close
cách
cách cách cách cách cách

Kỹ thuật hóa học là gì? Những thông tin bạn cần biết về ngành này

image

CHIA SẺ BÀI VIẾT

Kỹ thuật hóa học là một ngành dẫn đầu trong lĩnh vực khoa học và công nghệ, tạo nên những sản phẩm hàng ngày hoặc các nguyên liệu thô, giải quyết những vấn đề cấp bách toàn cầu. Cũng bởi tầm quan trọng của nó, ngành kỹ thuật hóa học có mức lương vô cùng hấp dẫn và cơ hội việc làm rộng mở, thu hút các nhân tài ở khắp mọi nơi. Vậy kỹ thuật hóa học là gì? Cùng tìm hiểu thông tin về ngành kỹ thuật hóa học qua bài viết bên dưới nhé!

1. Kỹ thuật hóa học là gì?

Kỹ thuật hóa học là gì? Kỹ thuật hóa học, một số trường còn gọi là ngành công nghệ kỹ thuật hóa học, là một lĩnh vực công nghệ và khoa học chuyên ứng dụng, nghiên cứu những kiến thức về kỹ thuật và hóa học vào trong quá trình sản xuất để tạo ra những sản phẩm học học, phục vụ cho nhu cầu của con người trong đời sống xã hội và ngành công nghiệp.

Kỹ thuật hóa học là gì
Kỹ thuật hóa học là gì

Ngành kỹ thuật hóa học có vai trò quan trọng, chủ chốt trong những lĩnh vực sản xuất công nghiệp như dược phẩm, dầu khí, phân bón, mỹ phẩm, môi trường, vật liệu hàng không, chế biến đồ uống và thực phẩm. Các kỹ sư kỹ thuật hóa học sẽ đảm nhiệm nhiều vai trò khác nhau trong chế tạo, thiết kế, vận hành, điều chỉnh, đánh giá và quản lý ở quy mô công nghiệp về quá trình sản xuất sản phẩm.

Cụ thể hơn, một số lĩnh vực liên quan tới việc sử dụng kỹ thuật hóa học vào việc sản xuất như:

- Sản xuất các mặt hàng về tiêu dùng: Chất tẩy rửa, nhựa, sơn, thủy tinh, thuốc nhuộm hay giấy…

- Vật liệu xây dựng được sản xuất như bê tông, xi măng, gạch…

- Ứng dụng trong nông nghiệp như sản xuất như thuốc bảo vệ thực vật, thức ăn gia súc, phân bón…

- Sản xuất đồ uống, lương thực, thực phẩm và một số ngành công nghiệp như dệt – da; công nghiệp hóa chất (thuốc trừ sâu, phân bón, dược – mỹ phẩm…); công nghiệp điện hóa (mạ điện, pin, bảo vệ kim loại…); công nghiệp nhiên liệu, điện lực, năng lượng; công nghiệp cơ khí (như cao su, luyện kim, polymer…).

2. Ngành kỹ thuật hóa học học những kiến thức gì? Học ở đâu?

2.1. Những nội dung trong chương trình đào tạo kỹ thuật hóa học

Sau khi đã hiểu rõ kỹ thuật hóa học là gì, chúng ta cùng tìm hiểu những kiến thức trong ngành kỹ thuật hóa học nhé!

2.1.1. Kiến thức chuyên môn

Về cơ bản, các trường đào tạo kỹ thuật hóa học sẽ trang bị cho sinh viên những kiến thức về các nền tảng chuyên môn qua những mảng trong các môn cơ sở ngành. 

Kiến thức chuyên môn trong ngành kỹ thuật hóa học
Kiến thức chuyên môn trong ngành kỹ thuật hóa học

Cụ thể như: Kỹ thuật điện và thông tin; hóa học gồm hóa kỹ thuật, hóa hữu cơ, hóa dầu…; tính toán kỹ thuật; giới thiệu về kỹ thuật hóa sinh; học về cơ học chất lỏng, nhiệt động lực học, khối lượng và sự truyền nhiệt; kỹ năng lập trình cho các kỹ sư; kỹ năng thực hành trong kỹ thuật hóa học; Vật liệu, kết cấu và động lực học; công nghệ điện hóa; trách nhiệm và kiến thức, đạo đức về vấn đề môi trường…

Với những kiến thức này, sinh viên sẽ nhanh chóng có được khả năng thiết kế, tính toán, thi công trong hệ thống, toàn bộ hay một phần trong lĩnh vực kỹ thuật hóa học để đáp ứng những nhu cầu thực tế trong công việc. Đồng thời, sinh viên sẽ được chỉ dẫn sử dụng những công nghệ, phương pháp tiên tiến cho sản xuất và bảo vệ, thân thiện với môi trường.

2.1.2. Thực hành trực tiếp

Ngoài những kiến thức chuyên môn trong ngành, những cử nhân kỹ thuật hóa học tương lai sẽ được tham gia thực hành thực tế tại các phòng thí nghiệm, được làm quen với các công cụ, thiết bị chuyên môn và từ mình thực hiện những thí nghiệm hóa học.

Thực hành trực tiếp tại các phòng thí nghiệm
Thực hành trực tiếp tại các phòng thí nghiệm

Ngành kỹ thuật hóa học là một ngành rộng, do đó một số trường sẽ có định hướng riêng trong ngành này. Theo dự kiến, tới năm 2030, tiềm năng phát triển của thị trường hóa học ngày càng cao, các kiến thức về dây chuyền, sản xuất công nghệ hay các sản phẩm trong ngày này chia thành 2 định hướng gồm: “Vô cơ - Điện hóa - Năng lượng” và “Hữu cơ - Hóa dược - Mỹ phẩm”. Qua đó, sinh viên sẽ được cung cấp những kiến thức cơ bản và chuyên sâu về việc ứng dụng trong lĩnh vực kỹ thuật, hóa học và khoa học hóa học.

2.2. Top những trường đào tạo ngành kỹ thuật hóa học

Tại nước ta, ngành kỹ thuật hóa học đang ngày càng trở thành ngành trọng điểm và được đầu tư nhiều hơn trong các trường đại học. Trong đó, một số trường học đào tạo ngành công nghệ kỹ thuật hóa học bạn có thể tham khảo là: Đại học Hàng hải Việt Nam; Đại học Khoa học Tự nhiên - Đại học Quốc gia Hà Nội; Đại học Mỏ Địa chất Hà Nội; Đại học Công nghiệp Hà Nội và TP Hồ Chí Minh; Học viện Nông nghiệp Việt Nam; Đại học Khoa học Tự nhiên TP Hồ Chí Minh; Đại học Công nghiệp Việt Trì; Đại học Bách khoa - Đại học Đà Nẵng; Đại học Công nghiệp Thực phẩm TP.HCM…

Những trường đào tạo ngành kỹ thuật hóa học
Những trường đào tạo ngành kỹ thuật hóa học

Hoặc nếu bạn muốn thực hành, trải nghiệm những trang thiết bị, hệ thống hiện đại, cũng như được tiếp xúc với những công nghệ luôn được cập nhật kịp thời, tiên tiến thì bạn có thể lựa chọn con đường du học. Khi đi du học, bạn sẽ có khả năng thích ứng trong môi trường lao động quốc tế và nâng cao năng lực ngoại ngữ của bản thân.

3. Học ngành kỹ thuật hóa học ra làm gì và cơ hội việc làm ngành này?

Ngày nay, công nghiệp và hóa học đang ngày càng phát triển, do vậy mà ngày càng chú trọng đầu tư cho ngành kỹ thuật hóa học. Bởi vậy, cơ hội việc làm cho ngành kỹ thuật hóa học rộng mở hơn, bạn có thể làm việc ở viện nghiên cứu, phòng thí nghiệm với nhiều vị trí khác nhau trong các doanh nghiệp với mức lương vô cùng hấp dẫn. Để làm chủ lĩnh vực này, bạn cần trang bị những kiến thức, kỹ năng cần thiết, và giỏi ngoại ngữ để tăng thu nhập, tăng cơ hội việc làm cho bản thân.

Sau khi ra trường ngành kỹ thuật hóa học, bạn có thể làm một số công việc như sau: Kỹ thuật viên trong phòng thí nghiệm, trong nhà máy; kỹ sư công nghệ điều hành, quản lý sản xuất tại nhà mát, cơ sở sản xuất, xí nghiệp; nghiên cứu viên tại những viện phát minh, nghiên cứu; kỹ sư phân tích, phát triển và đảm bảo chất lượng sản phẩm; giảng dạy, nhân viên phòng thí nghiệm, nghiên cứu tại các trường trung cấp, Cao đẳng, Đại học.

Cơ hội việc làm ngành kỹ thuật hóa học
Cơ hội việc làm ngành kỹ thuật hóa học

4. Cần những tố chất nào để trở thành nhân viên trong ngành kỹ thuật hóa học?

Để có thể theo học ngành kỹ thuật hóa học, bạn cần có những tố chất như: Đam mê với ngành kỹ thuật hóa học, tư duy sáng tạo, có khả năng về sản xuất, thiết kế, vận hành máy móc. Đồng thời, bạn cần luôn có những ý tưởng mới, sáng tạo và có khả năng tổng hợp, phân tích, phát hiện và xử lý vấn đề nhanh chóng, kỹ năng quản lý điều hành, kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng thực hành.

Chưa kể, bạn cần là người có tính cẩn thận, tỉ mỉ, nghiêm túc với công việc và có khả năng nghiên cứu đánh giá về những sản phẩm trong ngành kỹ thuật hóa học.

5. Liệu ngành kỹ thuật hóa học có độc hại?

Nhiều người khi nghe tới hóa học, hẳn sẽ lo lắng và băn khoăn không biết ngành kỹ thuật hóa học có nguy hiểm hay không. Trên thực tế, những công việc về kỹ thuật hóa học hay chương trình đào tạo đều liên quan tới những quá trình tính toán như lý, hóa, sinh, nhiệt được chế biến thành sản phẩm từ các nguyên vật liệu.

Kỹ thuật hóa học không độc hại nếu bạn tuân thủ quy định
Kỹ thuật hóa học không độc hại nếu bạn tuân thủ quy định

Bên cạnh đó, để thực hành tốt công việc liên quan tới phát triển sản phẩm và nghiên cứu, phương pháp thí nghiệm sẽ được trang bị. Sức khỏe của bạn sẽ không bị ảnh hưởng nếu trong quá trình thí nghiệm, nghiên cứu, bạn tuân thủ các quy định trong khi làm việc với hóa chất.

Hy vọng qua bài viết này, bạn đã biết được kỹ thuật hóa học là gì và những thông tin về ngành học này. Kỹ thuật hóa học là ngày đang phát triển, triển vọng nghề nghiệp vô cùng rộng mở và mức lương trong ngành vô cùng hấp dẫn. Do đó, nếu đam mê và yêu thích ngành này thì bạn nên thi đậu vào càng trường đào tạo kỹ thuật hóa học, cũng như rèn luyện, trau dồi những kiến thức, kỹ năng chuyên môn cần thiết để theo đuổi đam mê.

Kỹ sư hóa học làm gì?

Trong ngành kỹ thuật hóa học có vị trí kỹ sư hóa học, dành cho những bạn trẻ đam mê môn Hóa và có tố chất với nghề. Truy cập bài viết bên dưới để biết được kỹ sư hóa học làm gì và những kỹ năng, vị trí trong nghề này nhé!

Kỹ sư hóa học làm gì?

BÀI VIẾT LIÊN QUAN
đối phó nỗi sợ hãi trong quá trình phỏng vấn
Tìm hiểu lý do và cách đối phó nỗi sợ hãi trong quá trình phỏng vấn
Chúng ta cần phải làm gì để đối phó nỗi sợ hãi trong quá trình phỏng vấn? Nỗi sợ hãi sẽ gây ra những điều gì và nguyên nhân của nỗi sợ hãi đó là gì? Hãy cùng tìm hiểu chi tiết với vieclam123.vn qua bài viết dưới đây.

Kế toán bán hàng xin việc
Cách thức chuẩn bị giúp ứng viên Kế toán bán hàng xin việc hiệu quả
Nhu cầu của công việc Kế toán bán hàng hiện nay như thế nào? Kế toán bán hàng xin việc cần những tố chất gì? Khi xin việc, Kế toán bán hàng cần chuẩn bị những gì? Hãy cùng bài viết sau đây của vieclam123.vn khám phá.

câu hỏi phỏng vấn Nhân viên kinh doanh vé máy bay
Khám phá trọn bộ câu hỏi phỏng vấn Nhân viên kinh doanh vé máy bay
Làm cách nào để chuẩn bị các câu hỏi phỏng vấn Nhân viên kinh doanh vé máy bay để trả lời một cách hiệu quả? Đặt câu hỏi thông minh trong buổi phỏng vấn đối với vị trí Nhân viên Kinh doanh vé máy bay như thế nào? Hãy cùng vieclam123.vn tìm hiểu.

câu hỏi phỏng vấn Nhân viên kinh doanh tour
Trọn bộ câu hỏi phỏng vấn Nhân viên kinh doanh tour và cách trả lời
Tìm hiểu về những câu hỏi phỏng vấn Nhân viên kinh doanh tour thường gặp nhất và cách trả lời những câu hỏi này theo hướng đi có thể gây ấn tượng với Nhà tuyển dụng thông qua bài viết dưới đây của vieclam123.vn.