Lean có rất nhiều ý nghĩa khác nhau trong tiếng Anh, và trong sản xuất nó được hiểu như là quá trình sản xuất tinh gọn. Cùng theo dõi bài viết dưới đây của Vieclam123.vn để hiểu cụ thể “Lean là gì” nhé.
Lean là một danh từ trong tiếng Anh được sử dụng với nghĩa là “độ nghiêng, độ dốc”, “chỗ thịt nạc, không có mỡ”. Khi được sử dụng như một tính từ, “lean” có nghĩa là “gầy còm”, “phần nạc, không dính mỡ”, “đói kém, mất mùa”, “thức ăn không bổ dưỡng”, “công việc không có lợi lộc gì”,...
Ví dụ:
This is a lean month. (Đây là một tháng đói kém)
I want to buy a lean pork. (Tôi muốn mua một miếng thịt lợn nạc)
“Lean” trong tiếng Anh còn được sử dụng như một nội động từ, với ý nghĩa là thứ nhất là “nghiêng đi, cúi, ngả người”
Ví dụ: Lean back (nghiêng về phía sau), lean forward (nghiêng về phía trước), lean out (nghiêng ra ngoài), lean over (dựa lên trên)
Ý nghĩa thứ hai của “Lean” khi được sử dụng như một nội động từ là “dựa, tựa, chống”.
Ví dụ: Lean against/on/upon (dựa vào)
Ý nghĩa thứ ba của Lean là “nghiêng về, thiên về”
Ví dụ: Lean towards, lean to sth (thiên về cái gì đó)
Trong từng chuyên ngành nhất định, Lean cũng được hiểu với những ý nghĩa khác nhau:
1. Trong lĩnh vực cơ-điện tử: Lean có nghĩa là “độ dốc, độ nghiêng, dựa vào, nghiêng đi”
2. Trong lĩnh vực cơ khí, công trình: Lean có nghĩa là “dựa vào”
3. Trong lĩnh vực hóa học vật liệu: lean có nghĩa là “gầy, không béo)
4. Trong ngành kỹ thuật chung: Lean có nghĩa là “nghèo”, độ dốc, độ nghiêng
5. Trong ngành kinh tế: Lean có nghĩa là “đói kém”
6. Trong ngành sản xuất: Lean được hiểu là “sản xuất tinh gọn”
Lean trong sản xuất thường xuất hiện trong cụm từ “Lean Manufacturing” nghĩa là sản xuất tinh gọn. Sản xuất tinh gọn là quá trình sản xuất được tối giản nhằm giảm thiểu chi phí, tránh lãng phí trong sản xuất để tăng giá trị cạnh tranh cho doanh nghiệp. Đồng thời, việc áp dụng phương pháp sản xuất tinh gọn giúp doanh nghiệp tăng khả năng đáp ứng linh hoạt những biến động của thị trường và khách hàng.
Sản xuất tinh gọn có thể hiểu đơn giản là việc tập trung vào những hoạt động tạo ra giá trị cho doanh nghiệp, phát hiện ra những hoạt động thừa, lãng phí để kịp thời loại bỏ. Có 7 sự lãng phí thường gặp trong quá trình sản xuất ở nhiều doanh nghiệp, đó là:
1. Sự lãng phí trong chờ đợi (Waiting): Có những sự lãng phí thường xuyên diễn ra trong quá trình làm việc như chờ máy móc khởi động, chờ thời gian xử lý của máy tính, chờ đợi chỉ thị của cấp trên, chờ thêm nguồn nhân lực,...Những sự chờ đợi này gây lãng phí nguồn nhân lực, làm giảm hiệu suất làm việc.
2. Sự lãng phí trong vận tải, di chuyển không cần thiết (Transportation): không gian di chuyển trong nhà xưởng cũng là một loại chi phí, là vốn đầu tư, vốn bảo trì,...Hạn chế sự di chuyển trong quá trình làm việc sẽ tiết kiệm được không gian. Đồng thời nên tối ưu hóa giá trị trong từng quy trình vận chuyển, tránh lãng phí không gian chứa đồ trong phương tiện vận chuyển, tối thiểu số lần vận chuyển.
3. Sự lãng phí trong những thao tác thừa (Motion): Có quá nhiều thao tác thừa trong một quy trình sản xuất gây ra lãng phí thời gian, nhân công, trang thiết bị, máy móc.
4. Sự lãng phí trong việc gia công thừa (Over-Processing): những sản phẩm không sử dụng nguyên liệu ở mức vừa đủ mà tốn nhiều hơn mức tiêu chuẩn cũng khiến hao hụt nguyên vật liệu và chi phí của doanh nghiệp. Mua nhiều nguyên liệu hơn không chỉ tốn thêm chi phí cho nguyên liệu đó mà còn tốn tiền cho việc vận chuyển,lưu khi, kiểm tra đầu vào, xử lý hàng hóa,...
5. Sự lãng phí đối với những sản phẩm hỏng, thiếu sót, khuyết điểm (Defects): việc tạo ra những sản phẩm lỗi, khiếm khuyết sẽ khiến doanh nghiệp mất rất nhiều thời gian vào việc sửa chữa, tốn thêm nguyên vật liệu và chi phí,...
6. Sản xuất quá mức (Over-Production): sản xuất quá mức gây ra lãng phí nguyên liệu, sản phẩm không lưu thông hết trên thị trường dẫn đến hàng tồn kho.
7. Tồn kho quá mức cần thiết (Inventory): Sản xuất dư thừa dẫn đến cần một không gian để lưu trữ những sản phẩm này, đồng thời cần có đầy đủ trang thiết bị để kiểm soát hàng hóa và bảo quản chất lượng không bị hư hỏng do nhiệt độ và các tác nhân vật lý khác. Hàng hóa tồn đọng cũng đồng nghĩa với việc tiền ứ đọng, không thể xoay vòng để tiếp tục hoạt động kinh doanh.
Việc áp dụng phương pháp sản xuất tinh gọn (lean manufacturing) mang đến rất nhiều lợi ích cho doanh nghiệp.
Thứ nhất, sản xuất tinh gọn giúp doanh nghiệp cải thiện được năng suất và chất lượng sản phẩm, dịch vụ. Có được kết quả này là vì, sản xuất tinh gọn giúp:
giảm thiểu phế phẩm, tránh lãng phí, tận dụng được nguồn tài nguyên đầu vào
Tăng hiệu suất làm việc của nhân việc, tăng hiệu quả làm việc thông qua việc giảm sự chờ đợi giữa người và người, người và máy móc.
Giảm được các thao tác thừa, giảm được sự di chuyển, tiết kiệm thời gian
Thứ hai, sản xuất tinh gọn giúp rút ngắn thời gian và quy trình sản xuất, loại bỏ những sự lãng phí trong chờ đợi, ví dụ như:
Giảm thời gian vào các hoạt động không tạo ra giá trị
Giảm sự chờ đợi giữa các quy trình
Rút ngắn thời gian chuẩn bị cho quá trình sản xuất
Rút ngắn thời gian chuyển đổi quy trình sản xuất những sản phẩm khác nhau
Thứ ba, sản xuất tinh gọn tránh được những lãng phí, hao hụt về số lượng cũng như chất lượng sản phẩm trong quá trình tồn kho do lưu trữ quá nhiều.
Thứ tư, khi doanh nghiệp cải thiện được thời gian sản xuất và thời gian chu trình thì khả năng đáp ứng được nhu cầu của khách hàng cũng sẽ được cải thiện, từ đó làm hài lòng khách hàng và giữ chân được khách hàng gắn bó với sản phẩm của doanh nghiệp.
Như vậy, trên đây là giải thích của Vieclam123 về “Lean là gì”. Áp dụng phương pháp sản xuất tinh gọn là xu hướng của doanh nghiệp trên toàn cầu để tiết kiệm chi phí và tối đa hóa lợi nhuận.
>> Xem thêm tin: Nguyên tắc Kaizen
Chia sẻ