close
cách
cách cách cách cách cách

Học quản trị truyền thông ra làm gì và thông tin về ngành học này

image

CHIA SẺ BÀI VIẾT

Hầu hết, các doanh nghiệp hiện nay đều chú trọng tới việc truyền thông, quảng bá các sản phẩm, dịch vụ của mình để xây dựng thương hiệu và tìm kiếm khách hàng. Cũng bởi tầm quan trọng của truyền thông nên quản trị truyền thông đã trở thành một ngành học vô cùng “hot” và nhận được nhiều quan tâm của các bạn trẻ. Vậy học quản trị truyền thông ra làm gì? Lương có cao không? Cơ hội nghề nghiệp quản trị truyền thông ra sao? Để hiểu rõ hơn về ngành học này, cùng khám phá bài viết dưới đây nhé!

1. Học quản trị truyền thông ra làm gì và hướng đi cho ngành này

1.1. Bạn hiểu quản trị truyền thông là gì?

Trước khi biết được học quản trị truyền thông ra làm gì, bạn cần phải biết được khái niệm ngành quản trị truyền thông.

Tìm hiểu ngành quản trị truyền thông
Tìm hiểu ngành quản trị truyền thông

Quản trị truyền thông là chuyên ngành có chức năng quản lý, quản trị nhằm duy trì, thiết lập truyền thông hai chiều, tạo được sự hợp tác với doanh nghiệp và khách hàng, công chúng. Đây là chuyên ngành gồm có quản lý sự kiện, vấn đề cần phải nắm, từ đó thông tin cho công chúng được biết.

Thông thường, quản trị truyền thông sẽ được sử dụng cho những lĩnh vực như truyền thông và thông tin. Bản chất của ngành này là triển khai thông tin tới truyền thông, cải thiện cái nhìn của khách hàng để tạo sự chú ý qua việc hoạch định các chuỗi hành động.

1.2. Khám phá học quản trị truyền thông ra làm gì?

1.2.1. Vị trí có thể đảm nhiệm

Ngành quản trị truyền thông là ngành học vô cùng hấp dẫn và thu hút được sự chú ý từ nhiều bạn trẻ. Sau khi ra trường, bạn có thể đảm nhiệm các vị trí, công việc như sau:

- Ngành quan hệ công chúng.

- Làm việc trong các tổ chức, công ty truyền thông hay các doanh nghiệp, cơ quan, đơn vị có thể liên hệ với công chúng trực tiếp.

- Giảng viên truyền thông.

Khám phá học quản trị truyền thông ra làm gì
Khám phá học quản trị truyền thông ra làm gì

- Chuyên viên PR, chuyên viên marketing, hoặc chuyên viên tổ chức sự kiện.

- Nhân viên hoặc chuyên viên truyền thông nội bộ.

- Thực hiện xây dựng thương hiệu cho doanh nghiệp, tổ chức, công ty…

1.2.2. Nơi làm việc của sinh viên quản trị truyền thông

Học ngành quản trị truyền thông, bạn có thể làm việc tại nhiều nơi khác nhau như: Các tổ chức giáo dục Đại học; các cơ quan truyền thông; công ty marketing; các đơn vị báo chí; các phòng ban quản lý văn hóa tại địa phương hoặc làm việc tại Phòng/ Sở/ Bộ Thông tin và Truyền thông; làm việc tại công ty xuất bản, nhà sách; tư vấn quan hệ công chúng; hoặc làm việc tại đài phát thanh, đài truyền hình…

Nhìn chung, vị trí công việc và nơi làm việc của sinh viên quản trị truyền thông vô cùng phong phú, đa dạng.

2. Lương ngành quản trị truyền thông có cao không?

Sau khi biết được học quản trị truyền thông ra làm gì, chúng ta cùng tìm hiểu mức lương của ngành này nhé!

Tùy theo vị trí việc làm, năng lực thực tế và số năm kinh nghiệm, lương của ngành quản trị truyền thông sẽ dao động khác nhau, cụ thể như:

- Biên tập viên (báo chí, nội dung hay truyền hình): Mức lương của các vị trí này trung bình từ 7 tới 15 triệu/tháng, có thể lên tới 25 triệu/tháng. Lương của vị trí biên tập viên sản xuất chương trình truyền hình sẽ chênh lệch đáng kể với biên tập viên nội dung website.

Lương ngành quản trị truyền thông tùy theo vị trí và kinh nghiệm làm việc
Lương ngành quản trị truyền thông tùy theo vị trí và kinh nghiệm làm việc

- Nhân viên thiết kế website: Với những bạn chưa có hoặc ít kinh nghiệm, mức lương của vị trí này trung bình từ 8 tới 10 triệu/tháng và với những bạn có kinh nghiệm sẽ khoảng 20 đến 25 triệu/tháng.

- Chuyên viên quảng cáo: Trung bình mỗi tháng, chuyên viên quảng cáo sẽ được trả từ 7 đến 12 triệu đồng, thu nhập mỗi tháng của bạn có thể lên tới 20 đến 40 triệu/ nếu bạn có năng lực và nhiều năm kinh nghiệm.

- Nhân viên hoặc chuyên viên truyền thông nội bộ: Thu nhập của vị trí này sẽ dao động từ 7 đến 10 triệu đồng/tháng và có thể lên tới 30 triệu/tháng.

- Giảng viên truyền thông: Mức lương của bạn sẽ dựa theo bậc lương của nhà nước, kèm theo chế độ tại nơi làm việc.

- Nhân viên hoặc chuyên viên marketing: Mức lương trung bình của vị trí này sẽ khoảng 7 đến 10 triệu một tháng và có thể lên đến 30 triệu một tháng. Tuy nhiên, để làm việc với vai trò là nhân viên, chuyên viên tiếp thị thì bạn cần trau dồi thêm nhiều kiến thức và kỹ năng.

3. Làm thế nào để trở thành người làm truyền thông?

Để làm việc trong ngành truyền thông thì ngoài việc học ngành quản trị truyền thông, bạn cần phải trau dồi, rèn luyện những tố chất và kỹ năng cần thiết.

3.1. Kỹ năng ứng xử

Truyền thông, quảng cáo giúp doanh nghiệp kết nối với khách hàng, do đó nhân viên quản trị truyền thông cần phải biết ứng xử khéo léo. Mỗi khi gặp khó khăn hay phải đáp ứng yêu cầu của khách hàng, cá nhân phải linh hoạt xử lý tính huống, đảm bảo ứng xử, tiêu biểu là những khách hàng khó tính.

Kỹ năng ứng xử giúp bạn kết nối với khách hàng
Kỹ năng ứng xử giúp bạn kết nối với khách hàng

3.2. Kỹ năng giao tiếp tốt

Kỹ năng giao tiếp, thuyết trình thuyết phục, chuyên nghiệp là một trong những kỹ năng mà người làm quảng cáo chuyên nghiệp cần phải rèn luyện. Trong marketing và truyền thông, đây cũng là ngành đòi hỏi kỹ năng giao tiếp nhiều nhất. Ngoài ra, bạn cần trau dồi thêm cách thức viết bài để có thể xây dựng được những nội dung truyền thông, quảng cáo hấp dẫn, thu hút khách hàng.

3.3. Sáng tạo, năng động và nhiệt huyết

Để có thể để lại ấn tượng trong tâm trí khách hàng và xây dựng hình ảnh tốt đẹp của doanh nghiệp, quảng cáo cần phải tạo nên sự khác biệt. D đó, người làm truyền thông quảng cáo cần phải sáng tạo, làm quảng cáo chuyên nghiệp để tạo nên những chiến dịch quảng cáo thành công.

Đây cũng là ngành đòi hỏi các tư chất như nhiệt huyết, năng động và yêu nghề cực kỳ cao. Ví dụ như làm việc trong các agency, áp lực làm việc liên tục và cường độ làm việc cao khiến bạn căng thẳng, stress, có thể phải làm việc liên tục nhiều tuần không được nghỉ ngơi để có thể hoàn thành công việc đúng với giao hẹn của khách hàng. Bởi vậy, bạn cần làm cho bản thân bớt căng thẳng và stress bằng cách luôn hết lòng vì công việc và luôn nhiệt huyết.

Ngành quảng cáo tuy có mức lương hấp dẫn nhưng là ngành có tính cạnh tranh vô cùng gay gắt, khắc nghiệt. Do đó, nếu bạn chưa có kinh nghiệm và mới ra trường, bạn có thể tiến tới công việc bằng cách vươn lên những vị trí thấp nhất, sau đó mới rèn luyện để nâng lên những vị trí cao hơn.

Bắt đầu từ những vị trí thấp và cố gắng vươn lên vị trí cao
Bắt đầu từ những vị trí thấp và cố gắng vươn lên vị trí cao

3.4. Kỹ năng làm việc nhóm

Sự góp sức của tập thể là vô cùng cần thiết để tạo lập nên một kế hoạch truyền thông trọn vẹn. Do đó, bạn cần thành thạo các kỹ năng như làm việc nhóm và làm việc độc lập, giúp bạn cùng đồng đội của mình xây dựng được các ý tưởng thuận lợi, cũng như bạn có thể tự trình bày ý tưởng của mình trước đội nhóm, lãnh đạo hay khách hàng.

3.5. Đáp ứng xu thế thị trường

Truyền thông, PR, quảng cáo là ngành nghề đòi hỏi sự sáng tạo, ý tưởng mới mẻ, khác biệt và thu hút. Do đó, bạn cần thường xuyên quan sát thị trường, cập nhật những xu hướng hội nhập mới, luôn nhanh nhạy, nắm bắt tâm lý khách hàng để đưa ra những ý tưởng mới, thu hút công chúng. Bởi vậy, đây chính là yếu tố mà người làm truyền thông quảng cáo cần trau dồi.

4. Học quản trị truyền thông ở đâu?

Dưới đây là một số trường Đại học đào tạo ngành quản trị truyền thông, cùng xem nhé!

- Học viện Công nghệ bưu chính Viễn thông: Đây là ngôi trường đào tạo những khối chuyên ngành liên quan tới công nghệ thông tin và truyền thông. Trong đó, quản trị truyền thông là một trong những ngành hot và thu hút, nhận được sự quan tâm của nhiều học sinh, sinh viên. Khi học tại ngôi trường này, bạn sẽ được học tập và tiếp cận các thiết bị hiện đại, tân tiến. Sinh viên sẽ được trải nghiệm môi trường học tập chất lượng, từ kỹ thuật xử lý hình ảnh, âm thanh, video tới đồ họa mô phỏng hay kỹ xảo điện ảnh.

- Swinburne Việt Nam hay Đại Công nghệ Swinburne: Đây là ngôi trường luôn cập nhật những xu hướng, nội dung mới trong thời kỳ hội nhập kinh tế trong ngành quản trị truyền thông hay truyền thông đa phương tiện. Khi theo học tại đây, bạn sẽ được trải nghiệm thực tế tại các doanh nghiệp trong nước, ngoài nước và được học tập với đội ngũ chuyên gia trong ngành, mang tới môi trường học tập hiện đại và trẻ trung.

Swinburne Việt Nam là ngôi trường hiện đại và trẻ trung
Swinburne Việt Nam là ngôi trường hiện đại và trẻ trung

- Đại học FPT TP.HCM: Đây là ngôi trường mơ ước của rất nhiều người với không gian học tập tiện nghi, thoải mái, luôn cập nhật những kiến thức, xu hướng mới để tiếp cận với doanh nghiệp dễ dàng. Khi học quản trị truyền thông tại trường này, bạn sẽ được áp dụng công nghệ thông tin vào trong thực tiễn và được học các kiến thức liên quan tới truyền thông.

Bên cạnh đó, bạn sẽ được tham gia sản xuất các ấn phẩm truyền thông, thử sức với những sự kiện truyền thông lớn và sử dụng các công cụ social media. Đồng thời, bạn còn được trau dồi, rèn luyện khả năng suy luận, tư duy logic,nâng cao trình độ ngoại ngữ, kỹ năng mềm như thiết trình, làm việc nhóm…

Như vậy, sau khi theo dõi bài viết này, hẳn bạn đã biết học quản trị truyền thông ra làm gì rồi đúng không? Đây là một ngành vô cùng hấp dẫn, thu hút sự quan tâm, chú ý của nhiều bạn trẻ. Nếu bạn thích sáng tạo, ưa năng động và thích làm những công việc về truyền thông thì thể theo học ngành này. Quản trị truyền thông cũng là một ngành có mức lương vô cùng hấp dẫn và cơ hội thăng tiến cao.

Học quản trị kinh doanh ra làm gì?

Quản trị kinh doanh cũng là một ngành học hấp dẫn, và nhiều cơ hội việc làm. Vậy học quản trị kinh doanh ra làm gì và tố chất cần có trong nghề này ra sao? Truy cập bài viết dưới đây để hiểu thêm về ngành học quản trị kinh doanh nhé!

Học quản trị kinh doanh ra làm gì?

BÀI VIẾT LIÊN QUAN
đối phó nỗi sợ hãi trong quá trình phỏng vấn
Tìm hiểu lý do và cách đối phó nỗi sợ hãi trong quá trình phỏng vấn
Chúng ta cần phải làm gì để đối phó nỗi sợ hãi trong quá trình phỏng vấn? Nỗi sợ hãi sẽ gây ra những điều gì và nguyên nhân của nỗi sợ hãi đó là gì? Hãy cùng tìm hiểu chi tiết với vieclam123.vn qua bài viết dưới đây.

Kế toán bán hàng xin việc
Cách thức chuẩn bị giúp ứng viên Kế toán bán hàng xin việc hiệu quả
Nhu cầu của công việc Kế toán bán hàng hiện nay như thế nào? Kế toán bán hàng xin việc cần những tố chất gì? Khi xin việc, Kế toán bán hàng cần chuẩn bị những gì? Hãy cùng bài viết sau đây của vieclam123.vn khám phá.

câu hỏi phỏng vấn Nhân viên kinh doanh vé máy bay
Khám phá trọn bộ câu hỏi phỏng vấn Nhân viên kinh doanh vé máy bay
Làm cách nào để chuẩn bị các câu hỏi phỏng vấn Nhân viên kinh doanh vé máy bay để trả lời một cách hiệu quả? Đặt câu hỏi thông minh trong buổi phỏng vấn đối với vị trí Nhân viên Kinh doanh vé máy bay như thế nào? Hãy cùng vieclam123.vn tìm hiểu.

câu hỏi phỏng vấn Nhân viên kinh doanh tour
Trọn bộ câu hỏi phỏng vấn Nhân viên kinh doanh tour và cách trả lời
Tìm hiểu về những câu hỏi phỏng vấn Nhân viên kinh doanh tour thường gặp nhất và cách trả lời những câu hỏi này theo hướng đi có thể gây ấn tượng với Nhà tuyển dụng thông qua bài viết dưới đây của vieclam123.vn.