close
cách
cách cách cách cách cách

Tầm quan trọng và các loại Hệ thống quản lý nhân sự

image

CHIA SẺ BÀI VIẾT

Các nhà quản lý thường hay thắc mắc tại sao nhân viên không làm theo những gì họ được chỉ dẫn. Trong trường hợp này, tuy một phần trách nhiệm thuộc về sự lựa chọn của nhân viên, người quản lý cũng đóng một vai trò rất lớn trong việc dẫn đến những lựa chọn như vậy. Quy định và hệ thống quản lý sẽ là những phương pháp giúp giải quyết vấn đề khi nhân viên không chịu làm theo những gì được yêu cầu.  Bất kỳ một nhân viên nào cũng muốn được thành công trong công việc, sẽ không ai muốn thức dậy và đi làm với một tâm trạng buồn bã, nghĩ rằng hôm nay mình sẽ làm không được việc hoặc sẽ làm trái ý sếp cả. Vậy nên, có thể các công ty đã gặp phải một vấn đề nào đó trong phong cách, hệ thống quản lý của mình. 

1. Tầm quan trọng của hệ thống quản lý nhân sự?

Theo khảo sát, một trong những lý do khiến nhân viên không làm theo điều được yêu cầu là vì họ không biết thật sự họ phải làm gì. Người quản lý đóng một vai trò thiết yếu trong việc giúp đỡ, hướng dẫn nhân viên về công việc của họ. Vì vậy, hệ thống quản lý nhân viên là cực kì quan trọng trong việc phát triển doanh nghiệp.

ại sao nhân viên không làm đúng theo những gì bạn yêu cầu?

 

Tham khảo ngay: Phần mềm tạo CV xin việc đơn giản ấn tượng nhất.

2. Các hệ thống quản lý nhân sự quan trọng nhất

Các công ty quản lý nhân viên một cách hiệu quả bằng cách tạo ra các hệ thống quản lý nhân viên. Họ giúp đỡ nhân viên phát triển thông qua các hệ thống quản lý quan trọng này.

2.1. Thiết lập mục tiêu và thu hút sự tham gia của nhân viên

Là một người quản lý, bạn sẽ muốn thiết lập các mục tiêu cho hệ thống quản lý của mình và thu hút sự tham gia của nhân viên để hỗ trợ họ thành công trong công việc.

  • Giúp thiết lập các mục tiêu tổng thể cho bộ phận và đơn vị làm việc của bạn. Ngoài ra, hãy chủ động triển khai những mục tiêu công ty yêu cầu và cả những mục tiêu bạn có thể tự đặt ra.

  • Truyền đạt các mục tiêu của đơn vị cho nhân viên hoặc khuyến khích nhân viên tham gia vào quá trình thiết lập mục tiêu để tăng sự chủ động và tính gắn kết của nhân viên với các mục tiêu đó. 

  • Để nhân viên tham gia vào quá trình xác định phương pháp giúp họ đạt được các mục tiêu đó.

  • Hướng dẫn nhân viên cách theo dõi tiến độ và chất lượng làm việc của bản thân.

2.2. Sự ủy quyền

Ủy quyền cho nhân viên các dự án và hoạt động khác để giúp họ đáp ứng được các mục tiêu của bộ phận bằng các phương pháp ủy quyền hệ thống quản lý hiệu quả sau:

  • Hỗ trợ nhân viên thiết lập một kế hoạch làm việc cụ thể với ngày tháng và tiến trình thời gian cho phép để họ có thể tự hoàn thành công việc của mình một cách chất lượng và đúng hạn.

  • Chia sẻ với nhân viên về bất kỳ ý kiến hay suy nghĩ nào của bạn về sản phẩm để cả hai có thể hiểu được góc nhìn của nhau. 

  • Thiết lập các tiêu chí để thành công. Bạn sẽ muốn tận dụng các cơ hội mỗi khi có thể.

  • Gặp gỡ nhân viên đúng hạn, vào những ngày bạn được chỉ định đến đánh giá tiến độ và giải quyết các khó khăn của tiến trình. Cả bạn và nhân viên đều sẽ không muốn công việc bị chậm tiến trình hoặc các vấn đề không được khắc phục kịp thời. 

Các hệ thống quản lý nhân viên quan trọng nhất

2.3. Đào tạo, Giáo dục và Phát triển

Đào tạo đóng một vai trò quan trọng giúp nhân viên biết được họ phải làm gì. Nhân viên cần những kỹ năng và kiến thức cần thiết để thành công trong công việc. Là một người quản lý, bạn cần chịu trách nhiệm cho việc đảm bảo rằng các nhân viên của bạn có cơ hội được đào tạo, phát triển kỹ năng bản thân. 

  • Cam kết về cơ hội phát triển của nhân viên được ghi trong kế hoạch gia tăng hiệu suất làm việc. (Khả năng phát triển rất quan trọng cho việc tạo động lực cũng như dẫn đến thành công của nhân viên ).

  • Huấn luyện, phát triển kỹ năng của nhân viên hàng ngày, trong các cuộc họp trực tiếp hay hàng tuần giữa họ và bạn.

2.4. Sự công nhận và khen thưởng

Chú ý: Sự công nhận là hình thức phản hồi mạnh mẽ nhất với nhân viên. Sự công nhận kịp thời, thích hợp sẽ phản ánh những điều bạn muốn tiếp tục nhìn thấy từ nhân viên. Nếu nhân viên nhận biết được điều đó, qua thời gian cùng sự hiểu biết, có khả năng cao học sẽ lặp lại những điều bạn muốn thấy.

  • Đưa ra sự công nhận kịp thời, củng cố quá trình học tập của nhân viên và giúp hoàn thành các mục tiêu đề ra.

  • Khen thưởng, công nhận nhân viên vì đã làm những gì họ được yêu cầu.

Khảo sát đã chứng minh yếu tố số một ảnh hưởng đến việc nhân viên có cảm thấy được quan tâm ở chỗ làm không là thời gian tương tác tích cực, cá nhân với người quản lý của họ. Vì vậy, hãy ứng xử đúng đắn và kịp thời để giữ được mối quan hệ tích cực với các nhân viên đang cống hiến hết mình cho công ty của bạn. 

3. Dấu hiệu cho thấy nhân viên không biết bạn muốn họ phải làm gì?

Dấu hiệu cho thấy nhân viên không biết bạn muốn họ phải làm gì?

Những dấu hiệu sau cho thấy các nhân viên vẫn không biết bạn muốn họ phải làm gì:

  • Không hoàn thành phần việc đúng thời hạn;

  • Sự trì hoãn trong các dự án;

  • Lặp lại nhiều sự sai sót và nhầm lẫn;

  • Tập trung vào những công việc không thiết yếu, cần thiết;

  • Lượng đầu ra không đạt yêu cầu;

  • Không vận dụng được hết tiềm năng như mong đợi;

  • Không muốn tìm sự giúp đỡ;

  • Bao biện và không chịu trách nhiệm; 

  • Không cung cấp cho bạn những thông tin, phản hồi kịp thời.

Nếu bạn nhận thấy những dấu hiệu này từ nhân viên của mình, hãy sử dụng các phương pháp hệ thống quản lý nhân sự trên để tìm ra biện pháp cải thiện tình hình tốt nhất có thể. Nhân viên của bạn không yếu kém, cũng không phải họ không quan tâm hay không có động lực; họ chỉ là không biết bạn muốn họ phải làm gì.

>> Tham khảo tin:

BÀI VIẾT LIÊN QUAN
đối phó nỗi sợ hãi trong quá trình phỏng vấn
Tìm hiểu lý do và cách đối phó nỗi sợ hãi trong quá trình phỏng vấn
Chúng ta cần phải làm gì để đối phó nỗi sợ hãi trong quá trình phỏng vấn? Nỗi sợ hãi sẽ gây ra những điều gì và nguyên nhân của nỗi sợ hãi đó là gì? Hãy cùng tìm hiểu chi tiết với vieclam123.vn qua bài viết dưới đây.

Kế toán bán hàng xin việc
Cách thức chuẩn bị giúp ứng viên Kế toán bán hàng xin việc hiệu quả
Nhu cầu của công việc Kế toán bán hàng hiện nay như thế nào? Kế toán bán hàng xin việc cần những tố chất gì? Khi xin việc, Kế toán bán hàng cần chuẩn bị những gì? Hãy cùng bài viết sau đây của vieclam123.vn khám phá.

câu hỏi phỏng vấn Nhân viên kinh doanh vé máy bay
Khám phá trọn bộ câu hỏi phỏng vấn Nhân viên kinh doanh vé máy bay
Làm cách nào để chuẩn bị các câu hỏi phỏng vấn Nhân viên kinh doanh vé máy bay để trả lời một cách hiệu quả? Đặt câu hỏi thông minh trong buổi phỏng vấn đối với vị trí Nhân viên Kinh doanh vé máy bay như thế nào? Hãy cùng vieclam123.vn tìm hiểu.

câu hỏi phỏng vấn Nhân viên kinh doanh tour
Trọn bộ câu hỏi phỏng vấn Nhân viên kinh doanh tour và cách trả lời
Tìm hiểu về những câu hỏi phỏng vấn Nhân viên kinh doanh tour thường gặp nhất và cách trả lời những câu hỏi này theo hướng đi có thể gây ấn tượng với Nhà tuyển dụng thông qua bài viết dưới đây của vieclam123.vn.