close
cách
cách cách cách cách cách

HSE là gì? Công việc của các nhân viên HSE có vất vả không?

image

CHIA SẺ BÀI VIẾT

HSE là tên viết tắt của các từ Health-Safety-Environment, nghĩa là Sức khỏe-An toàn-Môi trường. HSE có thể hiểu là nhân viên giám sát An toàn, môi trường về bản chất đều là kỹ sư bảo hộ lao động. Cùng tìm hiểu về nghề HSE qua bài viết dưới đây của Vieclam123.vn nhé.

1. HSE là gì?

HSE là viết tắt chữ cái đứng đầu của các từ tiếng Anh: Health (Sức khỏe), Safety (An toàn), Environment (môi trường). Nghề HSE được hiểu là nhân viên giám sát môi trường, kỹ sư an toàn sức khỏe, môi trường. Nghề HSE là nghề chịu trách nhiệm về mặt an toàn và vệ sinh môi trường lao động

Một số cách viết tắt khác cũng được hiểu như HSE như SHE, HES,..

Vai trò của nhân viên HSE trong doanh nghiệp là vô cùng quan trọng. Họ chính là người thực hiện các biện pháp an toàn lao động, áp dụng các phương thức giúp ngăn chặn cũng như phòng ngừa tai nạn, sự cố khi làm việc cho người lao động, điều này làm hạn chế tối đa thương tích, thiệt hại về tính mạng của người lao động và tài sản của doanh nghiệp.

Đối với người lao động, khi được áp dụng các biện pháp an toàn lao động đúng cách, tính mạng, sức khỏe của người lao động được đảm bảo. Người lao động sẽ cảm thấy an tâm hơn khi làm việc trong các nhà máy, doanh nghiệp, từ đó nâng cao hiệu quả và năng suất trong công việc.

Đối với doanh nghiệp, khi áp dụng các biện pháp về an toàn lao động, các nhà máy, công ty, doanh nghiệp có thể hạn chế những thiệt hại về tài sản do tai nạn gây ra. Đồng thời, doanh nghiệp cũng có thể gây dựng lòng tin với người lao động bởi người lao động chính là nhân tố mang tính chất quyết định, ảnh hưởng đến sự thành công và phát triển trong tương lai của doanh nghiệp.

Nếu doanh nghiệp không thực hiện biện pháp an toàn lao động, công-nhân viên của họ sẽ phải làm việc trong môi trường độc hại, nguy hiểm, trực tiếp tiếp xúc với hóa chất độc hại, nguy cơ cao xảy ra những rủi ro, tai nạn, dẫn đến những hệ lụy lâu dài, ảnh hưởng đến sức khỏe, tính mạng người lao động. Một khi doanh nghiệp không đảm bảo được vấn đề an toàn, sẽ làm mất niềm tin đối với doanh nghiệp, đồng thời không thu hút được nhân tài làm việc cho công ty, hoạt động sản xuất kinh doanh khó có thể phát triển đi lên được.

Thêm vào đó, việc không thực hiện các biện pháp an toàn lao động là hành vi trái với quy định của pháp luật, và doanh nghiệp sẽ phải nộp phạt, thậm chí là ngừng kinh doanh.

hse là gì

 

2. Công việc của nhân viên HSE là gì?

Nhân viên HSE thực hiện vai trò giám sát, quản lý tất cả các hoạt động liên quan đến quy trình vệ sinh an toàn lao động, bảo vệ hệ sinh thái môi trường của doanh nghiệp. Cần phải đánh giá tác động của môi trường theo tiêu chuẩn quốc tế, từ việc theo dõi, kiểm tra và đề ra biện pháp khắc phục, hạn chế các yếu tố do môi trường đất, nước, không khí, rác, khí thải.

Nhân viên HSE cũng là người xác định nguy cơ và đánh giá rủi ro, từ đó đề xuất biện pháp kiểm soát, khắc phục an toàn liên quan đến máy móc, người lao động. Đồng thời, thực hiện các hoạt động khám sức khỏe đầu vào, khám định kỳ, theo dõi tình trạng sức khỏe của người lao động trong suốt thời gian làm việc. 

Cuối cùng, nhân viên HSE cần phải lập báo cáo đánh giá tình hình liên quan đến an toàn lao động và môi trường, họp bàn cùng lãnh đạo để đề xuất các phương án giải quyết cho các vấn đề liên quan.

Trách nhiệm của một nhân viên HSE:

  • Bảo đảm thực hiện đầy đủ các yêu cầu của Nhà nước và luật pháp trong lĩnh vực ATLĐ & Môi trường của Bộ Lao động TBXH, Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Y tế, PCCC,…về đánh giá ảnh hưởng Môi trường, Giấy phép xả thải, Nội quy ATLĐ, Báo cáo Tai nạn lao động, Biện pháp ứng phó, phòng ngừa Tai nạn lao động,…
  • Đánh giá ảnh hưởng môi trường theo tiêu chuẩn quốc tế, từ đó theo dõi, rà soát và đề ra biện pháp giải quyết, hạn chế các yếu tố môi trường do đất, nước, không khí, rác, khí thải,…
  • Xác định nguy cơ và đánh giá rủi ro, từ đó đề xuất biện pháp kiểm soát, khắc phục an toàn liên quan đến máy móc, công nhân
  • Đề xuất và thực hiện chương trình khám sức khỏe đầu vào, khám định kì, đồng thời theo dõi tình trạng sức khỏe và bệnh nghề nghiệp của công nhân trong suốt thời gian làm việc
  • Lập báo cáo đánh giá tình hình liên quan đến ATLĐ và môi trường, họp bàn cùng Ban lãnh đạo đề xuất giải quyết các vấn đề liên quan

3. Tố chất để trở thành nhân viên HSE là gì?

Để có thể làm việc trong ngành HSE này, bạn cần phải có đầy đủ những kiến thức và kỹ năng sau:

3.1. Kiến thức chuyên ngành

Nhân viên HSE cần phải được trang bị các kiến thức về an toàn vệ sinh môi trường, sức khỏe, nắm được những quy chuẩn để biết được môi trường như thế nào là an toàn đối với sức khỏe con người. Thông thường, nhân viên HSE là những kỹ sư tốt nghiệp ngành kỹ sư môi trường hoặc kỹ sư bảo hiểm lao động.

Các kiến thức cơ bản trong ngành bao gồm kiến thức về quy trình vệ sinh an toàn môi trường theo chuẩn quốc tế, đánh giá được các lỗ hổng trong hệ thống và đề xuất phương án khắc phục, các phương pháp đánh giá tác động môi trường, đánh giá rủi ro,...

Nhân viên HSE đồng thời cũng phải hiểu biết về quyền lợi, trách nhiệm của người lao động đối với vấn đề an toàn lao động, tai nạn lao động và những vấn đề về môi trường.

Bên cạnh đó, nhân viên HSE cần thành thạo công việc phân tích dữ liệu, làm báo cáo thống kế, sử dụng Microsoft Office, hiểu biết về hệ thống thông tin quản lý an toàn. 

hse là gì
 

3.2. Kỹ năng cần thiết

Nhân viên HSE cần phải là người có kỹ năng phân tích các nguyên nhân dẫn đến một sự việc. Ví dụ như khi có tai nạn lao động xảy ra, việc làm đầu tiên là nhân viên HSE cần phân tích và xác định nguyên nhân một cách nhanh chóng. Tìm ra nguyên nhân sẽ giúp đưa ra được biện pháp tức thì, đồng thời đánh giá được tính hiệu quả của những biện pháp khắc phục đó để có thể đưa ra phương án phòng ngừa trong tương lai.

Thứ hai, công việc của nhân viên HSE đòi hỏi bạn phải có kỹ năng đào tạo, truyền đạt tới người khác. Bởi nhiệm vụ chính của công việc này chính là đảm bảo an toàn cho người lao động. Vì vậy, việc hướng dẫn người lao động những quy tắc về an toàn lao động, biện pháp phòng tránh là hết sức cần thiết. Có kỹ năng thuyết trình, đào tạo sẽ giúp bạn phổ biến kiến thức đến đông đảo người lao động một cách hiệu quả và mạch lạc hơn. 

Thứ ba, nhân viên HSE cần phải là người có khả năng giải quyết vấn đề tốt để khi xảy ra bất kỳ sự cố nào cũng có thể tìm ra hướng giải quyết nhanh chóng. Nếu chậm trễ hoặc không xử lý kịp thời thì rất có thể sẽ để lại hậu quả nghiêm trọng.

Đồng thời, nhân viên HSE cũng cần có kỹ năng giao tiếp, kỹ năng làm việc nhóm tốt để có thể hợp tác với nhiều bộ phận khác để làm việc hiệu quả. Tính tỉ mỉ, cẩn thận, siêng năng cũng là yếu tố vô cùng cần thiết để nhân viên HSE có thể hoàn thành tốt trách nhiệm công việc của mình.

4. Một số vị trí trong HSE

Làm việc trong ngành HSE này, bạn có thể làm việc ở một số vị trí như Quản lý an toàn (Safety Manager), Điều phối viên an toàn (Safety Coordinator), Điều phối viên dự án (Project Coordinator).

4.1. Quản lý an toàn (Safety Manager)

Vị trí quản lý an toàn trong các công ty, doanh nghiệp đóng vai trò hết sức quan trọng, họ là người chịu trách nhiệm cho vấn đề an toàn ở nơi làm việc, thúc đẩy nhận thức của người lao động, giáo dục về vấn đề an toàn sức khỏe cho toàn thể nhân viên. Quản lý an toàn phải đảm bảo nhân viên tuân thủ theo các quy định về an toàn lao động, hạn chế các rủi ro, mối nguy hiểm tiềm tàng tại nơi làm việc.

Quản lý an toàn cần thực hiện công tác giám sát các thiết bị an ninh vật lý, xem xét các báo cáo tai nạn, áp dụng quy trình an toàn, tuân thủ quy định về an toàn trong môi trường làm việc, xác định được các điều kiện không an toàn.

Để có thể làm việc ở vị trí quản lý an toàn này, họ cần phải là người có chuyên môn vững vàng, kinh nghiệm làm việc dày dặn, hiểu biết sâu rộng về lĩnh vực an toàn và sức khỏe, có kiến thức tốt về việc phân tích dữ liệu, đánh giá rủi ro.

Đồng thời, người quản lý an toàn cần phải là người có kỹ năng quan sát tốt, kỹ năng tổ chức và tạo động lực cho nhân viên cấp dưới tốt. Kỹ năng giao tiếp, truyền đạt của họ cũng cần phải giỏi để truyền đạt thông tin về an toàn tới không chỉ nhân viên cấp dưới mà còn với toàn thể người lao động. Người quản lý an toàn cần phải có kỹ năng giám sát, khả năng làm việc nhóm và làm việc độc lập tốt.

hse là gì

4.2. Nhân viên điều phối an toàn

Nhân viên điều phối an toàn là những người làm việc dưới sự giám sát của quản lý an toàn. Công việc chính của nhân viên điều phối an toàn là thực hiện theo những chiến lược an toàn được đề ra bởi ban lãnh đạo. Đồng thời họ cũng đề xuất các phương án, chiến lược HSE theo yêu cầu của công ty.

Nhân viên điều phối an toàn chịu trách nhiệm cho việc giám sát tình hình lao động của công nhân, liên tục thực hiện những biện pháp cải thiện tình trạng sức khỏe và đề phòng rủi ro. Nhân viên điều phối cần thực hiện công tác kiểm tra và kiểm định an toàn trên các địa điểm tại nơi làm việc theo sự phân công của quản lý.

Họ cũng là người trực tiếp làm việc với các bộ phận hành chính khác trong công ty như bộ phận nhân sự,...để hoàn thiện các thủ tục về kiểm tra sức khỏe định kỳ cho người lao động. Tích cực làm việc với các bên liên quan khác như y tế, an toàn, an sinh để tạo mối quan hệ thân thiết và hỗ trợ nhau trong lúc cấp bách. 

Nhân viên điều phối là người trực tiếp đánh giá và kiểm tra mức độ rủi ro của các thiết bị, máy móc trong môi trường làm việc. Phối hợp điều tra tai nạn lao động và đảm bảo hoàn thành các hành động phòng ngừa.

Đồng thời, một nhiệm vụ nữa trong công việc của nhân viên điều phối chính là làm báo cáo về tình hình an toàn, sức khỏe trên địa bàn mình chịu trách nhiệm để báo cáo lên cấp trên.

Để làm việc ở vị trí này, bạn cũng cần phải có chứng chỉ HSE, có khả năng đưa lý thuyết vào giải quyết các vấn đề thực tế, có khả năng khuyến khích các hành vi tích cực để cải thiện môi trường làm việc an toàn, đảm bảo sức khỏe. 

Như vậy, trên đây là giải thích của Vieclam123 về “HSE là gì”. Hy vọng sau khi bạn đọc bài viết sẽ hiểu được tầm quan trọng của an toàn trong lao động và công việc cụ thể của vị trí nhân viên HSE.

>> Xem thêm tin:

BÀI VIẾT LIÊN QUAN
đối phó nỗi sợ hãi trong quá trình phỏng vấn
Tìm hiểu lý do và cách đối phó nỗi sợ hãi trong quá trình phỏng vấn
Chúng ta cần phải làm gì để đối phó nỗi sợ hãi trong quá trình phỏng vấn? Nỗi sợ hãi sẽ gây ra những điều gì và nguyên nhân của nỗi sợ hãi đó là gì? Hãy cùng tìm hiểu chi tiết với vieclam123.vn qua bài viết dưới đây.

Kế toán bán hàng xin việc
Cách thức chuẩn bị giúp ứng viên Kế toán bán hàng xin việc hiệu quả
Nhu cầu của công việc Kế toán bán hàng hiện nay như thế nào? Kế toán bán hàng xin việc cần những tố chất gì? Khi xin việc, Kế toán bán hàng cần chuẩn bị những gì? Hãy cùng bài viết sau đây của vieclam123.vn khám phá.

câu hỏi phỏng vấn Nhân viên kinh doanh vé máy bay
Khám phá trọn bộ câu hỏi phỏng vấn Nhân viên kinh doanh vé máy bay
Làm cách nào để chuẩn bị các câu hỏi phỏng vấn Nhân viên kinh doanh vé máy bay để trả lời một cách hiệu quả? Đặt câu hỏi thông minh trong buổi phỏng vấn đối với vị trí Nhân viên Kinh doanh vé máy bay như thế nào? Hãy cùng vieclam123.vn tìm hiểu.

câu hỏi phỏng vấn Nhân viên kinh doanh tour
Trọn bộ câu hỏi phỏng vấn Nhân viên kinh doanh tour và cách trả lời
Tìm hiểu về những câu hỏi phỏng vấn Nhân viên kinh doanh tour thường gặp nhất và cách trả lời những câu hỏi này theo hướng đi có thể gây ấn tượng với Nhà tuyển dụng thông qua bài viết dưới đây của vieclam123.vn.