close
cách
cách cách cách cách cách

Khi nào nên từ chối lời mời làm việc dù việc đó có tốt đi nữa?

image

CHIA SẺ BÀI VIẾT

Thỉnh thoảng, điều tốt nhất bạn có thể làm là từ chối một lời mời làm việc. Kể cả khi bạn đang khao khát tìm kiếm việc làm, nếu bạn nhận thấy rằng công việc này không phù hợp với bản thân thì tốt hơn hết bạn nên từ chối nó.  Sẽ tốt hơn nếu bạn từ chối công việc ngay từ đầu thay vì nghỉ việc chỉ sau một thời gian ngắn. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, đặc biệt khi đang gặp khó khăn về mặt kinh tế, bạn có thể nhận một vị trí công việc mà mình không thích.

1. Khi nào nên từ chối lời mời làm việc

Khi nào nên từ chối lời mời làm việc

Có rất nhiều lý chính đáng để từ chối một lời mời làm việc. Công việc có thể không trả đủ tiền, mục tiêu công việc có thể không phải là thứ bạn đang tìm kiếm, công ty không có cơ hội cho bạn thăng tiến, hoặc bạn cảm thấy mình không phù hợp với môi trường làm việc ở công ty mới sau buổi phỏng vấn.

Bạn có thể đã nhận được một lời mời làm việc khác tốt hơn nhiều. Hoặc lời mời làm việc có thể có điều kiện và bạn không sẵn lòng hay không thể đáp ứng được các yêu cầu đó. 

2. Đánh giá lời mời nhận việc

Đánh giá lời mời nhận việc

Mặc dù nhận được lời mời làm việc là mục tiêu của mỗi ứng viên, điều quan trọng nhất là bạn cần cẩn thận đánh giá lời mời làm việc để chắc chắn rằng công việc đó phù hợp với bản thân mình. Nếu bạn không chắc chắn về vị trí làm việc, hoặc bạn cảm thấy rằng công việc này không thực sự dành cho bản thân, hãy dành thời gian cân nhắc trước khi đưa ra quyết định. 

Khi nào bạn nên cân nhắc từ chối một lời mời làm việc? Nếu bạn có cơ hội gặp trước cấp trên tương lai, nhận thức của bạn về tính cách cũng như phong thái quản lý của họ sẽ đóng một vai trò rất quan trọng trong việc quyết định nhận hay không nhận việc làm đó.

Nếu bạn có nhiều thắc mắc, nghi ngờ về người quản lý tương lai, hãy tìm cơ hội gặp mặt với những nhân viên khác trong công ty, nhất là những người có chung sếp với bạn để hỏi một vài câu hỏi trung lập như:

  • Bạn miêu tả phong cách quản lý của sếp như thế nào?

  • Bạn thích điều gì nhất ở người quản lý?

  • Bạn đã nhận được sự giúp đỡ gì từ cấp trên, công ty?

Vì hầu hết người lao động sẽ chuyển việc thường xuyên hơn trong thời buổi kinh tế hiện đại, điều quan trọng là bạn cần đánh giá xem mình sẽ học được những gì và bao nhiêu từ công việc mới này. Liệu chấp nhận công việc này có giúp bạn củng cố cơ hội cho công việc tương lai không, hay nó sẽ là điểm lùi cho quá trình phát triển của bạn? Liệu công ty này có chương trình đào tạo chuyên sâu cho nhân viên mới hay không?   

3. Đánh giá vấn đề tài chính

Đánh giá vấn đề tài chính

Vị thế tài chính và thị trường của nhà tuyển dụng tiềm năng là vấn đề quan trọng tiếp theo bạn cần cân nhắc. Công ty có đang mở rộng thị trường không? Tài chính công ty có đang ổn định? Các sản phẩm, dịch vụ của họ có nổi tiếng và được nhiều người tiếp nhận không? Những công ty đang gặp khó khăn sẽ thường phải cắt giảm ngân sách và sa thải bớt nhân viên. 

4. Cơ hội thăng tiến

Cho những vị trí công việc mới bắt đầu hay sơ cấp, bạn sẽ muốn cân nhắc xem liệu công ty thường thăng chức cho những cá nhân làm việc ở vị trí bạn nhận được lời mời làm việc hay không. 

Các công việc với con đường thăng tiến rõ ràng, thực tế sẽ có giá trị hơn khi bạn mới bắt đầu khởi nghiệp. Nếu nhà tuyển dụng không thể miêu tả rõ ràng một con đường thăng tiến trong khoảng thời gian hợp lý, bạn có thể cân nhắc từ chối lời mời làm việc đó. Tương tự như vậy, nếu bạn phát hiện ra nhà tuyển dụng không có chính sách đãi ngộ để giữ chân nhân viên, bạn cũng nên thận trọng. 

5. Khoản hỗ trợ và lợi ích

Khoản hỗ trợ và lợi ích

Đương nhiên, khoản hỗ trợ và các lợi ích là một lý do phổ biến khiến nhiều ứng viên từ chối lời mời làm việc. Đảm bảo rằng bạn biết về mức lương tiêu chuẩn của công việc bạn ứng tuyển trên thị trường. Hãy xem các trang đánh giá trực tuyến về mức lương cũng như những thông tin khảo sát về công việc tương tự xung quanh bạn. 

Tuy nhiên, đừng quá đặt nặng vấn đề tiền lương khi quyết định nhận một công việc. Đặc biệt trong trường hợp công việc đó có một lộ trình tăng lương hợp lý và bạn có thể phát triển thêm các kĩ năng của mình trong thời gian làm việc đó. 

6. Chấp nhận lời mời làm việc

Nếu bạn quyết định chấp nhận lời mời làm việc, điều quan trọng là phải đảm bảo rằng bạn nắm rõ các chi tiết bao gồm lương thưởng (lương và phúc lợi), lịch trình làm việc, thời gian nghỉ và trách nhiệm công việc của bạn. Bạn sẽ không muốn phát hiện ra số giờ mình phải làm việc là 50 giờ một tuần, thay vì 40 như mong đợi khi đã nhận công việc rồi.

Nếu có bất kỳ câu hỏi nào, hãy dành thời gian để hỏi nhà tuyển dụng trước khi nhận việc.

Quyết định chấp nhận hay từ chối lời mời nhận việc

7. Từ chối lời mời làm việc

Nếu bạn quyết định từ chối một lời đề nghị làm việc, điều quan trọng là bạn phải từ chối đúng cách và đúng thời điểm. Thường thì tốt nhất là bạn vẫn nên dành một chút thời gian để xem xét lời mời làm việc ngay cả khi bạn đang muốn từ chối nó. Viết một lá thư lịch sự để bày tỏ lòng biết ơn của bạn về việc có cơ hội được khám phá công việc. Nếu bạn nhận thấy rằng công việc không tập trung vào các kỹ năng hoặc sở thích quan trọng của bản thân, nhưng bạn lại muốn làm việc ở đây, bạn có thể hỏi về các vị trí khác phù hợp hơn.

Tương tự, trong một buổi phỏng vấn, có những lúc bạn sẽ rõ ràng rằng công việc này không phù hợp với mình. Nếu công ty rất hấp dẫn nhưng công việc lại không như vậy, bạn có thể lịch sự chia sẻ mối quan tâm của mình đến các vị trí khác phù hợp với thế mạnh hơn khi chuẩn bị kết thúc buổi phỏng vấn.

Chú ý: Cách ứng xử tối thiểu là hãy lịch sự, ngay cả khi bạn biết rằng mình không muốn công việc đó.

Ngoài ra, có thể sẽ có những vị trí công việc khác tại công ty đó phù hợp với bạn hơn. Nếu biết cách từ chối khéo léo, bạn còn có thể được xem xét cho những vị trí công việc khác.

>>  Tham khảo ngay:

BÀI VIẾT LIÊN QUAN
đối phó nỗi sợ hãi trong quá trình phỏng vấn
Tìm hiểu lý do và cách đối phó nỗi sợ hãi trong quá trình phỏng vấn
Chúng ta cần phải làm gì để đối phó nỗi sợ hãi trong quá trình phỏng vấn? Nỗi sợ hãi sẽ gây ra những điều gì và nguyên nhân của nỗi sợ hãi đó là gì? Hãy cùng tìm hiểu chi tiết với vieclam123.vn qua bài viết dưới đây.

Kế toán bán hàng xin việc
Cách thức chuẩn bị giúp ứng viên Kế toán bán hàng xin việc hiệu quả
Nhu cầu của công việc Kế toán bán hàng hiện nay như thế nào? Kế toán bán hàng xin việc cần những tố chất gì? Khi xin việc, Kế toán bán hàng cần chuẩn bị những gì? Hãy cùng bài viết sau đây của vieclam123.vn khám phá.

câu hỏi phỏng vấn Nhân viên kinh doanh vé máy bay
Khám phá trọn bộ câu hỏi phỏng vấn Nhân viên kinh doanh vé máy bay
Làm cách nào để chuẩn bị các câu hỏi phỏng vấn Nhân viên kinh doanh vé máy bay để trả lời một cách hiệu quả? Đặt câu hỏi thông minh trong buổi phỏng vấn đối với vị trí Nhân viên Kinh doanh vé máy bay như thế nào? Hãy cùng vieclam123.vn tìm hiểu.

câu hỏi phỏng vấn Nhân viên kinh doanh tour
Trọn bộ câu hỏi phỏng vấn Nhân viên kinh doanh tour và cách trả lời
Tìm hiểu về những câu hỏi phỏng vấn Nhân viên kinh doanh tour thường gặp nhất và cách trả lời những câu hỏi này theo hướng đi có thể gây ấn tượng với Nhà tuyển dụng thông qua bài viết dưới đây của vieclam123.vn.