Blog

Kế toán dịch vụ Spa và bản mô tả công việc chi tiết của vị trí này

30/12/2021

CHIA SẺ BÀI VIẾT

Nhìn vào nền thị trường Việt Nam chúng ta sẽ dễ dàng nhận thấy rằng ngành dịch vụ Spa đang có tốc độ phát triển chóng mặt. Cùng với nhu cầu mở rộng kinh doanh, các cơ sở này cũng mong muốn tìm cho mình một kế toán chuyên nghiệp để theo dõi thu chi và tính lỗ lãi hàng năm. Vậy kế toán dịch vụ Spa là ai? Các đầu việc cơ bản mà họ phải đảm nhận mỗi ngày gồm những gì? Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn giải đáp tất cả những thắc mắc xoay quanh vị trí hấp dẫn này.

1. Kế toán dịch vụ Spa - họ là ai?

Kế toán dịch vụ Spa chính là người làm kế toán dịch vụ liên quan đến ngành Spa. Theo đó, có thể họ sẽ được tuyển dụng thẳng vào các cơ sở Spa có nhu cầu hoặc cũng có thể là làm ở các doanh nghiệp chuyên cung cấp dịch vụ kế toán.

Đối với kế toán làm việc ở các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ kế toán, kế toán dịch vụ sẽ chỉ thực hiện công việc khi được khách hàng thuê dịch vụ, còn lại sẽ quay trở lại làm việc ở công ty dịch vụ kế toán.

Kế toán dịch vụ Spa là ai?

Hiện nay, nhiều cơ sở Spa được mở ra theo nhu cầu sử dụng dịch vụ của các chị em phụ nữ, tuy nhiên không phải cơ sở nào cũng đủ nguồn lực tài chính để phát triển thành doanh nghiệp có quy mô hoành tráng. Những cơ sở nhỏ lẻ, lượng khách hàng có thể không ổn định cho nên nếu thuê kế toán riêng sẽ khá tốn kém, vì vậy họ lựa chọn giải pháp thuê dịch vụ kế toán Spa từ những công ty dịch vụ kế toán.

Dù là hoạt động với quy mô lớn hay nhỏ thì các Spa vẫn cần có kế toán để hạch toán các khoản thu chi phát sinh tại cơ sở của mình, chỉ có điều họ sẽ sử dụng kế toán theo hình thức nào mà thôi.

Nếu bạn là người theo đuổi sự nghiệp kế toán, rất có thể trong tương lai bạn sẽ trở thành một kế toán dịch vụ Spa, vì vậy cho nên ngay từ bây giờ bạn có thể tìm hiểu và tham khảo những thông tin chi tiết về công việc của vị trí này. Nội dung bên dưới sẽ giúp bạn tiết kiệm thời gian tìm kiếm mà nguồn thông tin lại cực kỳ chất lượng, theo dõi ngay nhé.

2. Công việc của kế toán dịch vụ Spa là gì?

Kế toán dịch vụ Spa cũng như bao vị trí kế toán khác, khi đảm nhận vai trò này bạn sẽ phải thực hiện nhiều đầu việc khác nhau, điều này đòi hỏi ứng viên phải có một vốn kiến thức nhất định, sự am hiểu chuyên sâu về lĩnh vực này.

Cùng theo dõi xem kế toán dịch vụ Spa phải thực hiện những nhiệm vụ gì để giúp Spa theo dõi doanh thu và lỗ lãi nhé.

2.1. Kiểm soát và hạch toán chi phí mua nguyên vật liệu đầu vào

Kế toán dịch vụ Spa kiểm soát nguồn nguyên vậy liệu đầu vào

Nếu chủ Spa đã quyết định tuyển kế toán vậy thì công việc phụ trách nguồn nguyên liệu đầu vào cùng với việc hạch toán chi phí sẽ phải nhường cho kế toán rồi.

Như vậy, bất kể là hàng hoá gì được phát sinh mua bán phục vụ cho hoạt động kinh doanh của Spa thì kế toán đều có quyền kiểm tra sau đó hạch toán vào sổ để theo dõi cuối kỳ.

Thông thường các chi phí cho nguyên vật liệu đầu vào của Spa là mỹ phẩm, các loại tinh dầu,... sau khi nhập kho, kế toán sẽ thực hiện theo dõi mức tiêu hao nguyên vật liệu của chúng, điều này đảm bảo không sử dụng lãng phí gây gia tăng chi phí đầu vào cho dịch vụ.

2.2. Kiểm tra và giám sát tình hình hoạt động tài chính của Spa

Tài chính là trung tâm để kế toán kiểm soát, theo đó mọi hoạt động, biến đổi có liên quan tới tài chính thì kế toán cần phải kiểm tra và giám sát thật kỹ lưỡng.

Không để tình trạng chi tiêu lãng phí, mua bán những đồ dùng không cần thiết hoặc ít phục vụ cho công việc của Spa.

Công đoạn kiểm tra và giám sát tình hình tài chính của Spa sẽ trở nên đơn giản hơn nếu Spa đó có quy mô nhỏ, nó càng phức tạp nếu đó là cơ sở kinh doanh có mô mô lớn.

2.3. Thực hiện kê khai thuế theo quy định

Thực hiện kê khai thuế theo quy định là nhiệm vụ của Kế toán dịch vụ Spa

Bất kể hoạt động nào được thực hiện với quy mô đủ để thuê kế toán thì đều phải đóng thuế cho Nhà nước, đương nhiên cơ sở đó phải được đăng ký kinh doanh từ trước.

Nhiệm vụ của kế toán dịch vụ Spa chính là hạch toán các chi phí phát sinh, sau đó kê khai các loại thuế theo quy định bao gồm thuế GTGT, thuế Thu nhập cá nhân hay Thuế Thu nhập doanh nghiệp,...

Xem thêm: Kế toán thuế tài sản là gì? Vai trò, lợi ích của kế toán thuế tài sản

2.4. Lập báo cáo theo định kỳ

Vào thời điểm nào đó theo yêu cầu của quản lý hoặc quy định của Nhà nước, kế toán dịch vụ Spa sẽ phải tiến hành lập báo cáo để trình lên cấp trên và thanh tra.

Các loại báo cáo phải đảm bảo nội dung rõ ràng, tính chính xác và được trình bày một cách khoa học.

Sau đó in báo cáo thành các bản cứng và lưu trữ phục vụ việc tìm kiếm sau này.

2.5. Giải quyết vấn đề tài chính liên quan tới NCC và khách hàng

Kế toán dịch vụ Spa giải quyết các vấn đề tài chính liên quan tới nhà cung cấp và khách hàng

Trong khi hoạt động, sẽ có nhiều vấn đề liên quan tới công nợ phải thu, công nợ phải trả hoặc các khoản thanh toán từ phía đối tác, khách hàng. Vậy người phụ trách tất cả những mảng này không ai khác chính là kế toán dịch vụ Spa.

Theo đó, kế toán sẽ phải theo dõi công nợ, sắp đến kỳ thanh toán sẽ thúc giục khách hàng thanh toán cho đúng hẹn, ngược lại nếu Spa đang nợ tiền hàng thì bạn có thể tiến hành làm báo cáo trình lên cấp trên phê duyệt để thanh toán,...

3. Tiêu chí tuyển dụng kế toán dịch vụ Spa bạn đã nắm rõ?

Để được công nhận là một kế toán viên chuyên nghiệp cũng như được nhận vào làm với vị trí kế toán dịch vụ Spa thì ngoài nghiệp vụ chuyên môn, kế toán Spa cần phải đáp ứng một số yêu cầu từ nhà tuyển dụng sau đây:

Tiêu chí tuyển dụng kế toán dịch vụ Spa bạn đã nắm rõ?

Thứ nhất, ứng viên phải có bằng cấp kế toán chuyên nghiệp, thêm chứng chỉ hành nghề dịch vụ thủ tục về thuế

Thứ hai, ứng viên kế toán dịch vụ phải có kỹ năng phân tích và tổng hợp số liệu nhanh, chính xác

Thứ ba, yêu thích làm việc với các con số, là người có đức tính cẩn thận, chăm chỉ, tỉ mỉ, đặc biệt là sở hữu tư duy logic

Thứ tư, có kỹ năng sử dụng các phần mềm kế toán chuyên dụng trong lĩnh vực spa

Thứ năm, làm việc có trách nhiệm, luôn đảm bảo tính đúng đắn trong công việc của mình

Xem thêm: Phần mềm kế toán thuế mới nhất và những ưu điểm vượt trội

4. Quyền lợi được hưởng dành cho kế toán dịch vụ Spa chuyên nghiệp

Trở thành một kế toán dịch vụ Spa, bạn cũng sẽ nhận được những quyền lợi hấp dẫn như những vị trí khác. Cụ thể như sau:

- Được tham gia các loại bảo hiểm theo quy định Nhà nước ban hành

- Được nhận lương, thưởng hàng tháng theo quy định của mỗi cơ sở, khoản tiền thưởng có thể nhận theo tuần, theo tháng hoặc quý tuỳ thuộc vào tình hình kinh doanh của Spa

- Kế toán dịch vụ Spa cũng được chăm lo tới đời sống với một số khoản phụ cấp như ăn trưa, chuyên cần hay xăng xe nếu làm việc xa nhà,...

- Hàng năm, bạn cũng có cơ hội được đi du lịch

Quyền lợi được hưởng dành cho kế toán dịch vụ Spa chuyên nghiệp

Riêng với nghề đặc thù này, nhiều cơ sở Spa còn đưa ra chính sách đãi ngộ đối với nhân viên của mình là sử dụng dịch vụ được giảm giá. Đây có lẽ là chế độ hấp dẫn mà bất cứ ai làm trong nghề này cũng mong muốn có được.

Vậy là toàn bộ thông tin chia sẻ về kế toán dịch vụ Spa đã được vieclam123.vn làm rõ, hy vọng bạn sẽ sớm được tuyển dụng và hoàn thành tốt những nhiệm vụ được giao.

Kế toán dịch vụ khách sạn là ai? Công việc chính của họ là gì?

Một trong những việc làm kế toán có độ HOT không kém kế toán dịch vụ Spa chính là kế toán dịch vụ khách sạn. Nếu bạn chưa có quyết định chính thức thì thiết nghĩ việc tìm hiểu rõ hơn về công việc của vị trí này cũng không phải là không cần thiết. Hãy chú ý tới bài viết bên dưới và cập nhật những thông tin mà bạn quan tâm nhé.

Kế toán dịch vụ khách sạn

 Điểm: 2.9  (17 bình chọn)

BÀI VIẾT LIÊN QUAN
Cửa hàng nhượng quyền là gì và cách xây dựng cửa hàng nhượng quyền?
Bạn muốn mở rộng mô hình kinh doanh của mình bằng cửa hàng nhượng quyền? Bạn không biết cửa hàng nhượng quyền là gì? Bạn không biết xây dựng cửa hàng nhượng quyền như thế nào? Cùng vieclam123.vn tìm hiểu sau đây nhé!

14/07/2023

Brand health là gì? Cách thức đo lường và cải thiện Brand health.
Brand health (sức khỏe thương hiệu) là một trong những yếu tố quan trọng nhất đánh giá sự phát triển của thương hiệu doanh nghiệp. Vậy Brand health là gì? Đo lường như thế nào?, chúng ta cùng vieclam123.vn tìm hiểu sau đây nhé!

13/07/2023

Quản lý là làm gì? Vai trò quan trọng của quản lý trong tổ chức
Quản lý là làm gì? Quản lý là một bộ phận phận quan trọng trong bất kỳ tổ chức nào, với vai trò kiểm soát hoạt động và định hướng kế hoạch phát triển.

11/04/2023

Ngành điện điện tử làm gì? Lý do bạn nên học ngành điện điện tử?
Ngành điện điện tử làm gì? Ngành điện điện tử là ngành học vô cùng hữu ích và áp dụng thực tế rất nhiều. Chương trình học vô cùng bài bản và chuyên sâu.

22/03/2023