Blog

Học kinh tế phát triển ra làm gì và cơ hội việc làm có hay không?

11/11/2022

CHIA SẺ BÀI VIẾT

Kinh tế phát triển là ngành học đã và đang tiếp cận trực tiếp đến đối tượng sinh viên, đem lại cho các em những nguồn kiến thức đa dạng về mảng kinh tế- một trong những lĩnh vực luôn được quan tâm hàng đầu của đất nước, thế nhưng vẫn còn rất nhiều sinh viên đang chập chững từng bước đi và lo sợ không biết học kinh tế phát triển ra làm gì để có mức thu nhập ổn định trong thời kỳ vật giá leo thang. Liệu sẽ có những cơ hội việc làm nào để cho sinh viên ngành này phát triển? Đọc kỹ bài viết dưới đây để tìm câu trả lời nhé.

1. Vài nét sơ lược về ngành kinh tế phát triển 

Đây không phải là ngành học mới nhưng trong khoảng vài năm trở lại đây, kinh tế phát triển rất được lòng nhiều đối tượng học sinh đăng ký và chọn làm ngành học sẽ gắn bó trong quảng thời gian là sinh viên. 

Ngành kinh tế phát triển là gì? 

Kinh tế phát triển với tên tiếng anh là Development Economics và mã ngành đăng ký tuyển sinh là 7310105. 

Đối với ngành học kinh tế phát triển, thí sinh thực hiện việc xét tuyển với các khối thi A00- Toán, Lý, Hóa; A01- Toán, Lý, Anh và D01- Toan, Văn, Anh. Với việc đưa ra chính xác các khối xét tuyển như vậy sẽ dễ dàng giúp các thí sinh có thời gian chuẩn bị kỹ lưỡng cho các kiến thức của bản thân để tự tin vượt qua kỳ thi, nắm chắc cơ hội vào ngành kinh tế phát triển. Chuyên ngành này sẽ cung cấp cho sinh viên toàn bộ những kiến thức trọng điểm về mảng kinh tế và cùng với đó là những kỹ năng cần thiết cho định hướng công việc. Vậy cụ thể những kiến thức đó sẽ là gì và hệ thống chương trình đào tạo ngành kinh tế phát triển với cơ hội việc làm sau ra trường là cao hay thấp? 

2. Hệ thống chương trình đào tạo ngành kinh tế phát triển

2.1. Kiến thức 

Kinh tế phát triển là ngành học đòi hỏi rất nhiều những kiến thức từ cơ bản đến chuyên sâu, hơn nữa đó không chỉ là những kiến thức về kinh tế mà còn liên quan đến nhiều lĩnh vực khác. Cụ thể, sinh viên ngành kinh tế phát triển sẽ có chương trình học cụ thể như sau: 

Lượng kiến thức dành cho ngành kinh tế phát triển 

Kiến thức chung: sinh viên sẽ học tập những kiến thức cơ bản đầu tiên ngay khi vừa trở thành một cô cậu sinh viên năm nhất với các môn học về Triết học, Tư tưởng Hồ Chí Minh, Đường lối cách mạng, Tin học cơ bản, Tiếng anh cơ bản A1, A2, B1 cũng như giáo dục thể chất, giáo dục quốc phòng. 

Khối kiến thức theo lĩnh vực: các môn học về toán cao cấp, xác suất thống kê, toán kinh tế.. 

Khối kiến thức theo khối ngành: bao gồm kiến thức về các môn học bắt buộc và tự chọn: kinh tế vi mô- vĩ mô 1; kinh tế lượng; nguyên lý thống krr kinh tế, các môn xã hội học, logic học…. 

Kiến thức theo nhóm ngành: lúc này đây sẽ là những lượng kiến thức chuyên môn cần thiết mà bạn cần đặc biệt chú ý: luật kinh tế, phương pháp nghiên cứu kinh tế, kinh tế vi mô- vĩ mô 2, kinh tế phát triển và các môn tự chọn về nguyên lý kế toán, nguyên lý marketing,... 

Khối kiến thức ngành: đây là khối kiến thức trọng điểm mà bạn cần phải nắm vững nhất. Đó là toàn bộ lượng kiến thức về các môn học bắt buộc, các môn học chuyên sâu về chính sách công, về môi trường và về kinh tế học. Hơn nữa sau khi tiếp thu những kiến thức sinh viên cần áp dụng thông qua việc lựa chọn những đơn vị thực tập phù hợp để hiểu rõ hơn về lĩnh vực học tập cũng như bồi đắp thêm những kỹ năng thực tế cho bản thân. 

2.2. Kỹ năng 

Xây dựng những kỹ năng cơ bản 

Tiếp nhận và rèn luyện các kỹ năng mềm: kỹ năng thuyết trình, kỹ năng sử dụng thành thạo tin học về Word, Powerpoint, Excel,.... kỹ năng phản biện và đàm phán… Đồng thời là những khả năng về sự tự tin, tinh thần say mê nghiên cứu, học hỏi và tìm hiểu thêm nhiều những kiến thức mới. 

Chương trình đào tạo ngành kinh tế phát triển sẽ trang bị đầy đủ cho sinh viên những kỹ năng phù hợp nhất với ngành học cùng với đó là lượng kiến thức chuyên môn cần thiết, mang tính chuyên môn cao để sinh viên có thể tìm thấy được những cơ hội việc làm tốt nhất cho bản thân trên nhiều lĩnh vực khác nhau đồng thời cũng góp phần xây dựng một nguồn nhân lực kinh tế phát triển hiệu quả. 

3. Cơ hội và vị trí việc làm cho ngành kinh tế phát triển 

Mặc dù đã xác định được những kiến thức và lĩnh vực có thể tìm kiếm việc làm tuy nhiên, nhiều sinh viên vẫn mong lung rằng liệu cơ hội việc làm có thực sự có hay không? Và có thể xin việc ở đâu, vào vị trí nào? Đừng lo lắng quá mà hãy để bản thân được thoải và và hãy tìm hiểu những vị trí công việc dưới đây nhé, bạn có thể ứng tuyển ngay sau khi vừa tốt nghiệp. 

Cơ hội và vị trí việc làm của kinh tế phát triển 

Công chức, viên chức, cán bộ nhà nước: bạn có thể làm tạo các đơn vị là các phòng ban trực thuộc Bộ, Sở Kế hoạch và đầu tư với vị trí công việc là phân tích thực trạng nền kinh tế xã hội, hoạch định các chính sách phát triển kinh tế, cũng như lập kế hoạch hay tư vấn các giải pháp phát triển kinh tế cho các doanh nghiệp nhà nước,... 

Nhân viên phát triển dự án, kinh doanh dự án hay các chuyên viên kinh doanh. 

Chuyên viên tư vấn đầu tư, nhân viên đầu tư: thực hiện các công việc phân tích tài chính, các dự án đầu tư… 

Làm cán bộ giảng viên trực tiếp giảng dạy tại các trường cao đẳng, đại học hay các trung tâm có ngành học kinh tế phát triển. Tuy nhiên để có thể làm được tại vị trí này thì bạn cần mất khoảng 2 năm để học thêm văn bằng Thạc sĩ để cơ hội việc làm có thể đến với bạn cao hơn. 

Ngoài ra có thể ứng tuyển vào các vị trí là trợ lý giám đốc, trợ lý các phòng ban kinh doanh tùy theo năng lực và mức độ phù hợp với công việc của bản thân. 

Hoặc bạn cũng có thể tự định hướng đi riêng cho bản thân bằng con đường khởi nghiệp, mở ra công ty của riêng mình. 

4. Mức thu nhập đối với ngành kinh tế phát triển như thế nào? 

Công việc nào cũng vậy, đối với từng vị trí nghề nghiệp và kinh nghiệm mà mỗi người có thì mức lương nhận được sẽ khác nhau. 

Mức thu nhập của ngành kinh tế phát triển 

Đối với sinh viên mới ra trường của ngành kinh tế phát triển mức lương thấp nhất sẽ là 3 triệu/ tháng đối với công việc của nhà nước và các công việc khác sẽ dao động từ 4-6 triệu/ tháng. 

Tuy nhiên bạn chỉ cần có sự cố gắng, nỗ lực trau dồi kinh nghiệm làm việc cùng với thái độ làm việc nhiệt huyết thì mức lương sẽ được cải thiện sớm tùy vào khả năng của mỗi người. 

Đối với những người đã có kinh nghiệm nhiều hơn, đặc biệt là 2 năm trở lên thì mức lương họ nhận được sẽ từ 15- 40 triệu tùy theo từng vị trí công việc và khối lượng công việc mà mỗi người đảm nhận. Công việc càng nhiều thì mức lương họ nhận được sẽ càng cao. 

Với tiền năng và cơ hội việc làm ngày càng đa dạng thì ngành học kinh tế phát triển đang từng bước nâng cao được vai trò của bản thân cũng như thu hút được nhiều bạn học quan tâm hơn trước. Đồng thời cũng sẽ thúc đẩy được phần nào những tác động đến sự phát triển của nền kinh tế đất nước.  

Việc trả lời học kinh tế phát triển ra làm gì không còn là điều khó khăn nếu bạn biết xây dựng cho bản thân một lộ trình phát triển đúng hướng, luôn có sự cố gắng và không ngừng tự tạo ra những cơ hội việc làm cho chính mình.

Khám phá các loại chiến lược bán hàng hiệu quả và đỉnh cao hiện nay

Để việc kinh doanh trở nên thuận lợi cũng như thu hút được nhiều khách hàng tiềm năng thì việc xây dựng các loại chiến lược bán hàng là điều vô cùng cần thiết. Vậy làm sao để xây dựng một cách có hiệu quả nhất? Tham khảo bài viết dưới đây ngay nhé. 

Các loại chiến lược bán hàng

 Điểm: 3.1  (16 bình chọn)

BÀI VIẾT LIÊN QUAN
Tìm hiểu mức lương giáo viên mầm non theo đúng quy định hiện hành
Khi mức lương cơ sở tăng lên, một câu hỏi đặt ra là liệu lương giáo viên mầm non có tăng theo hay không? Trong năm 2023, mức lương cho giáo viên mầm non sẽ thay đổi ra sao? Hãy cùng vieclam123.vn đi vào chi tiết trong bài viết dưới đây.

31/08/2023

Bài học từ việc trượt phỏng vấn nhiều lần dành cho người đi tìm việc
Tại sao bạn bị trượt phỏng vấn nhiều lần và liệu rằng bạn có thể vượt qua cảm giác thất vọng về bản thân khi trượt phỏng vấn nhiều lần hay không? Làm cách nào để tìm kiếm cơ hội mới cho bản thân? Đừng lo lắng nhiều, hãy tham khảo bài viết dưới đây.

26/08/2023

Mức lương giáo viên tiểu học mới nhất theo quy định hiện hành
Thời điểm trước và sau ngày 1/7/2023, mức lương cơ bản của giáo viên tiểu học đã có nhiều thay đổi. Vậy mức lương giáo viên tiểu học theo quy định hiện nay là bao nhiêu và cách tính như thế nào? Cùng tìm hiểu chi tiết cụ thể trong bài viết dưới đây.

18/08/2023

Tìm hiểu thông tin chi tiết nhân viên Kế toán thanh toán là làm gì
Kế toán thanh toán là một trong những bộ phận quan trọng của các doanh nghiệp. Vậy nhân viên Kế toán thanh toán là làm gì và kỹ năng cần thiết của họ là gì. Tham khảo bài viết dưới đây để nắm rõ những công việc cụ thể của một Kế toán thanh toán.

17/08/2023