu hạng mục,... là những nội dung quan trọng để đánh giá chất lượng của công trình trước khi đưa vào sử dụng. Thông thường thì các chủ đầu tư sẽ tiến hành việc nghiệm thu này để đánh giá công trình mà nhà thầu chịu trách nhiệm xây dựng trước khi bàn giao và đưa vào ứng dụng thực tế.
Tuy nhiên, dựa theo quy định của Chính phủ trong việc quản lý và đánh giá chất lượng công trình thì nhà thầu cần tự thực hiện việc nghiệm thu trước khi bàn giao và chủ đầu tư tiến hành nghiệm thu. Do đó mà mẫu biên bản nghiệm thu nội bộ của nhà thầu chính là biên bản được sử dụng trong trường hợp này.
Một cách cụ thể thì mẫu biên bản nghiệm thu nội bộ của nhà thầu là văn bản ghi chép lại toàn bộ nội dung diễn ra trong quá trình nhà thầu tự tiến hành nghiệm thu hạng mục, công việc tương ứng trước khi bàn giao cho chủ đầu tư nghiệm thu.
Xem thêm: Thông tin về mẫu báo cáo tuần thi công xây dựng mới nhất cho bạn
Trên cơ sở đánh giá chất lượng công việc, chất lượng của từng hạng mục, bộ phận và chất lượng của toàn bộ công trình xây dựng thì mẫu biên bản nghiệm thu nội bộ của nhà thầu có ý nghĩa và vai trò quan trọng.
Đây sẽ là cơ sở cũng như căn cứ để nhà thầu đánh giá lại về số lượng và khối lượng công việc mình đã hoàn thành hay chưa, đánh giá được bộ phận và hạng mục mà mình chịu trách nhiệm được hoàn thiện ở mức độ như thế nào và tổng kết được toàn bộ công trình đã được xây dựng, hoàn thành đúng theo yêu cầu đề ra hay không.
Bên cạnh vai trò cho thấy được nhà thầu đã tiến hành tự nghiệm thu trước đó theo quy định thì mẫu biên bản này cũng sẽ là cơ sở để nhà thầu nhìn nhận lại toàn bộ công việc mà mình đã thực hiện, trước khi bàn giao và yêu cầu chủ đầu tư tiến hành nghiệm thu. Điều này sẽ là căn cứ để xác định trách nhiệm của 2 bên khi chủ đầu tư tiến hành nghiệm thu cuối cùng và gặp những vấn đề phát sinh có thể xảy ra.
Mẫu biên bản nghiệm thu nội bộ của nhà thầu thực tế rất đa dạng. Đó có thể là nghiệm thu công việc, nghiệm thu khối lượng hay nghiệm thu vật liệu đầu vào,... Chính vì thế mà nội dung phản ánh của biên bản nghiệm thu nội bộ của nhà thầu cũng rất đa dạng.
Tuy vậy thì một cách chung nhất, những thông tin mang giá trị cốt lõi sẽ được thể hiện thông qua biên bản có thể kể đến như sau:
- Thông tin về thời gian tiến hành tự nghiệm thu.
- Những người tham gia quá trình tự nghiệm thu
- Nội dung tự nghiệm thu và diễn biến.
- Kết quả cuối cùng của quá trình tự nghiệm thu
- Chữ ký xác nhận của thành phần tham gia.
Chỉ với mẫu biên bản nghiệm thu nội bộ của nhà thầu mà người đọc có thể nắm bắt được những thông tin trên cho dù không trực tiếp tham gia vào quá trình đó.
Để có thể chủ động cũng như có được mẫu biên bản nghiệm thu nội bộ đúng theo quy định của pháp luật thì việc tìm hiểu và nắm bắt cách hoàn thiện biên bản là rất quan trọng. Ngay sau đây sẽ là hướng dẫn chi tiết với biên bản nghiệm thu nội bộ của nhà thầu.
Phần đầu của biên bản nghiệm thu nội bộ sẽ gồm có những nội dung như: Quốc hiệu, Tiêu ngữ, Thời gian, Tên biên bản, Số biên bản, Tên công trình và Hạng mục tương ứng.
Ở phần này, điều cần chú ý đầu tiên sẽ là Thời gian. Đây là thời gian biên bản được lập chứ không phải thời gian thực hiện việc tự nghiệm thu. Vì thế mà bạn cần phân biệt để điền thông tin chính xác nhất. Trường hợp việc nghiệm thu và lập biên bản được diễn ra đồng thời thì thời gian sẽ trùng nhau. Còn trong tường hợp biên bản được lập sau khi tự nghiệm thu thì sẽ có sự khác nhau.
Tiếp đến là tên biên bản. Bạn sẽ cần ghi rõ tên biên bản là nghiệm thu cái gì. Bởi nghiệm thu nội bộ sẽ có rất nhiều nội dung khác nhau, vì thế cần ghi rõ để tránh nhầm lẫn giữa các biên bản. Ngay dưới tên biên bản sẽ là số biên bản kèm theo, tùy thuộc vào văn bản của từng nhà thầu mà sẽ có số biên bản tương ứng.
Ví dụ:
BIÊN BẢN NGHIỆM THU NỘI BỘ CÔNG VIỆC XÂY DỰNG
(Số:....../BB-....)
Nội dung tiếp theo trong phần đầu của biên bản là tên công trình và tên hạng mục tương ứng. Bạn chỉ cần ghi rõ công trình đó là gì và hạng mục tương ứng để tiến hành nghiệm thu nội bộ.
Xem thêm: Cách viết mẫu biên bản nghiệm thu công trình chuẩn nhất
Biên bản cần nêu rõ đối tượng nghiệm thu là gì để đảm bảo việc cung cấp thông tin trong biên bản.
Sau đó là thành phần tham gia nghiệm thu nội bộ. Ghi rõ các bên tham gia và đại diện của từng bên với họ tên và chức vụ tương ứng.
Nội dung tiếp theo chính là thông tin về thời gian tiến hành việc tự nghiệm thu của nhà thầu. Cần ghi rõ thời gian bắt đầu và thời gian kết thúc. Bắt đầu với giờ, phút sau đó là ngày, tháng và năm tương ứng.
Đưa ra các đánh giá về những công việc thực hiện. Phần này sẽ bao gồm 2 mục chính là các tài liệu làm cơ sở căn cứ và chất lượng công việc thực hiện được đánh giá dựa trên yêu cầu đề ra.
Với tài liệu căn cứ, cần ghi rõ những tài liệu làm cơ sở để đánh giá và nghiệm thu với đúng đối tượng. Các tài liệu có thể được thể hiện thông qua các gạch đầu dòng.
Về phần đánh giá thì sẽ đưa ra nhận xét chung về toàn bộ nội dung nghiệm thu so với yêu cầu trong các tài liệu cơ sở đưa ra.
Bên cạnh đó, trong trường hợp có ý kiến khác từ những người tham gia việc nghiệm thu nội bộ cũng sẽ được cập nhật ở bên dưới với mục Ý kiến khác.
Kết luận chính là phần nội dung cuối cùng trong mẫu biên bản nghiệm thu nội bộ của nhà thầu. Ghi lại kết luận cuối cùng sau khi tiến hành tự nghiệm thu với đối tượng ứng, sau đó xác nhận số lượng biên bản được lập và giá trị pháp lý liên quan.
Cuối cùng sẽ là chữ ký xác nhận của những thành phần trực tiếp tham gia vào quá trình nghiệm thu nội bộ.
Để mẫu biên bản nghiệm thu nội bộ của nhà thầu được hoàn chỉnh nhất thì các bạn cần lưu ý tới một số vấn đề sau:
- Đối với những người tham gia quá trình nghiệm thu nội bộ của nhà thầu thì sẽ không có đại diện của nhà thầu giám sát mà bên chủ đầu tư cử sang. Vì thế mà sẽ chỉ có chính nội bộ của nhà thầu xây dựng tham gia vào quá trình này.
- Việc nghiệm thu nội bộ của nhà thầu sẽ được thực hiện trước khi chủ đầu tư cũng như nhà thầu giám sát thi công thực hiện việc nghiệm thu tương ứng. Do vậy mà nhà thầu thi công sẽ cần phải gửi lại biên bản và báo cáo về quá trình tự nghiệm thu của mình với giám sát thi công xây dựng.
- Trong trường hợp nghiệm thu nội bộ nhiều hạng mục, đối tượng thì biên bản không nên ghi thời gian giống nhau. Điều này sẽ khiến cho mẫu biên bản trở nên thiếu khách quan cho dù chỉ mang tính hình thức.
- Để tiết kiệm thời gian và đảm bảo có được mẫu biên bản nghiệm thu nội bộ của nhà thầu chuẩn về nội dung và hình thức thì bạn có thể tham khảo các mẫu biên bản dưới đây:
Link tải file: mau-bien-ban-nghiem-thu-noi-bo-cua-nha-thau.docx
Trên đây là toàn bộ thông tin được tổng hợp về mẫu biên bản nghiệm thu nội bộ của nhà thầu. Mong rằng bài viết của vieclam123 đã gửi tới bạn những chia sẻ có giá trị cũng như giúp ích cho bạn trong quá trình hoàn thiện mẫu biên bản nghiệm thu nội bộ của nhà thầu này.
Mẫu đơn xin giảm trừ gia cảnh mới nhất dùng trong trường hợp nào? Cách hoàn thiện mẫu đơn ra sao? Click vào link bên dưới để khám phá thông tin chi tiết về mẫu đơn xin giảm trừ gia cảnh mới nhất nhé.
MỤC LỤC
14/07/2023
13/07/2023
11/04/2023
22/03/2023