close
cách
cách cách cách cách cách

Low fat là gì? Liệu low fat có phải là chế độ ăn kiêng phù hợp?

image

CHIA SẺ BÀI VIẾT

Nếu như theo dõi chế độ ăn uống thường xuyên và quan tâm đến lượng calories nạp vào cơ thể thì low fat sẽ là một chế độ cực kỳ quen thuộc. Tuy nhiên, với những người không quá quan tâm đến cân nặng thì low fat khá mới mẻ và lạ lẫm. Vậy, chính xác thì low fat là gì? Chế độ ăn kiêng này có thực sự phù hợp với bạn hay không? Cùng vieclam123.vn đi tìm câu trả lời chi tiết nhất nhé!

1. Giải thích về low fat là gì?

Low fat là một cụm từ tiếng Anh, theo đó, “low” có nghĩa là “thấp”, “fat” được hiểu là “béo”. Hiểu nôm na thì low fat chính là “béo thấp”, tức là một chế độ ăn với thực đơn gồm những món ít chất béo để có thể giảm được chất béo trong tổng thể bữa ăn, bao gồm chất béo không lành mạnh cộng với cholesterol. 

Low fat là gì
Low fat là gì

Với những người ăn kiêng, những người gặp khó khăn trong việc hấp thụ chất béo hay có lượng cholesterol trong máu cao thì chế độ ăn low fat sẽ rất phù hợp. Ở chế độ ăn này, bạn sẽ có thể kiểm soát tốt lượng calories nạp vào cũng như tiêu thụ, từ đó, hạn chế được lượng chất béo hấp thụ vào cơ thể cũng như tránh được các rủi ro hay tác dụng phụ khi áp dụng phương pháp ăn kiêng giảm cân.

Hiện nay, nhu cầu ăn uống lành mạnh là điều mà rất nhiều người hướng đến. Chính vì thế mà các bạn cần hiểu rõ về low fat là gì để biết được cách thức ăn kiêng nào sẽ phù hợp nhất. Việc giảm chất béo thực tế là rất tốt, tuy nhiên, cơ thể chúng ta vẫn cần lượng chất béo nhất định để duy trì năng lượng cho một ngày. Do đó mà áp dụng cách thức ăn kiêng thông minh, đúng cách là vô cùng quan trọng.

2. Những loại chất béo trong thực phẩm và nhu cầu của con người

2.1. Các chất béo có trong thực phẩm

Đối với chế độ ăn low fat - giảm chất béo thì bạn sẽ cần tìm hiểu về những chất béo thường thấy trong các loại thực phẩm. Điều này sẽ giúp bạn nắm bắt được các thực phẩm phù hợp cho chế độ low fat mà mình hướng tới.

2.1.1. Chất béo không lành mạnh

Chất béo không lành mạnh là một trong những loại chất béo mà bạn cần quan tâm đến khi lựa chọn thực phẩm và cách chế biến trong chế độ ăn low fat của mình.

Chất béo không lành mạnh gồm những loại chất ebso sau đây:

Những loại chất béo thường thấy trong thực phẩm
Những loại chất béo thường thấy trong thực phẩm

- Cholesterol: Thường có trong các loại thực phẩm là thịt, trứng, sữa. Vì thế mà bạn cần cân đối để hạn chế lượng cholesterol nạp vào. Tốt nhất nên là dưới 200mg/ngày.

- Chất béo bão hòa: Những loại thực phẩm chứa nhiều chất béo bão hòa có thể kể đến như bơ, sữa, kem, phô mai, các loại thịt đã được chế biến qua như xúc xích, lạp xưởng hay các loại thịt khác như bò, gà,.... Đối với chất béo này, mức nạp vào cơ thể nên dưới 7% trong tổng số calories mà bạn định nạp vào cơ thể mình mỗi ngày.

- Chất béo chuyển hóa: Chất béo chuyển hóa có nhiều trong các loại thực phẩm được chế biến bằng cách chiên hoặc nướng. Đây là chất béo bạn nên tránh nạp vào cơ thể càng nhiều càng tốt, ngay cả khi bao bì không ghi rõ loại chất béo này thì trong suất ăn của bạn vẫn có thể chứa tới 0,5g chất béo này.

2.1.2. Chất béo lành mạnh

Việc loại bỏ chất béo một cách hoàn toàn là điều không thể. Vì thế mà bạn có thể bổ sung chất béo lành mạnh nhằm hạn chế được chất béo không lành mạnh trong cơ thể mình.

- Chất béo không bão hòa đơn:

 Là chất béo lành mạnh, thường thấy trong các loại thực phẩm như bơ, quả óc chó, các loại hạt, dầu ô liu, dầu hạt cải,...

Chất béo lành mạnh và không lành mạnh
Chất béo lành mạnh và không lành mạnh

- Chất béo không bão hòa đa: Thường thấy trong các loại dầu thực vật hay các loại hạt. Đặc biệt, chất béo này bao gồm omega 3, có tác dụng trong việc phòng các bệnh liên quan đến tim mạch vô cùng hiệu quả.

2.2. Nhu cầu về việc sử dụng chất béo của cơ thể

Theo các chuyên gia dinh dưỡng thì hàng ngày, chất béo cung cấp từ 20 - 35R% lượng calo cho cơ thể của một người trưởng thành. Con số này sẽ tương đường với 44 - 77g chất béo được tiêu thụ nếu như bạn ăn 2000 calo/ngày. Đây sẽ là lượng chất béo phù hợp bạn có thể hấp thụ vào cơ thể mình mỗi ngày để đảm bảo việc duy trì năng lượng cần thiết.

Khi thực hiện chế độ ăn low fat thì bạn sẽ cần tình toán lượng calories nạp vào cơ thể, tiếp đến là lượng calo của từng loại thực phẩm và chất béo tương ứng. Điều này nhằm đảm bảo khẩu phần ăn cũng như chế độ dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể.

Điều quan trọng trong chế độ ăn low fat sẽ là cách mà bạn tính toán lượng calo và chất béo các loại hấp thụ vào trong cơ thể mỗi ngày. Vừa đảm bảo được năng lượng cho cơ thể vừa kiểm soát tốt lượng chất béo được nạp vào để hạn chế các loại chất béo không lành mạnh.

Nhu cầu sử dụng chất béo
Nhu cầu sử dụng chất béo

3. Những loại thực phẩm cần tránh xa trong low fat

Khi đã xác định lựa chọn chế độ ăn low fat cho mình thì bạn sẽ cần cân đối cũng như khắt khe hơn về các loại thực phẩm cũng như cách chế biến. Một số món ăn bạn nên loại khỏi thực đơn low fat như sau:

- Những món ăn chiên nướng

Top 1 thực phẩm cần loại trừ khỏi low fat chính là thực phẩm chiên nướng. Đây là nhóm thực phẩm cung cấp rất nhiều chất béo không lành mạnh và gây mất cân bằng trong chế độ dinh dưỡng mà bạn tính toán. Đặc biệt, nhóm thực phẩm này ăn khá cuốn thì thế mà bạn sẽ rất dễ bị vượt mức quy định nếu như không kiểm soát tốt miệng mình.

- Sản phẩm từ bơ sữa

Các món ăn từ bơ sữa là những món ăn nhẹ cực kỳ hấp dẫn, tuy nhiên, nó cũng cung cấp một lượng chất béo không phải dạng vừa đâu. Vì thế mà bạn cũng cần hạn chế các loại thực phẩm từ bơ, sữa để tránh việc nạp quá mức lượng chất béo trong cơ thể.

- Các loại thịt chứa nhiều protein

Những thực phẩm cần tránh
Những thực phẩm cần tránh

Protein rất quan trọng với cơ thể. Tuy nhiên, bạn nên lựa chọn các loại thịt ít chất béo nhưng vẫn chứa đủ lượng protein cần thiết để có thể có đủ năng lượng hoạt động. Đây là điều cần thiết với việc duy trì chế độ ăn kiêng low fat hiệu quả.

- Thực phẩm nhiều chất béo

Dù là thực phẩm cung cấp chất béo lành mạnh thì bạn cũng không nên quá lạm dụng. Bởi nếu khi đã thừa thì lành mạnh hay không đều có những tác động tới cơ thể. Vì thế mà bạn cần hạn chế tiêu thụ những thực phẩm chứa nhiều chất béo.

4. Gợi ý để bạn có cách thức chế biến ít chất béo hơn

Bên cạnh khâu lựa chọn thực phẩm thì khâu chế biến cũng ảnh hưởng rất nhiều tới lượng chất béo mà bạn sẽ đưa vào cơ thể. Do vậy mà dưới đây sẽ là cách thức chế biến để bạn có thể giảm được lượng chất béo nhất định của món ăn.

- Lựa chọn bơ thực vật chứa ít chất béo thay cho các loại bơ thực vật thông thường hay bơ thực vật ngắn

- Với các loại thịt, nên lựa chọn ức gà xay, thịt nạc xay thay vì thịt thông thường hay được chế biến sẵn. cách này sẽ giảm được 5% mỡ có trong thịt.

Cách giúp bạn low fat tốt hơn
Cách giúp bạn low fat tốt hơn

- Lựa chọn các loại phô mai tươi được pha chế sẵn hay các loại đậu hũ để thay cho phô mai kem béo ngậy rất được yêu thích

- Lựa chọn nhiều hơn các loại thực phẩm giàu chất xơ để ăn kèm với bánh mỳ, sandwich thay vì các loại sốt béo ngậy.

- Thay thế 1 quả trứng bằng một lòng trắng trứng kết hợp với 1/4 thìa dầu hạt cải. Điều này sẽ giúp giảm được lượng chất béo có trong trứng có thể được đưa vào trong cơ thể.

Trên đây là toàn bộ thông tin được cập nhật về chế độ ăn kiêng low fat. Mong rằng, qua đây, bạn đã hiểu được low fat là gì cũng như biết cách tính toán, lựa chọn thực phẩm phù hợp với chế độ ăn kiêng ít chất béo mà mình lựa chọn.

Khâu nhục là món gì? Chế biến khâu nhục tại nhà bằng cách làm đơn giả

Khâu nhục là món gì? Món ăn này có gì đặc biệt và cách chế biến như thế nào? Cùng tìm hiểu chi tiết ngay nhé!

Khâu nhục là món gì

BÀI VIẾT LIÊN QUAN
cửa hàng nhượng quyền là gì
Cửa hàng nhượng quyền là gì và cách xây dựng cửa hàng nhượng quyền?
Bạn muốn mở rộng mô hình kinh doanh của mình bằng cửa hàng nhượng quyền? Bạn không biết cửa hàng nhượng quyền là gì? Bạn không biết xây dựng cửa hàng nhượng quyền như thế nào? Cùng vieclam123.vn tìm hiểu sau đây nhé!

Brand health là gì
Brand health là gì? Cách thức đo lường và cải thiện Brand health.
Brand health (sức khỏe thương hiệu) là một trong những yếu tố quan trọng nhất đánh giá sự phát triển của thương hiệu doanh nghiệp. Vậy Brand health là gì? Đo lường như thế nào?, chúng ta cùng vieclam123.vn tìm hiểu sau đây nhé!

quản lý là làm gì
Quản lý là làm gì? Vai trò quan trọng của quản lý trong tổ chức
Quản lý là làm gì? Quản lý là một bộ phận phận quan trọng trong bất kỳ tổ chức nào, với vai trò kiểm soát hoạt động và định hướng kế hoạch phát triển.

Ngành điện điện tử làm gì
Ngành điện điện tử làm gì? Lý do bạn nên học ngành điện điện tử?
Ngành điện điện tử làm gì? Ngành điện điện tử là ngành học vô cùng hữu ích và áp dụng thực tế rất nhiều. Chương trình học vô cùng bài bản và chuyên sâu.