Bạn có biết Karma là nghĩa gì không? Có thể bạn chưa từng nghe nói đến karma bởi đây là một từ ngữ rất lạ và hầu như không được phổ cập rộng rãi. Tuy vậy, luật nhân quả karma vẫn luôn xuất hiện trong hầu hết các lĩnh vực của cuộc sống. Karma là nghĩa gì? Nghiệp và quả trong karma có thể được hiểu như thế nào? Karma có hoàn toàn tiêu cực không? Cùng tìm hiểu về karma trong bài viết sau đây nhé!
MỤC LỤC
Karma là một từ ngữ bắt nguồn từ tiếng Phạn, được sử dụng để chỉ những việc làm hoặc hành động có ý nghĩa tâm linh. Để có thể hình dung rõ hơn về karma, bạn có thể lý giải karma tương tự như chữ “Nghiệp” trong Phật giáo. Ngoài ra, trong một số tôn giáo ở châu Á, karma còn gắn liền với ý nghĩa đầu thai hoặc luân hồi.
Karma, hay “nghiệp”, có mối liên hệ chặt chẽ với quy luật nhân quả mà tin chắc rằng tất cả các bạn đều đã từng nghe nói đến ít nhất một lần. Hoặc trong tiếng Việt ta cũng có những câu thành ngữ thể hiện điều này như “Ác giả ác báo”, “Gieo gió gặt bão”...
Karma ám chỉ nhiều hơn đến hành động, hành vi của mỗi con người, trong đó mỗi hành vi đều sẽ dẫn đến một kết quả tương ứng trong tương lai. Kết quả cho hành vi của mỗi người sẽ do người đó trực tiếp đối mặt, không ai có thể gánh vác thay.
Nếu bạn làm điều tốt bạn sẽ được đền đáp xứng đáng. Nếu bạn làm điều xấu, bạn chắc chắn sẽ nhận lại hậu quả và bị trừng phạt thích đáng. Quả báo chắc chắn là sẽ có. Theo lý giải karma, quả báo sẽ đến muộn chứ không phải là không đến. Kẻ gây ra tội nghiệp chắc chắn sẽ gặp báo ứng.
Như vậy, có thể thấy rằng lý luận về karma và lý luận về chữ “nghiệp” trong Phật giáo có sự thống nhất với nhau. Cả hai đều đề cập đến quy luật nhân quả, nghĩa là bất kỳ một hành động nào cũng sẽ dẫn đến một kết quả tương ứng trong tương lai. Gieo nhân nào chắc chắn sẽ gặt quả đó. Quy luật nhân quả được coi là quy luật tất yếu của cuộc sống.
Trong đạo Phật, quy luật nhân quả không chỉ tồn tại ở kiếp hồng trần mà còn kéo dài đến tận kiếp sau. Nếu ở kiếp này năng làm việc thiện, chăm chỉ tích đức thì kiếp sau sẽ được hưởng vinh hoa phú quý, cuộc sống an nhàn. Nếu kiếp này làm nhiều việc xấu, kiếp sau sẽ phải chịu đựng nhiều khổ đau.
Thông quan quy luật nhân quả, cả lý luận Phật giáo và những lý giải về karma đều khuyên con người ta sống hướng thiện, làm nhiều việc tốt và giữ cho bản thân tránh xa khỏi tham sân si, tránh xa khỏi những dục vọng xấu xa.
Karma đề cập đến nghiệp và quả. Nghiệp là cái có trước, sẽ tạo ra quả. Quả có thể đến sớm hoặc đến muộn, nhưng chắc chắn sẽ đến. Những sự kiện ở tương lai sẽ chịu ảnh hưởng từ nhân quả ở hiện tại. Mở rộng thêm ra, những gì bạn làm ở kiếp này sẽ có ảnh hưởng đến kiếp sau của bạn hoặc thậm chí là nhiều kiếp sau nữa.
Người không tin vào quy luật nhân quả thường có tâm lý không hề lo sợ quả báo. Quả báo đến muộn có thể khiến nhiều người “mạnh miệng” nói rằng việc họ làm không ai biết không ai hay vì vậy chẳng hề lo sợ quả báo. Tuy nhiên, quả báo không bỏ qua bất kỳ ai. Nghiệp chướng mình gây ra thì phải tự gánh lấy hậu quả.
Như vậy, bạn đã hiểu được bản chất karma là nghĩa gì và lý luận về chữ “nghiệp” cũng như quy luật nhân quả có mối liên hệ chặt chẽ với karma. Tiếp theo, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về các loại karma nhé!
Có nhiều cách phân loại karma và dựa vào mỗi cách chúng ta lại có những loại karma khác nhau. Nếu phân loại karma theo tính chất thì karma có hai loại là nghiệp thiện và nghiệp ác. Chữ “nghiệp” ở đây không chỉ được sử dụng theo ý nghĩa tiêu cực và còn được sử dụng theo ý nghĩa tích cực.
Nghiệp thiện ám chỉ những việc làm tốt, việc thiện. Người có nghiệp thiện là người có tâm luôn hướng tới điều thiện, luôn có ý muốn làm việc tốt, giúp người giúp đời.
Ngược lại, nghiệp ác là những hành động, việc làm xấu xa, ác độc, hãm hại người khác. Kẻ gây nghiệp ác tâm sẽ không bao giờ được bình yên, thường xuyên lo sợ. Kẻ gây nghiệp ác chắc chắn sẽ nhận lại quả báo tương ứng.
Bởi vậy, con người sống luôn luôn phải hướng thiện, giữ cho tâm hồn thanh tịnh, không tham sân si, không nhiễm những dục vọng tầm thường, không có những ý nghĩ xấu xa.
Nghiệp nhân và nghiệp quả được phân loại dựa trên quá trình tạo nghiệp. Nghiệp nhân là nghiệp đang được tạo ra, nghĩa là những việc mà một người đang làm. Nghiệp nhân kết thúc thì mới có nghiệp quả. Nghiệp quả là nghiệp đã hình thành từ nghiệp nhân trước đó và đang quay lại “vận” vào người kẻ đã tạo ra nghiệp nhân.
Nếu nghiệp nhân là nghiệp tốt thì nghiệp quả cũng sẽ là nghiệp tốt và ngược lại, đúng với lời dạy của cha ông ta: “Gieo nhân nào gặp quả nấy”. Chăm chỉ tích đức, làm việc thiện thì sẽ được báo đáp, sẽ nhận được đền đáp xứng đáng.
Nghiệp mới và nghiệp cũ được xác định dựa vào thời gian tạo nghiệp. Nghiệp mới ám chỉ những hành động vừa mới thực hiện, đang trong quá trình dồn đọng lại thành nghiệp. Nghiệp cũ ám chỉ nghiệp đã tích lại từ quá khứ, hoặc sâu xa hơn là nghiệp từ kiếp trước.
Nguyên nhân tạo nên karma, hay nguyên nhân tạo ra nghiệp, được phân loại chủ yếu thành thân nghiệp, khẩu nghiệp và ý nghiệp.
Thân nghiệp đề cập đến bản ngã của con người. Xử sự theo bản ngã là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến thân nghiệp. Thân nghiệp ở đây bao hàm cả nghiệp thiện và nghiệp ác. Nếu bạn hay giúp đỡ người khác thì đó là nghiệp thiện. Ngược lại những kẻ lòng dạ hẹp hòi, luôn nghĩ cách hãm hại người khác sẽ tạo ra rất nhiều nghiệp ác.
Phạm vi của khẩu nghiệp bao gồm lời nói, cách cư xử với người khác. Khẩu nghiệp ám chỉ những lời nói cay độc, mỉa mai, thường được hiểu là “ác mồm ác miệng”. Những lời cay nghiệt, miệt thị người khác được coi là nghiệp rất nặng.
Ý nghiệp liên quan đến những suy nghĩ trong lòng mà không cần nói ra. Không chỉ hành động, lời nói mà cả những suy nghĩ cũng được coi là nghiệp. Tâm lý và suy nghĩ của con người có tác động trực tiếp đến lời nói và hành động. Đôi khi, chúng ta cũng không thể thông qua những lời nói và hành động bên ngoài để đánh giá những suy nghĩ bên trong của một cá nhân.
Trên đây, bài viết đã chia sẻ những kiến thức và thông tin giúp giải đáp thắc mắc karma là nghĩa gì và lý giải chi tiết ý nghĩa của karma dựa trên liên hệ với chữ “nghiệp” trong Phật giáo. Lý luận về karma và nghiệp đều hướng con người ra đến với điều thiện, tránh xa điều xấu xa. Số phận con người là do chính mỗi người làm chủ, tự tay mỗi người kiến tạo nên nghiệp của chính họ.
Bạn đã hiểu định nghĩa Debate là gì chưa? Click ngay bài viết sau đây để giải mã câu hỏi Debate là gì và biết được ý nghĩa của Debate trong cuộc sống.
MỤC LỤC
Chia sẻ