GPA là điểm trung bình tích lũy, thường được áp dụng để tính điểm, xếp loại sinh viên ở nhiều trường Đại học. Cùng tìm hiểu điểm GPA là gì, cách tính điểm GPA và một số thuật ngữ liên quan qua bài viết dưới đây của Vieclam123.vn nhé.
GPA là điểm trung bình tích lũy học tập của một sinh viên trong suốt quá trình học tập. GPA là viết tắt của cụm từ tiếng Anh “Grade Point Average”. Đây được xem là 1 chỉ số đánh giá kết quả học tập theo hệ thống giáo dục Mỹ.
Một số thuật ngữ khác liên quan đến GPA mà bạn cũng cần phải nắm được như:
Weighted GPA: là điểm GPA có trọng số, tính theo độ khó của khóa học và thường được tính theo thang điểm từ 0 đến 5.0. Ví dụ:
Điểm A của học sinh trong lớp AP (Trình độ nâng cao) – lớp có mức độ khó có thể tương đương với GPA 5.0
Điểm A của học sinh trong lớp honor (Lớp chuyên sâu) – lớp nâng cao có thể tương đương với GPA 4.5
Điểm A của học sinh trong lớp IP (Lớp cơ bản) – lớp bình thường có thể tương đương với GPA 4.0.
GPA Out of: GPA Out of là cụm từ tiếng Anh chỉ thang điểm GPA, theo sau nó thường là con số đại diện cho một thang điểm. Ví dụ:
GPA out of 4, có nghĩa là điểm GPA theo hệ 4.
GPA out of 10 có nghĩa là điểm GPA theo hệ 10.
Cumulative GPA: viết tắt là CGPA, được hiểu là điểm trung bình tích lũy toàn bộ khóa học.
Cách tính điểm GPA như sau:
GPA = [Tổng điểm trung bình các môn * số tín chỉ trên môn đó]/ tổng số tín chỉ.
Ví dụ: Môn Toán cao cấp 3 tín chỉ bạn được 3.0 và Đường lối cách mạng 2 tín bạn được 2.5 thì điểm GPA được tính là:
GPA = (3*3 + 2*2.5)/5 = 2.8, vậy điểm GPA của bạn là 2.8
GPA thường được tính theo thang điểm từ 0-5.0, tùy theo từng lớp và trình độ khác nhau.
Ở một số nước như Mỹ, Anh, Úc, Singapore,..GPA được tính theo hệ chữ gồm 5 mức cơ bản bao gồm A, B, C, D, F. Ở một số quốc gia khác, họ lại quyết định chia nhỏ các mức điểm thành A+, A, B+, B, C+, C, D+, D, ...
Cách tính GPA được thể hiện như dưới bảng sau:
Grade (Xếp hạng) | Regular (lớp cơ bản) | Honors (Lớp chuyên sâu) | College (trình độ Đại học) |
A | 4.00 | 4.50 | 5.00 |
B | 3.00 | 3.50 | 4.00 |
C | 2.00 | 2.50 | 3.00 |
D | 1.00 | 1.50 | 2.00 |
F | 0.00 | 0.50 | 1.00 |
Ở Việt Nam, các bạn đã quen với các tính điểm trung bình trên thang điểm 10. Tuy nhiên, để có thể đi du học hay xin học bổng nước ngoài thì bạn cần phải quy đổi số điểm đó sang điểm GPA.
Cách quy đổi điểm GPA từ thang 10 như sau:
Điểm thang 10 | Điểm chữ | Xếp loại | Điểm số GPA |
Từ 9.5 đến 10 | A+ | Loại xuất sắc | 4.0 |
Từ 8.5 đến 9.4 | A | Loại giỏi | 4.0 |
Từ 8.0 đến 8.4 | B+ | Loại khá giỏi | 3.5 |
Từ 7.0 đến 7.9 | B | loại khá | 3.0 |
Từ 6.5 đến 6.9 | C+ | loại trung bình khá | 2.5 |
Từ 5.5 đến 6.4 | C | Loại trung bình | 2.0 |
Từ 5.0 đến 5.4 | D+ | Loại trung bình yếu | 1.5 |
Từ 4.0 đến 4.9 | D | Loại yếu | 1.0 |
Dưới 4.0 | F | Loại kém (không đạt) | 0 |
Điểm GPA rất quan trọng, đặc biệt khi bạn muốn xin học bổng đi du học ở nước ngoài như Mỹ, Hàn Quốc,...Thông thường, các trường đại học ở Mỹ sẽ yêu cầu điểm GPA của bạn phải là 3.3. còn nếu bạn muốn có được học bổng thì phải được GPA trên 3.9.
Tuy nhiên, điểm GPA cũng không phải yếu tố duy nhất quyết định xem bạn có thể được học Đại học tại các trường Đại học nước ngoài hay không. Một số yếu tố khác cũng vô cùng quan trọng đó là thành tích của bạn trong các hoạt động ngoại khóa, điểm đầu vào của bạn trong các kì thi SAT, TOEFL, IELTS, GMAT, GRE,...thư giới thiệu, bài luận, kinh nghiệm của sinh viên,...
Như vậy, trên đây là giải thích của Vieclam123.vn về “GPA là gì”. Hy vọng bài viết đã mang đến cho bạn những thông tin hữu ích. Điểm GPA đóng vai trò quan trọng quyết định cơ hội đi du học hay xét học bổng của bạn. Bởi vậy, ngay khi ngồi trên ghế nhà trường, hãy cố gắng học tập thật tốt, đạt được điểm số cao để GPA thật ấn tượng nhé.
>> Tìm hiểu thêm:
Chia sẻ