close
cách
cách cách cách cách cách

Influencer là gì? Vai trò của “Người ảnh hưởng” trong Marketing

image

CHIA SẺ BÀI VIẾT

Influencer là một thuật ngữ quen thuộc trong Marketing, chỉ người có tầm ảnh hưởng tới một cộng đồng người nhất định. Sử dụng Influencer để truyền thông ngày càng được áp dụng rộng rãi. Cùng tìm hiểu Influencer là gì và vai trò của họ trong hoạt động Marketing qua bài viết dưới đây của Vieclam123.vn nhé.

1. Influencer là gì?

Influencer là từ tiếng Anh có nghĩa là “người gây ảnh hưởng”. Thuật ngữ này được sử dụng để chỉ những người mà lời nói, hành động của người đó có ảnh hưởng đến người khác. Họ có thể tác động đến hành vi, nhận thức của một người (trong phạm vi hẹp) hoặc một nhóm người (trong phạm vi rộng hơn). Influencer thường là những người nổi tiếng trong lĩnh vực của họ như doanh nhân, ca sĩ, blogger, người kể chuyện hài...

Ví dụ: Đối với một cá nhân, Influencer là người ảnh hưởng tới quyết định của họ. Ví dụ, một sĩ tử đang chuẩn bị lựa chọn trường Đại học mà mình sẽ theo học nhưng đắn đo chưa biết lựa chọn trường nào cho phù hợp. Sau đó họ nghe lời khuyên của anh chị khóa trước mà đưa ra được quyết định của mình. Vậy thì anh chị khóa trước ở đây chính là Influencer, họ là người có kinh nghiệm, đã từng trải nên lời khuyên của họ có giá trị và lấy được lòng tin của những tân sinh viên.

Trong lĩnh vực marketing, Influencer là người có khả năng điều hướng thói quen và hành vi tiêu dùng của khách hàng. Thông qua những trải nghiệm của bản thân, họ trở nên đáng tin cậy trong mắt cộng đồng. Hình ảnh, phát ngôn, hành động của họ có thể thu hút hàng triệu view, tăng hàng triệu lượt truy cập, có sức hút đối với đông đảo cộng đồng. Bởi vậy, khi Influencer quyết định trở thành hình ảnh đại diện của một nhãn hàng nào đó thì thương hiệu đó được dự đoán sẽ trở thành tâm điểm trong thời gian sắp tới.

Ví dụ, Ca sĩ Tóc Tiên trở thành hình ảnh thương hiệu của nhãn hàng Clear, Ca sĩ Bảo Anh và Bùi Tiến Dũng trở thành hình ảnh đại diện của trang thương mại điện từ Shoppe, Ca sĩ Chi Pu là gương mặt đại diện của Tiki,...

Influencer là gì

2. Phân loại Influencer 

Influencer có thể được chia làm 3 loại chính, bao gồm:

  • The Networker (người nổi tiếng, người kết nối): ví dụ như ca sĩ, nghệ sĩ được biết đến với những sản phẩm chính là âm nhạc, họ thường có nhiều người theo dõi (follow), bài viết của họ thường nhiều lượt like, comment.

  • The opinion leader (người dẫn dắt đám đông): họ là những người gặt hái được thành công trên những lĩnh vực nhất định như kinh doanh, viết lách, sáng tạo nội dung Youtube,..

  • The User (người dùng hàng ngày): họ là những người bình thường nhưng bằng việc để lại những phát ngôn gây “sốt”, họ có thể đem lại ảnh hưởng tới một bộ phận người xem nhất định. 

3. Vai trò của Influencer trong Marketing

Vậy Influencer có tầm quan trọng như thế nào trong hoạt động Marketing của doanh nghiệp? Nghiên cứu đã chỉ ra rằng, mọi người thường có xu hướng tin tưởng vào “bên thứ ba” hơn là để tự doanh nghiệp giới thiệu về bản thân họ. 

Ví dụ khi doanh nghiệp tự giới thiệu với bạn rằng sản phẩm của họ rất tốt, có thể bạn sẽ bán tín bán nghi và lưỡng lự trước quyết định mua hàng. Tuy nhiên, nếu như có một người bạn tin tưởng giới thiệu cho bạn cùng một sản phẩm đó, bạn có xu hướng tin tưởng và lựa chọn nhanh chóng.

Như vậy, Influencer chính là người đóng vai trò “kết nối” doanh nghiệp với khách hàng. Họ có thể dẫn dắt khách hàng để họ tin tưởng sản phẩm của doanh nghiệp. Doanh nghiệp từ đó lấy được lòng tin người tiêu dùng, nhanh chóng quảng bá thương hiệu, lan truyền thông điệp và tăng doanh thu bán hàng, tăng lợi nhuận.

Thực tế cho thấy rằng, những người nổi tiếng thường rất coi trọng hình ảnh của họ. Bởi vậy, trước khi ký hợp đồng để trở thành gương mặt đại diện cho một thương hiệu nào đó, họ cũng phải tìm hiểu cũng như nghiên cứu rất kỹ để “Chọn mặt gửi vàng”. Với những sản phẩm không tốt, những thương hiệu không uy tín chắc chắn sẽ không được hợp tác với những Influencer nổi tiếng. Chính bởi vậy, người tiêu dùng có thể hoàn toàn tin tưởng những nhà hàng được Influencer làm đại diện thương hiệu.

Doanh nghiệp cũng cần phải chọn đúng Influencer cho chiến dịch quảng bá thương hiệu. Bởi giữa rất nhiều ca sĩ, nghệ sĩ, người nổi tiếng, không phải ai cũng có những đặc điểm phù hợp với thông điệp của doanh nghiệp. 

Influencer là gì

4. Tiêu chí đánh giá Influencer là gì?

Để biết được tầm ảnh hưởng của một Influencer, bạn có thể dựa vào một số tiêu chí như sau:

  • Reach (Độ phủ)

  • Relevance (Độ liên quan)

  • Resonance (Khả năng thay đổi ý kiến người tiêu dùng)

  • Sentiment (Chỉ số cảm xúc)

Cụ thể từng tiêu chí trên có thể đánh giá Influencer như thế nào, chúng ta hãy cùng tìm hiểu nhé.

4.1. Độ phủ

Độ phủ của Influencer được đo bằng lượng fans, lượng người theo dõi Influencer đó trên mạng xã hội. Influencer có càng nhiều người theo dõi, chứng tỏ tầm ảnh hưởng càng lớn, độ phủ càng rộng và ngược lại. Influencer có ít followers thường ít được biết đến hơn. 

Influencer có độ phủ lớn sẽ tiếp cận được đông đảo người tiêu dùng, mức độ thành công của chiến dịch mà họ thực hiện sẽ cao hơn.

4.2. Sự liên quan

Influencer đó cần phải là người có sự liên quan đến hình ảnh thương hiệu và những thông điệp mà doanh nghiệp muốn truyền tải. Đê có thể xác định được Influencer đó có liên quan đến hình ảnh thương hiệu hay không, doanh nghiệp cần xem xét các yếu tố của Influencer đó như:

  • Thương hiệu cá nhân: hình ảnh của Influencer xuất hiện trong mắt công chúng như thế nào, quan niệm sống, phong cách thời trang, phát ngôn của họ. 

Ví dụ, hoa hậu Hương Giang thường gắn với những hình ảnh “sang chảnh” với những phát ngôn rất “hợp thời”. Trong khi H'HEnie cũng là một hoa hậu nhưng lại hướng tới vẻ đẹp của sự chân chất, mộc mạc, sự giản dị nhưng cũng không kém phần tinh tế trong cách lựa chọn phong cách thời trang,..

Hay cùng là Rapper nhưng thương hiệu cá nhân mà Binz xây dựng lại khác với Wowy. Một người hướng tới hình ảnh một “bad boy” phong lưu, giàu có. Một người lại rất “đáng yêu” với những phát ngôn hài hước.

Tất cả những gì Influencer thể hiện trước công chúng góp phần xây dựng và khẳng định thương hiệu cá nhân của họ. 

  • Thông tin cá nhân: về tên tuổi, giới tính, tình trạng hôn nhân, lĩnh vực hoạt động của Influencer đều ảnh hưởng đến đánh giá của doanh nghiệp về Influencer đó.

Ví dụ: Kể từ sau khi kết hôn với Ông Cao Thắng và trở thành bà bầu trẻ, Đông Nhi nhận được rất nhiều lời mời từ các doanh nghiệp chuyên các sản phẩm cho mẹ và bé. Nếu chưa kết hôn, vẫn còn độc thân thì chắc chắn nữ ca sĩ Đông Nhi không thể phù hợp đến thế ở những vị trí này.

  • Nội dung bài viết trên trang cá nhân: Các bài viết trên trang cá nhân của những Influencer cũng phản ánh tập khách hàng mà họ hướng tới. 

Ví dụ những Influencer chuyên những bài viết ngôn tình sẽ thu hút người xem yêu thích thể loại này. Với những Influencer chuyên viết bài về kinh doanh cũng sẽ có được lượng fans yêu thích lĩnh vực này. 

  • Fans/Follower (đối tượng khán giả): Một Influencer có thể thu hút nhiều đối tượng khách hàng khác nhau. Ví dụ Influencer thích đăng những bài viết ngôn tình, hoàn toàn có thể nhận được sự yêu thích từ các doanh nhân thành đạt hay kỹ thuật viên, nhiếp ảnh gia,...Bởi vậy, cần phải nghiên cứu về đối tượng khán giả mà họ có thể tác động tới mới có thể đánh giá được Influencer như thế nào. 

Influencer là gì

4.3. Khả năng thay đổi nhận thức người tiêu dùng

Yếu tố này đánh giá được mức độ tương tác của khán giả đối với Influencer đó. Khán giả sẽ có mức độ tương tác với từng bài viết của Influencer khác nhau. Với những bài viết phù hợp, khán giả sẽ tích cực chia sẻ, đưa ra quan điểm, bình luận cá nhận về bài viết đó. 

Ví dụ một bài đăng của beauty blogger về mặt nạ (hay các sản phẩm làm đẹp)sẽ nhận được nhiều tương tác, cmt phản hồi từ người xem hơn là những bài đăng trực tiếp lên Fanpage của những sản phẩm đó.

4.4. Chỉ số cảm xúc

Influencer có thể mang đến cho đối tượng khán giả của họ chỉ số cảm xúc khác nhau, có thể là tích cực, có thể là tiêu cực. Ví dụ những bài viết, lời kêu gọi của Influencer có thể tác động tới cảm xúc của đối tượng khách hàng, thúc đẩy hành động của họ.

5. Lưu ý cho doanh nghiệp khi lựa chọn Influencer

Doanh nghiệp thường phải có rất nhiều cân nhắc, tính toán khi thực hiện một chiến dịch Influencer Marketing. Yếu tố quan trọng nhất chính là doanh nghiệp cần phải chọn “đúng” Influencer. Vậy thế nào là một Influencer “đúng”?

5.1. Người phù hợp nhất

Chắc hẳn bạn cũng đã rất nhiều lần nghe đến câu “lựa chọn người phù hợp nhất chứ không phải người tốt nhất” rồi chứ. Lựa chọn Influencer cũng vậy.

Các doanh nghiệp thường có xu hướng chọn những Influencer có tầm ảnh hưởng nhất, có nhiều fans nhất, mà không thực sự quan tâm xem Influencer có phù hợp với sản phẩm của mình hay không. 

Doanh nghiệp cần thực hiện nghiên cứu về đối tượng khách hàng của mình, sau đó xem tập khách hàng này có “match” (kết nối) với tập khán giả mà Influencer có thể phủ sóng hay không

5.2. Đừng quá chi phối Influencer

Influencer là người được bạn “thuê” để làm việc cho bạn nhưng điều đó không có nghĩa bạn được toàn quyền chi phối hoạt động của họ, cách thức họ truyền tải thông điệp của bạn. 

Hãy để Influencer truyền tải thông điệp của doanh nghiệp, quảng bá hình ảnh một cách tự nhiên nhất. Họ sẽ dùng giọng điệu vốn có của họ để viết những bài blog, dùng hình ảnh của chính họ để thực hiện quảng cáo chứ không phải theo bất kì một khuôn mẫu nào. 

Quá chi phối Influencer sẽ khiến việc truyền tải thông tin trở nên gượng gạo và việc này có thể tác động tiêu cực trở lại tới hình ảnh của doanh nghiệp. 

Như vậy, qua bài viết trên đây của Vieclam123.vn, bạn đã hiểu hơn về Influencer là gì rồi chứ? Biết cách lựa chọn chính xác Influencer chính là bước quan trọng để tạo nên sự thành công trong chiến dịch Marketing của doanh nghiệp.

>> Tham khảo thêm:

BÀI VIẾT LIÊN QUAN
đối phó nỗi sợ hãi trong quá trình phỏng vấn
Tìm hiểu lý do và cách đối phó nỗi sợ hãi trong quá trình phỏng vấn
Chúng ta cần phải làm gì để đối phó nỗi sợ hãi trong quá trình phỏng vấn? Nỗi sợ hãi sẽ gây ra những điều gì và nguyên nhân của nỗi sợ hãi đó là gì? Hãy cùng tìm hiểu chi tiết với vieclam123.vn qua bài viết dưới đây.

Kế toán bán hàng xin việc
Cách thức chuẩn bị giúp ứng viên Kế toán bán hàng xin việc hiệu quả
Nhu cầu của công việc Kế toán bán hàng hiện nay như thế nào? Kế toán bán hàng xin việc cần những tố chất gì? Khi xin việc, Kế toán bán hàng cần chuẩn bị những gì? Hãy cùng bài viết sau đây của vieclam123.vn khám phá.

câu hỏi phỏng vấn Nhân viên kinh doanh vé máy bay
Khám phá trọn bộ câu hỏi phỏng vấn Nhân viên kinh doanh vé máy bay
Làm cách nào để chuẩn bị các câu hỏi phỏng vấn Nhân viên kinh doanh vé máy bay để trả lời một cách hiệu quả? Đặt câu hỏi thông minh trong buổi phỏng vấn đối với vị trí Nhân viên Kinh doanh vé máy bay như thế nào? Hãy cùng vieclam123.vn tìm hiểu.

câu hỏi phỏng vấn Nhân viên kinh doanh tour
Trọn bộ câu hỏi phỏng vấn Nhân viên kinh doanh tour và cách trả lời
Tìm hiểu về những câu hỏi phỏng vấn Nhân viên kinh doanh tour thường gặp nhất và cách trả lời những câu hỏi này theo hướng đi có thể gây ấn tượng với Nhà tuyển dụng thông qua bài viết dưới đây của vieclam123.vn.