close
cách
cách cách cách cách cách

Hướng dẫn soạn mẫu Biên bản kiểm phiếu mới nhất hiện nay

image

CHIA SẺ BÀI VIẾT

Mẫu Biên bản kiểm phiếu chính là một trong những mẫu giấy tờ được sử dụng sau những cuộc họp với tính chất đặc thù. Tìm hiểu xem có những mẫu Biên bản kiểm phiếu nào? Cách viết biên bản kiểm phiếu ra sao? Tất cả những vấn đề về mẫu Biên bản kiểm phiếu sẽ được làm rõ, hướng dẫn trong nội dung của bài viết.

1. Giới thiệu sơ lược về mẫu Biên bản kiểm phiếu

Mẫu Biên bản kiểm phiếu là loại văn bản quan trọng dùng trong các cuộc họp bỏ phiếu bầu hay biểu quyết về một vấn đề nào đó, đối với cá nhân cụ thể trong cuộc họp.

Giới thiệu sơ lược về mẫu Biên bản kiểm phiếu
Giới thiệu sơ lược về mẫu Biên bản kiểm phiếu

Nội dung của biên bản kiểm phiếu sẽ có các thông tin không thể thiếu gồm: thành phần tham dự trong cuộc biếu quyết; số lá phiếu có hình thức biểu quyết hợp lệ và số lá phiếu có hình thức biểu quyết không hợp lệ, tổng số phiếu; kết quả của cuộc bỏ phiếu....

Xem thêm: Mẫu biên bản cuộc họp công ty và hướng dẫn cách ghi chi tiết

2. Có những loại mẫu Biên bản kiểm phiếu nào?

Có rất nhiều sự việc cần được biểu quyết, do đó với mỗi sự việc khi cần biểu quyết thì sẽ là một loại Biên bản kiểm phiếu biểu quyết riêng.

Dưới đây là thông tin về Biên bản kiểm phiếu biểu quyết giúp các bạn biết được có những loại Biên bản kiểm phiếu nào để giúp phục vụ cho tính chất của cuộc biểu quyết cụ thể:

- Thứ nhất, mẫu Biên bản kiểm phiếu cho các cuộc biểu quyết:

Đối với mẫu này thì được dùng cho những cuộc họp để biểu quyết đối với các quyết định rất quan trọng của doanh nghiệp.

- Thứ hai, mẫu Biên bản kiểm phiếu cho cuộc họp kỷ luật đối với Đảng viên:

Mẫu biên bản này được dùng trong những cuộc Hội nghị gồm các chi bộ Đảng nhằm mục đích để thực hiện biểu quyết đối với vấn đề kỷ luật Đảng viên.

- Thứ ba, mẫu Biên bản kiểm phiếu cho cuộc họp xếp loại đối với các Đảng viên:

Mẫu biên bản này dùng trong những Hội nghị để có thể tiến hành biểu quyết đối với việc đánh giá và xếp loại từng Đảng viên.

- Thứ tư, mẫu Biên bản kiểm phiếu cho các cuộc bầu cử:

Mẫu biên bản này được dùng ở các doanh nghiệp, các tổ chức với mục đích nhằm bầu cử cá nhân cụ thể trong danh sách các cá nhân là ứng cử viên được chọn.

- Mẫu Biên bản kiểm phiếu trong các đại hội: Mẫu biên bản này được sử dụng ở những kỳ họp Đại hội được các đoàn thể/tổ chức.

Có những loại mẫu Biên bản kiểm phiếu nào?
Có những loại mẫu Biên bản kiểm phiếu nào?

3. Tầm quan trọng của mẫu Biên bản kiểm phiếu

Mẫu Biên bản kiểm phiếu chính là một loại Biên bản bắt buộc tại các doanh nghiệp/tổ chức, đoàn thể nhằm khẳng định được sự minh bạch, tính chất sự việc được công khai của cuộc họp, biểu quyết, bầu cử...

Sau khi kết thúc các cuộc Hội nghị, Họp hành, Đại hội thì biên bản kiểm phiếu được người phụ trách ghi chép một cách đầy đủ, rõ ràng và chi tiết. Bên cạnh đó, biên bản sẽ được ký tên đầy đủ, đóng dấu rõ ràng, lưu trữ văn thư tại bộ phận hành chính.

Biên bản kiểm phiếu sẽ thể hiện rõ vai trò của nó chính là căn cứ xác thực của các cá nhân, tổ chức mà có thẩm quyền đưa ra các quyết định, xử lý.

4. Hướng dẫn trình bày mẫu Biên bản kiểm phiếu

Sau đây là những kinh nghiệm, hướng dẫn giúp bạn trình bày đầy đủ một mẫu Biên bản kiểm phiếu chi tiết:

Hướng dẫn trình bày mẫu Biên bản kiểm phiếu
Hướng dẫn trình bày mẫu Biên bản kiểm phiếu

4.1. Biên bản kiểm phiếu có hình thức như thế nào?

Đầu tiên chúng ta cần xác định xem trong mẫu Biên bản kiểm phiếu có những phần nào? Việc xác định được các nội dung, các phần rõ ràng trong biên bản kiểm phiếu sẽ góp phần đánh giá được sự đầy đủ, chuyên nghiệp của mẫu biên bản kiểm phiếu đó.

Đưa ra được bố cục cơ bản của mẫu biên bản kiểm phiếu trước khi viết sẽ là căn cứ để giúp người trình bày biên bản biết được còn thiếu những thông tin gì hay không?

Dưới đây là các phần cơ bản cần phải xuất hiện trong mẫu Biên bản kiểm phiếu chi tiết như sau:

- Phần đầu Biên bản kiểm phiếu.

- Phần nội dung Biên bản kiểm phiếu.

- Phần kết Biên bản kiểm phiếu.

Trong mỗi phần sẽ là các nội dung chi tiết nhằm kết hợp với nhau để tạo nên một văn bản Biên bản kiểm phiếu hoàn chỉnh. Với mỗi tính chất văn bản thì biên bản kiểm phiếu sẽ có các thông tin cụ thể.

Sau đây sẽ là hướng dẫn giúp bạn biết cách viết những phần cơ bản nhất cần có trong văn bản Biên bản kiểm phiếu chi tiết.

Biên bản kiểm phiếu có hình thức như thế nào?
Biên bản kiểm phiếu có hình thức như thế nào?

4.2. Viết chi tiết nội dung trong Biên bản kiểm phiếu

4.2.1. Viết phần đầu mẫu Biên bản kiểm phiếu

Phần đầu tiên trong biên bản kiểm phiếu phải có các thông tin như sau:

- Tên tổ chức/đơn vị tiến hành cuộc họp/Hội nghị/Bầu cử...: Tên tổ chức cần được viết in hoa, chữ đậm, viết phía trên lề trái của biên bản.

- Quốc hiệu, tiêu ngữ: viết theo yêu cầu văn bản hành chính.

- Địa điểm và thời gian viết Biên bản kiểm phiếu

- Tên biên bản: ghi rõ BIÊN BẢN KIỂM PHIẾU và kèm theo là tính chất của Biên bản kiểm phiếu đó, :

Ví dụ: Biên bản kiểm phiếu cho cuộc biểu quyết đối với đơn vị/tổ chức/tập thể cụ thể thì bạn có thể ghi như sau:

BIÊN BẢN KIỂM PHIẾU BIỂU QUYẾT

ĐẠI HỘI CỔ ĐÔNG hoặc XẾP LOẠI ĐẢNG VIÊN...

Viết phần đầu mẫu Biên bản kiểm phiếu
Viết phần đầu mẫu Biên bản kiểm phiếu

Xem thêm: Hướng dẫn triển khai nội dung mẫu Biên bản họp Hội đồng quản trị

4.2.2. Nội dung cơ bản có trong Biên bản kiểm phiếu

Ở phần nội dung có các vấn đề chính sau đây:

- Thời gian chi tiết diễn ra cuộc bầu cử, biểu quyết...

- Thành phần cá nhân tham gia vào tổ kiểm phiếu: Ghi họ tên đầy đủ của người giữ vai trò là Tổ trường, người giữ vai trò là thư ký/tổ viên.

- Tình hình về việc phát phiếu và thu hồi phiếu biểu quyết: Bạn cần ghi rõ thông tin về số phiếu được phát ra, số phiếu được thu về, số lượng phiếu biểu quyết mang tính hợp lệ và số lượng phiếu biểu quyết không hợp lệ.

- Kết quả bỏ phiếu:

Ví dụ đối với cuộc bỏ phiếu bình bầu tín nhiệm một hoặc một vài cá nhân thì nội dung của kết quả sẽ gồm các phần như sau:

+ Họ tên người được bỏ phiếu.

+ Chức vụ, nơi công tác.

+ Chức vụ được dự kiến bổ nhiệm.

+ Kết quả bỏ phiếu: thông tin về tổng số phiếu hợp lệ, tương ứng với số phiếu của mỗi cá nhân có tỷ lệ là bao nhiêu (%).

- Số lượng biên bản được thành lập.

Nội dung cơ bản có trong Biên bản kiểm phiếu
Nội dung cơ bản có trong Biên bản kiểm phiếu

4.2.3. Kết luận trong Biên bản kiểm phiếu

Trong phần cuối cùng của Biên bản thì sẽ là phần chữ ký và viết họ tên của những bên liên quan, bên có thẩm quyền lập biên bản.

Theo đó, gồm các chữ ký của:

- Các thành viên trong tổ kiểm phiếu.

- Trưởng ban/tổ trưởng kiểm phiếu.

- Thư ký trong tổ kiểm phiếu.

Tải về mẫu Biên bản kiểm phiếu sau:

Mẫu biên bản kiểm phiếu.docx

biên bản kiểm phiếu đại hội cổ đông.docx

biên bản kiểm phiếu doanh nghiệp.docx

biên bản kiểm phiếu.docx

Đó là hướng dẫn trình bày của vieclam123 về mẫu Biên bản kiểm phiếu chi tiết mà mỗi đơn vị, tổ chức đều phải nắm rõ để phục vụ khi diễn ra cuộc bầu cử, hội nghị, biểu quyết cụ thể trong đơn vị. Nắm rõ về các loại biên bản kiểm phiếu sẽ giúp doanh nghiệp dễ dàng chuẩn bị được mẫu biên bản kiểm phiếu phù hợp nhất.

Mẫu phiếu nhập kho

Ngoài ra, vieclam123.vn chia sẻ về mẫu phiếu nhập kho để giúp các kế toán viên có thể thực hiện công việc của mình khi nhập kho được bài bản, đúng quy trình. Tham khảo cách trình bày mẫu phiếu nhập kho trong bài viết sau:

Mẫu phiếu nhập kho

BÀI VIẾT LIÊN QUAN
cửa hàng nhượng quyền là gì
Cửa hàng nhượng quyền là gì và cách xây dựng cửa hàng nhượng quyền?
Bạn muốn mở rộng mô hình kinh doanh của mình bằng cửa hàng nhượng quyền? Bạn không biết cửa hàng nhượng quyền là gì? Bạn không biết xây dựng cửa hàng nhượng quyền như thế nào? Cùng vieclam123.vn tìm hiểu sau đây nhé!

Brand health là gì
Brand health là gì? Cách thức đo lường và cải thiện Brand health.
Brand health (sức khỏe thương hiệu) là một trong những yếu tố quan trọng nhất đánh giá sự phát triển của thương hiệu doanh nghiệp. Vậy Brand health là gì? Đo lường như thế nào?, chúng ta cùng vieclam123.vn tìm hiểu sau đây nhé!

quản lý là làm gì
Quản lý là làm gì? Vai trò quan trọng của quản lý trong tổ chức
Quản lý là làm gì? Quản lý là một bộ phận phận quan trọng trong bất kỳ tổ chức nào, với vai trò kiểm soát hoạt động và định hướng kế hoạch phát triển.

Ngành điện điện tử làm gì
Ngành điện điện tử làm gì? Lý do bạn nên học ngành điện điện tử?
Ngành điện điện tử làm gì? Ngành điện điện tử là ngành học vô cùng hữu ích và áp dụng thực tế rất nhiều. Chương trình học vô cùng bài bản và chuyên sâu.