close
cách
cách cách cách cách cách

Những lý do xin nghỉ việc khéo léo nhất không gây mất lòng

image

CHIA SẺ BÀI VIẾT

Xin nghỉ việc không phải là một quyết định dễ dàng đối với mỗi nhân viên. Sau khi suy nghĩ và cân nhắc kỹ lưỡng thì nhân viên sẽ nộp đơn xin nghỉ việc, tuy nhiên nếu lý do xin nghỉ việc của bạn không chính đáng thì có thể sẽ bị bác bỏ và không được lãnh đạo phê duyệt, gây khó khăn cho bạn. Vậy cùng vieclam123.vn tìm hiểu những lý do xin nghỉ việc thuyết phục nhất qua bài viết sau.

1. Quá trình xin nghỉ việc.

Tại các công ty ở Việt Nam khi nhân viên muốn xin nghỉ việc cũng phải tuân theo những trình tự theo quy định của công ty và luật lao động.

1.1 Thời gian thông báo nghỉ việc

Các nhân viên khi được nhận vào làm tại công ty đều được qua tuyển chọn và quản lý vì vậy khi xin nghỉ việc bạn phải báo trước với lãnh đạo, bộ phận nhân sự trước theo thời gian quy định để công ty có thể tuyển dụng và tránh để trống vị trí trong khi bạn nghỉ việc ảnh hưởng đến kết quả làm việc. 

Quá trình xin nghỉ việc

Quá trình xin nghỉ việc

Nhân viên nên tránh trường hợp xin nghỉ việc đột xuất, nghỉ việc gấp khiến công ty không kịp chuẩn bị nhân sự và ảnh hưởng đến mối quan hệ của bạn với công ty cũ sau này. Thông thường acsc công ty sẽ quy định nhân viên xin nghỉ việc trước 30 ngày, nếu không báo trước mà nghỉ việc đột ngột có thể sẽ phải bồi thường hợp đồng lao động hoặc không nhận được khoản tiền lương bị giữ của công ty.

1.2  Hình thức xin nghỉ việc.

Quy định đối với nhân viên xin nghỉ việc là bạn phải viết đơn xin nghỉ việc trình lên ban lãnh đạo. Không được chỉ nói chuyện với cấp trên và xin nghỉ việc, như vậy bạn sẽ bị đánh giá là thiếu chuyên nghiệp và không tôn trọng công ty. Bạn cũng phải là người trực tiếp nộp đơn xin nghỉ việc cho ban lãnh đạo và chờ phê duyệt, tránh nhờ người khác nộp hộ. 

Bạn phải ghi rõ thời gian sẽ nghỉ việc để công ty có thể tuyển dụng nhân sự và yêu cầu thời gian bàn giao công việc của bạn. 

1.3 Cảm ơn đến công ty.

Đừng quên nói lời cảm ơn đến ban lãnh đạo, công ty và các đồng nghiệp. Bởi lẽ dù sao đây cũng là công ty bạn từng làm việc và tạo cơ hội cho bạn được là nhân viên của công ty. Làm việc cùng một ngành nghề rất khó tánh việc sau này có thể liên quan đến công ty cũ vậy nên đừng đánh mất mối quan hệ và cái nhìn không tốt của công ty cũ về bạn.

Viết lời cảm ơn trong lá đơn và trực tiếp nói lời cảm ơn trong thời gian làm việc đã giúp đỡ và trao cho bạn cơ hội và những kinh nghiệm. Lời cảm ơn chân thành giúp bạn thuyết phục được sếp phê duyệt cho bạn nghỉ việc thuận lợi hơn.

1.4. Bàn giao lại công việc trước khi nghỉ làm

Dù bạn làm chức vụ và vị trí nào trong công ty thì cũng phải bàn giao lại đầy đủ công việc rồi mới nghỉ. Đây là thái độ chuyên nghiệp và tinh thần trách nhiệm của bạn, hơn nữa việc bàn giao lại tất cả công việc để tránh những mâu thuẫn, phải chịu trách nhiệm với công việc sau này khi đã nghỉ. 

Bàn giao công việc cẩn thận, đầy đủ với đồng nghiệp, phòng ban chuyên môn đảm bảo bạn rời khỏi công ty không còn mang theo những công việc liên quan.

2. Những lý do xin nghỉ việc thuyết phục nhất

Đưa ra được lý do xin nghỉ việc hợp lý, khéo léo giúp quá trình xin nghỉ việc của bạn diễn ra dễ dàng hơn.

2.1.  Vấn đề gia đình

Dù sếp của bạn có khó tính đến đâu thì lý do vấn đề về gia đình cũng không thể từ chối được. Lý do về gia đình thường sẽ khách quan và dễ chấp nhận hơn. Ai cũng hiểu vấn đề hôn nhân, gia đình, con cái là điều quan trọng và nếu đã có vướng bận bạn cũng sẽ không hoàn thành tốt được công việc vì vậy mà sẽ chấp nhận lý do nghỉ việc của bạn

2.2 Nâng cao trình độ chuyên môn.

Lý do muốn học tập chuyên sâu để nâng cao trình độ là một lý do khôn khéo và thông minh. Lý do này giúp bạn không làm mất lòng lãnh đạo vì bạn yêu thích công việc muốn phát triển bản thân nên mới chọn cách học tập để nâng cao trình độ. Cấp trên sẽ chấp thuận lý do và còn tiếc nuối vì mất đi một nhân viên giỏi tương lai.

Những lý do xin nghỉ việc thuyết phục

Những lý do xin nghỉ việc thuyết phục

2.3 Lý do bệnh tật.

Sức khỏe luôn là vấn đề được ưu tiên đối với mỗi người. Vì vậy lý do bệnh tật mà nghỉ việc là một lý do chính đáng. Nếu sức khỏe bạn không tốt cũng sẽ ảnh hưởng đến kết quả của công việc. Sếp cũng sẽ hiểu được đây là do hoàn cảnh buộc phải nghỉ ngơi để điều trị và cải thiện sức khỏe không thể tiếp tục công việc.

2.4. Di chuyển chỗ ở

Vấn đề vị trí địa lý khiến bạn không thể tiếp tục đi làm ở công ty là lý do dễ thông cảm. Bạn không thể ở một nơi xa hoặc tỉnh thành khác mà vẫn đi làm được. Đây là lý do thuyết phục mà dù cấp trên có không nỡ cũng không thể cấm bạn chuyển nhà được từ xưa đến nay chỉ có an cư thì mới có thể lập nghiệp

2.5  Thay đổi hướng nghề nghiệp.

Sau một khoảng thời gian làm việc bạn phát hiện ra mình không thật sự yêu thích và phù hợp với công việc này nên bạn xin nghỉ đó là điều hết sức tự nhiên, bình thường đối với mỗi nhân viên. 

Chuyển hướng công việc do sở thích, cá tính và năng lực của mỗi người. Bạn muốn thử sức ở lĩnh vực và ngành nghề khác để có thể theo đuổi và phát triển bản thân vậy thì không có lý do gì để ban lãnh đạo từ chối lý do của bạn. 

3. Những lý do xin nghỉ việc nên tránh

Một số lý do xin nghỉ việc bạn nên tránh đưa ra sẽ gây khó dễ trong quá trình rời khỏi công ty:

  • Lương quá thấp: Tuy đây có thể là lý do thực tế khiến bạn nghỉ việc nhưng cũng đừng đưa ra lý do mức lương hay chế độ đãi ngộ của công ty. Hãy khéo léo và thể hiện sự tôn trọng đối với công ty. Lý do mức lương khiến sếp và các đồng nghiệp có cái nhìn không tốt về bạn cũng như đánh giá sự thiếu tôn trọng của bạn với công ty. 

  • Không hài lòng với đồng nghiệp và cấp trên: Đây là lý do tối kỵ bạn không nên đưa ra cho việc nghỉ làm của mình. Việc bạn bất đồng với đồng nghiệp thể hiện bạn là người không hòa đồng và có thể gây ra sự khó chịu đối với cấp trên. Lý do này hoàn toàn có thể bị bác bỏ và ảnh hưởng đến mối quan hệ sau này của bạn.

  • Sự bất công trong công ty: Dù sự bất công trong quan niệm của bạn về công việc, công ty thì đây cũng là một lý do rất tệ. Sếp của bạn sẽ đánh gái bạn là người ích kỷ và thiếu năng lực, đố kỵ với mọi người. Dù lý do này vẫn sẽ miễn cưỡng được chấp nhận nhưng cái nhìn của mọi người với bạn sau đó sẽ thay đổi và ảnh hưởng đến cơ hội trong tương lai của bạn.

4. Những lưu ý khi bạn nghỉ việc.

Đơn xin nghỉ việc của bạn hãy viết thật ngắn gọn, đầy đủ và chuyên nghiệp. Chọn lọc từ ngữ phù hợp, tránh gây hiểu lầm cho lãnh đạo khi đọc đơn xin nghỉ việc của bạn. 

Những lưu ý khi ĩn nghỉ việc

Những lưu ý khi ĩn nghỉ việc

Hoàn thành tốt công việc cho đến ngày cuối cùng ở công ty. Sau khi đơn xin nghỉ việc được xét duyệt thì bạn vẫn còn ít nhất 1 tháng để làm việc ở công ty. Đừng vì mình nghỉ việc mà ẩu thả trong công việc. Hãy hoàn thành công việc một cách tốt nhất để dù bạn có rời đi thì mọi người vẫn sẽ có ấn tượng với sự chuyên nghiệp và năng lực của bạn. Cấp trên cũng sẽ có sự tiếc nuối khi để bạn rời đi.

Hỗ trợ công ty và bộ phận tuyển dụng tìm người thay thế để đảm bảo công việc và vị trí nhân sự trong công ty. Đây sẽ là điểm cộng giúp bạn duy trì được hình ảnh tốt trong mắt đồng nghiệp và lãnh đạo công ty. 

Chỉ cần bạn đưa ra được lý do hợp lý, thể hiện sự tôn trọng và thực hiện đúng quy trình nghỉ việc thì đơn xin nghỉ việc của bạn sẽ được phê duyệt, bạn cũng sẽ để lại ấn tượng tốt với đồng nghiệp và công ty. Qua những lý do xin nghỉ việc thuyết phục nhất mà vieclam123.vn đã gợi ý hy vọng đã giúp bạn có thể lựa chọn và đưa ra quyết định đúng đắn cho mình.

BÀI VIẾT LIÊN QUAN
đối phó nỗi sợ hãi trong quá trình phỏng vấn
Tìm hiểu lý do và cách đối phó nỗi sợ hãi trong quá trình phỏng vấn
Chúng ta cần phải làm gì để đối phó nỗi sợ hãi trong quá trình phỏng vấn? Nỗi sợ hãi sẽ gây ra những điều gì và nguyên nhân của nỗi sợ hãi đó là gì? Hãy cùng tìm hiểu chi tiết với vieclam123.vn qua bài viết dưới đây.

Kế toán bán hàng xin việc
Cách thức chuẩn bị giúp ứng viên Kế toán bán hàng xin việc hiệu quả
Nhu cầu của công việc Kế toán bán hàng hiện nay như thế nào? Kế toán bán hàng xin việc cần những tố chất gì? Khi xin việc, Kế toán bán hàng cần chuẩn bị những gì? Hãy cùng bài viết sau đây của vieclam123.vn khám phá.

câu hỏi phỏng vấn Nhân viên kinh doanh vé máy bay
Khám phá trọn bộ câu hỏi phỏng vấn Nhân viên kinh doanh vé máy bay
Làm cách nào để chuẩn bị các câu hỏi phỏng vấn Nhân viên kinh doanh vé máy bay để trả lời một cách hiệu quả? Đặt câu hỏi thông minh trong buổi phỏng vấn đối với vị trí Nhân viên Kinh doanh vé máy bay như thế nào? Hãy cùng vieclam123.vn tìm hiểu.

câu hỏi phỏng vấn Nhân viên kinh doanh tour
Trọn bộ câu hỏi phỏng vấn Nhân viên kinh doanh tour và cách trả lời
Tìm hiểu về những câu hỏi phỏng vấn Nhân viên kinh doanh tour thường gặp nhất và cách trả lời những câu hỏi này theo hướng đi có thể gây ấn tượng với Nhà tuyển dụng thông qua bài viết dưới đây của vieclam123.vn.