Kế toán nhà hàng theo thông tư 200 là một tiến trình cần tuân thủ trong hạch toán của kế toán viên. Theo thông tư này thì việc hạch toán sẽ có nhiều điểm đặc biệt cần làm theo đúng quy định. Cùng đến với bài viết sau đây của vieclam123.vn để tìm hiểu chi tiết hơn về kế toán nhà hàng theo thông tư 200 ngay nhé!
MỤC LỤC
Thông tư 200 là một thông tư được công bố bởi Bộ tài chính hướng dẫn kế toán áp dụng trong các doanh nghiệp với mọi lĩnh vực khác nhau. Và trong đó kế toán nhà hàng cũng nằm trong số đó.
Kế toán nhà hàng theo thông tư 200 sẽ cần phải thực hiện các chế độ kế toán trong nhà hàng theo đúng thông tư đã được công bố về việc ghi sổ kế toán, lập báo cáo tài chính và cách chính bày. Đối với việc thực hiện kế toán nhà hàng theo thông tư này thì đơn vị tiền tệ sẽ được tính bằng tiền Việt Nam đồng và dùng cho công tác ghi sổ kế toán nhà hàng và các báo cáo liên quan khác.
Tiền tệ trong kế toán nhà hàng theo thông tư 200 sẽ phản ảnh các giao dịch, sự kiện liên quan đến những hoạt động của nhà hàng. Khi mà đã xác định được đơn vị tiền tệ trong kế toán nhà hàng thì sẽ không được thay đổi trong các giao dịch liên quan.
Trong kế toán nhà hàng thì có hai thông tư được áp dụng là 200 và thông tư 133. So với thông tư 133 thì với kế toán nhà hàng thông tư 200 sẽ có nhiều điểm nổi bật hơn.
- Về đối tượng áp dụng thì thông tư 200 sẽ áp dụng cho tất cả các loại nhà hàng còn thông tư 133 chỉ áp dụng cho những nhà hàng có quy mô và vốn điều lệ nhỏ.
- Đối với báo cáo tài chính kế toán nhà hàng theo thông tư 200 sẽ có bảng cân đối kế toán, bảng kết quả hoạt động kinh doanh, báo cáo lưu chuyển tiền tệ và thuyết minh báo cáo tài chính. Trong khi đó thì với thông tư 133 thì sẽ không cần đến báo cáo lưu chuyển tiền tệ.
Nói chung thì kế toán nhà hàng theo thông tư nghĩa là các quá trình hạch toán trong nhà hàng sẽ cần phải làm theo đúng thông tư 200 của bộ tài chính. Trong đó các nguyên tắc hạch toán, sử dụng tài khoản, các phương pháp tính giá, chi, thu cần làm theo đúng với hướng dẫn mà thông tư đã đề ra.
Với kế toán nhà hàng theo thông tư 200 thì các công việc mà kế toán viên cần phải đảm nhiệm sẽ bao gồm những điều như sau:
Ở đây, kế toán viên cần phải làm nhiệm vụ chính đó chính là kiểm soát những hàng hóa nhập vào nhà hàng, các chi phí liên quan đến dịch vụ mua vào cùng với doanh thu đưa ra của nhà hàng.
Theo chuẩn thông tư thì kế toán viên cần xây dựng định mức chuẩn cho nguyên liệu của từng món ăn. Trong đó các nguyên liệu chính và nguyên vật liệu phụ vẫn phải định mức một cách đầy đủ.
Tiếp đến là hạch toán tất các các loại hóa đơn mua và dịch vụ bán ra theo chuẩn thông tư số 200 trong kế toán nhà hàng. Các tài khoản sẽ đưa vào tài khoản 621 hoặc 156 tùy vào loại hàng hóa.
Tiến hành tổng hợp những báo cáo kế toán nhà hàng để theo dõi thông tin một cách đầy đủ và chi tiết nhất. Tiếp theo đó là tổng hợp xuất nhập tồn và đối chiếu kiểm kê, đối chiếu công nợ và tổng hợp công nợ.
Kế toán nhà hàng theo thông tư 200 còn phải tiến hành báo cáo thuế đầu vào theo đúng quy định đồng thời thực hiện những công việc khác liên quan đến kiểm tra chất lượng dịch vụ của nhà hàng.
Theo đó, kế toán nhà hàng theo thông tư 200 sẽ cần làm những công việc sau đây để xuất hóa đơn đầu ra:
- Lập các phiếu thanh toán và kèm theo phiếu order món ăn và thực hiện xuất hóa đơn, hóa đơn giá trị gia tăng.
- Làm các bản kê từng món ăn có kèm hóa đơn, phiếu xác nhận dịch vụ nếu như có sự đặt bàn từ phía khách hàng.
- Về độ cuối tháng thì kế toán nhà hàng thông tư 200 sẽ cần làm các báo cáo liên quan đến tổng hợp về công nợ, các báo cáo liên quan đến hóa đơn và thuế đầu ra…
Để xác định được giá thành món ăn một cách chuẩn xác nhất thì kế toán nhà hàng cần phải dựa trên những chi phí liên quan đến nguyên vật liệu, định mức các nguyên vật liệu, chi phí nhân công trực tiếp và chi phí sản xuất chung.
Như vậy, sau khi đã xác định được toàn bộ những thông tin về chi phí trên thì việc xác định giá thành tương ứng của món ăn sẽ trở nên cực kỳ dễ dàng.
Cuối cùng trong công việc của kế toán nhà hàng theo thông tư 200 đó chính là hạch toán. Để bạn hiểu rõ hơn về hạch toán kế toán nhà hàng theo thông tư 200 thì hãy đến với nội dung tiếp nhé!
Đối với kế toán nhà hàng khách sạn thông thường so với kế toán khách sạn theo thông tư 200 thì điểm khác biệt chính đó chính là nghiệp vụ tính giá thành dịch vụ của nhà hàng. Cụ thể ở đây đó chính là giá thành của món ăn và với dịch vụ phòng kèm theo nếu có. Những nghiệp vụ nhìn chung là sẽ có sự tương đồng với nhau và giá thành dịch vụ sẽ là phần khó tập hợp nhất.
Trong hạch toán kế toán nhà hàng nói chung thì có hai cách hạch toán đó chính là theo thông tư 200 và theo thông tư 133. Hai cách hạch toán theo hai thông tư này sẽ có nhiều điểm khác biệt nhau và một khi đã quy ước cách hạch toán theo thông tư cụ thể nào thì kế toán viên cần phải thực hiện theo đúng nguyên tắc mà trong thông tư chỉ dẫn.
Kế toán nhà hàng theo thông tư 200 thì phương pháp hạch toán được sử dụng theo hai phương thức chính là kiểm kê định kỳ và kê khai thường xuyên.
- Hạch toán kế toán nhà hàng theo thông tư 200 phương pháp kê khai thường xuyên:
Với phương pháp này, kế toán viên sẽ cần tập hợp vào chi phí 621. Tùy theo các hóa đơn mua vào thì sẽ hạch toán vào nợ tài khoản 152, 156, 133 và có các tài khoản là 111, 112, 331 và một số tài khoản khác liên quan. Về hạch toán chi phí nguyên vật liệu dựa vào các định mức trong mỗi lần xuất hóa đơn bán ra thì ghi nợ vào tài khoản 621 và có tài khoản 151,111,...sau đó cuối kỳ sẽ kết chuyển vào tài khoản 154.
Khi tập hợp vào chi phí 622 về chi phí nhân công trực tiếp sẽ ghi nợ tài khoản 6222, có tài khoản 334 và sau đó kết chuyển lại vào tài khoản 154.
Về chi phí sản xuất chung thì sẽ hạch toán vào tài khoản 627. Kế toán nhà hàng sẽ ghi nợ các tài khoản 627, 133 và có các tài khoản chi phí. Đến cuối kỳ sẽ nợ tài khoản 154, 632 và có tài khoản chi phí sản xuất chung.
Khi hạch toán tài khoản 154 sẽ tập hợp giá thành bằng cách ghi nợ tài khoản 154 và có tài khoản 621,622, 627. Trong trường hợp mà xuất hóa đơn thì sẽ cần phải hạch toán giá vốn bằng hạch toán nợ tài khoản 632 và có tài khoản 154.
- Hạch toán kế toán nhà hàng theo thông tư 200 phương pháp kiểm kê định kỳ:
Trong phương pháp kiểm kê định kỳ sẽ hạch toán vào các tài khoản 611, 631. Trong đó thì hạch toán tài khoản 611 sẽ kết chuyển dựa trên trị giá về nguyên vật liệu, công cụ ở đầu kỳ thông qua ghi nợ 611 và có tài khoản 152 và 153. Đây là phương pháp chỉ được thực hiện vào cuối kỳ.
Nói chung thì tùy theo mô hình của từng loại nhà hàng thì sẽ lựa chọn cách hạch toán kế toán nhà hàng theo thông tư 200 với phương pháp thật phù hợp. Nhưng phương pháp kê khai thường xuyên sẽ khiến cho việc quản lý nhà hàng diễn ra một cách dễ dàng hơn và đồng thời có thể kiểm tra được tồn kho ở mọi thời điểm.
Toàn bộ những thông tin trên là những kiến thức và cách hạch toán kế toán nhà hàng theo thông tư 200 chuẩn nhất dành cho bạn. Hy vọng với những kiến thức chia sẻ này sẽ giúp ích được nhiều cho bạn trong công tác kế toán nhà hàng.
Nghiên cứu và áp dụng kế toán quản trị trong môi trường ngày nay đang là điều được rất nhiều doanh nghiệp quan tâm. Đây sẽ là cách để giải quyết những vấn đề liên quan đến môi trường và kế toán quản trị chi phí sẽ đem lại hiệu quả cao. Hãy đến với link bài viết dưới đây để tìm hiểu rõ hơn về kế toán quản trị chi phí môi trường ngay bạn nhé!
MỤC LỤC
Chia sẻ