An ninh mạng luôn là vấn đề “nhức nhối” trong xã hội được nhiều người quan tâm tới. Trong đó, Malware là một mã độc luôn đe dọa tới các doanh nghiệp, tổ chức và gây ra hậu quả khó lường. Vậy Malware là gì? Vì sao Malware lại nguy hiểm tới vậy? Làm thế nào để nhận biết được Malware? Các loại Malware phổ biến gồm những gì? Cùng tìm hiểu các thông tin về Malware và cách phòng tránh chúng qua bài viết dưới đây nhé!
MỤC LỤC
Malware là một phần mềm độc hại hay một mã độc ác ý, được thiết kế để khai thác các dịch vụ, thiết bị hay hệ thống mạng khác và có thể gây hại cho các thiết bị, website. Thông thường, Malware thường được tin tặc sử dụng để ăn cắp dữ liệu, thông tin người dùng để chúng thu lợi tài chính, đó có thể là thông tin đối tác, dữ liệu khách hàng hay bí mật kinh doanh… Bất cứ những thông tin nào xuất hiện trên mạng xã hội đều có thể bị đánh cắp.
Malware cản trở hệ thống hoạt động bình thường và khiến cho điện thoại, máy tính bảng, máy tính đều có thể bị vô hiệu hóa.
Thông thường, tin tặc sẽ dùng Malware để nhằm thu lợi bất chính, đạt được mục đích cá nhân của mình như: Đánh cắp dữ liệu quan trọng và thông tin nhạy cảm trong doanh nghiệp; đánh cắp danh tính bằng cách lừa nạn nhân sử dụng Malware; khiến cho hệ thống mạng bị phá hỏng hoặc đình trệ hoạt động; kiểm soát nhiều máy tính khác nhau và sử dụng chúng để tấn công từ chối các dịch vụ DDoS.
Phần mềm độc hại có thể lây lan qua nhiều phương thức như: Qua ổ USB đã bị nhiễm Malware từ trước; qua tệp định kèm email; qua quảng cáo độc hại trong một website; qua ứng dụng hoặc phần mềm giả mạo độc hại hoặc độc hại,...
Khi sử dụng mạng internet, nếu không cẩn thận, bạn hoàn toàn có thể bị nhiễm Malware, cụ thể như:
- Tải các file nhạc, trò chơi bị nhiễm Malware, truy cập vào phần mềm độc hại, mở tệp đính kèm email độc hại (malspam), cài đặt phần mềm hay công cụ từ nhà cung cấp lạ; các dữ liệu tải xuống không được phần mềm bảo mật quét.
- Tải các phần mềm, ứng dụng không rõ nguồn gốc hoặc nguồn không đáng tin cậy.
- Ngay dưới các ứng dụng hợp pháp, tải nhầm các ứng dụng độc hại, khi cài đặt ứng dụng hiện thông báo cảnh báo, đặc biệt khi ứng dụng đó yêu cầu cung cấp thông tin cá nhân hoặc quyền truy cập email.
- Malware cũng có thể xâm nhập hệ thống, thiết bị dễ dàng nếu không sử dụng các phần mềm bảo mật.
- Cài đặt những phần mềm, ứng dụng bổ sung kèm theo ứng dụng chứa Malware (potentially unwanted program).
Nếu thiết bị của bạn gặp phải tình trạng dưới đây nghĩa là đã bị nhiễm Malware:
- Dung lượng giảm bất thường và ổ cứng hoạt động quá mức.
- Dù không chạy bất cứ chương trình hay phần mềm nào nặng nhưng máy tính lại chạy chậm.
- Xuất hiện liên tục các quảng cáo pop-up.
- Các plugin hay thanh công cụ mới tự động được thêm vào trình duyệt.
- Liên kết đều bị chuyển hưởng tới các website độc hại hay website lạ.
- Xuất hiện yêu cầu của tin tặc về việc đòi tiền chuộc trên phần mềm hay phần mềm antivirus ngừng hoạt động.
- Với Windows, hệ thống hiển thị màn hình xanh hoặc bị ngưng trệ.
Đôi lúc, có thể thiết bị hay hệ thống của bạn đã bị nhiễm Malware nhưng lại không có dấu hiệu bất thường nào và vẫn sử dụng bình thường.
Khi đã hiểu được Malware là gì và những dấu hiệu nhận biết Malware, chúng ta cùng tìm hiểu về những loại Malware phổ biến mà ta có thể gặp.
Virus có thể coi là một mã độc vô cùng nguy hiểm vì có khả năng lây lan, sinh sôi khắp các phần mềm trên hệ thống, cũng như khiến phần cứng bị thiệt hại nhanh chóng. Nếu bạn không kịp thời khắc phục, các dữ liệu, thông tin hay thiết bị của bạn đều có thể gây mất kiểm soát nghiêm trọng.
Worm còn được gọi là con sâu và so với virus, chương trình này còn độc hại hơn rất nhiều. Bởi không cần con người điều khiển hay tác động, worm hoàn toàn có thể tự sinh sôi, hoạt động, hoặc khi chúng đã bị “tiêu diệt” nhưng vẫn có thể hoạt động, tái tạo lại như bình thường.
Trojan là một phần mềm được xây dựng hệ thống giống như một chương trình hợp pháp, chính chủ, uy tín và được quảng cáo rằng giúp cho máy tính tránh được tấn công, xâm nhập của virus và bảo vệ máy tính khỏi phần mềm độc hại. Trên thực tế, Trojan giống như một cánh cửa mở ra khiến cho máy tính bị tấn công bởi hàng triệu virus khác nhau. Tuy không thể sao chép các dữ liệu, thế nhưng Trojan là một phần mềm có khả năng hủy diệt mạnh mẽ.
Spyware không thể hủy hoại các dữ liệu trên hệ thống của người dùng, thế nhưng nó là một “thám tử” sao chép, theo dõi và quan sát các hoạt động của người dùng. Khi người dùng xuất, nhập dữ liệu nào đó ở thiết bị thì đều được ghi nhận bởi Spyware và âm thầm đưa các thông tin cho kẻ gian.
Khi người dùng cài đặt Rootkit vào thiết bị của mình, nó sẽ tấn công và tước quyền quản trị của người dùng ngay lập tức. Lúc này, tin tặc hoàn toàn hoạt động tự do, có thể vượt qua các tường lửa, tưởng bảo vệ trên hệ thống một cách dễ dàng, không có bất kỳ cảnh báo lỗi nào diễn ra khi bị theo dõi hành vi người dùng hay đánh cắp dữ liệu.
Ransomware ngăn chặn người dùng truy cập vào thiết bị nào đó và thực hiện mã hóa dữ liệu, sau đó yêu cầu người dùng để lấy lại chúng cần trả tiền để chuộc. Đây được coi là một phần mềm độc hại, là vũ khí của tội phạm mạng bởi nó thường sử dụng các phương thức thanh toán qua tiền điện tử nhanh chóng.
Spam chính là các email quảng cáo, thông mong muốn hay thư tác, chúng có thể chứa các file đính kèm hay các file liên kết độc hại kèm cài đặt các mã độc vào hệ thống của người sử dụng. Để ngăn chặn spam xuất hiện trên hệ thống, bạn có thể chống lại spam bằng tính năng qua dịch vụ email hay trên điện thoại iOS, Android…
Giống tới spam, Phishing tấn công vào email của người dùng để lừa họ tải file đính kèm, tiết lộ mật khẩu hoặc truy cập vào website nào đó mà chúng đã cài phần mềm độc trên hệ thống. bạn nên bật ngăn chặn thư rác như cách chặn spa, để chặn phần mềm độc hại này, đồng thời hãy cẩn thận khi nhấp vào liên kết trong thư hay file đính kèm được gửi giả danh dưới dạng tập đoàn, công ty.
- Những website có đuôi không giống như bình thường như vn, com hay org… hoặc các web domain có kết thúc bằng tập hợp những chữ cái riêng lẻ thì bạn nên cảnh giác.
- Để ngăn chặn sự xâm nhập từ Malware, bạn nên chú ý ngăn chặn khi máy tính của bạn có dấu hiệu nhiễm mã độc.
- Khi lướt web, bạn không nên nhấp vào quảng cáo pop-up hay mở những file lạ đính kèm trên email, không nhấp vào các liên kết không xác định hay liên kết lạ ở văn bản, email hay tin nhắn.
- Khi tải ứng dụng chỉ nên tải những app có thứ hạng cao và lượt tải lớn trên Google Play, App Store… và không nên tải những ứng dụng, phần mềm ở các website không đáng tin cậy.
- Cập nhật thường xuyên ứng dụng, hệ điều hành hay plugin.
- Không tải những ứng dụng bắt nguồn từ bên thứ 3, để tránh điều này, với thiết bị hệ điều hành Android thì bạn có thể làm như sau: Truy cập vào “Cài đặt”, ấn chọn “Bảo mật”, chọm “tắt ứng dụng không xác định”.
Khi website của bạn chẳng may bị nhiễm Malware, bạn có thể làm như sau:
- Thay đổi mật khẩu toàn bộ trên host, server hay các tài khoản.
- Nếu trang web của bạn dùng mã nguồn mở thì có thể cập nhật, kiểm tra các bản vá lỗi của những mã nguồn mở mà bạn đang dùng, kiểm tra cấu hình bảo mật của apache, phân quyền các thư mục trong website và kiểm tra server.
- Tải toàn bộ dữ liệu của website về máy local, sau đó tại các thư mục, rà soát lại một lượt, xóa những file bạn cảm thấy không an toàn và upload lại source code an toàn, sau đó, bạn phân quyền tất cả các thư mục, bao gồm cả thư mục gốc hosting bằng cách chọn chmod = 711, để mã an toàn bảo mật các file là chmod = 444. Bạn nên mã hóa Base64 đối với các file chứa thông tin database.
- Trên website, nếu bạn đang sử dụng các đoạn mã quảng cáo thì tạm thời xóa bỏ chúng, bởi Google hay đánh giá các iframe của các nhà cung cấp sử dụng là Malware.
Khi bạn đã thực hiện lần lượt các bước, bạn tiến hành thông báo cho Google biết để bên đó thực hiện review, index lại trang web, đồng thời bạn nên sử dụng công cụ Request Review trong Google Webmaster Tools.
Hy vọng qua bài viết này, bạn đã biết được Malware là gì và các thông tin về Malware. Hiện nay, trên hệ thống an ninh mạng xuất hiện rất nhiều Malware được tạo nên bởi các tin tặc nhằm đánh cắp thông tin dữ liệu, phá hủy hệ thống hoặc khiến cho hệ thống bị “tê liệt”. Do đó, khi sử dụng các thiết bị điện tử, bạn không truy cập vào các trang web chứa tên miền lạ, link độc hại, link lạ hay tải các ứng dụng không rõ nguồn gốc nhé!
Để phân biệt máy tính và con người, cũng như ngăn chặn được các mã độc như Malware, một đoạn mã gồm nhiều ký tự và con số hay hình ảnh đã ra đời, gọi là Captcha. Vậy Captcha là gì? Truy cập bài viết bên dưới để hiểu thêm thông tin về Captcha nhé!
MỤC LỤC
Chia sẻ