Khi có nhu cầu thay đổi mẫu dấu mẫu chữ ký thì doanh nghiệp sẽ phải lập giấy đề nghị thay đổi mẫu dấu mẫu chữ ký. Vậy nếu bạn là người có thẩm quyền soạn mẫu giấy tờ này, bạn sẽ soạn nó như thế nào để đáp ứng đúng những quy định chuẩn mực cho văn bản trên cả phương diện nội dung, hình thức? Những chia sẻ ở tại bài viết này sẽ là gợi ý để bạn vừa hiểu rõ hơn về các quy định đối với mẫu giấy đề nghị thay đổi mẫu dấu mẫu chữ ký mà còn giúp bạn đọc thuận lợi trình bày đúng đắn nhất.
MỤC LỤC
Giấy đề nghị về việc thay đổi mẫu dấu mẫu chữ ký là một văn bản thuộc thể loại đề nghị được dùng khi đơn vị có sự thay đổi mẫu dấu và mẫu chữ ký hoặc thay đổi hồ sơ pháp lý của doanh nghiệp. Trên phương diện pháp lý quy định thì mẫu văn bản đề nghị này là mẫu số 02/MTK, được ban hành kèm Nghị định số 11 năm 2020 dành cho lĩnh vực Kho Bạc Nhà nước trên phương diện về thủ tục hành chính.
Văn bản có vai trò quan trọng do có tính chất pháp lý quy định về các điều khoản và yêu cầu tuân thủ, chính vì thế trước khi bắt tay vào lập giấy tờ, người có thẩm quyền cần hiểu sâu sắc về vai trò giá trị của nó, từ đó nhận diện được các mặt nội dung cần triển khai, đưa vào văn bản và ý thức cả về hình thức xuất hiện của văn bản.
Xem thêm: Biên bản bàn giao con dấu công ty và nội dung mới nhất hiện nay
Quy định liên quan đến việc tổ chức hoạt động của doanh nghiệp, con dấu hay chữ ký phải được đăng ký mẫu, được Nhà nước công nhận mới có giá trị hiệu lực. Khi đó, nếu doanh nghiệp vì lý do nào đó cần thay đổi mẫu dấu, mẫu chữ ký thì sẽ phải trải qua thủ tục hành chính tương tự, nếu như trước đó, chúng ta cần có giấy đăng ký sử dụng mẫu dấu, mẫu chữ ký thì trong trường hợp cần đổi lại, sẽ buộc phải có giấy tờ đề nghị thay đổi mẫu đã đăng ký từ trước.
Việc lập và gửi giấy đề nghị thay đổi mẫu dấu mẫu chữ ký là một cách doanh nghiệp thông báo tới cơ quan có thẩm quyền về quản lý, chứng thực giá trị hiệu lực của chữ ký hay con dấu biết được sự thay đổi đó, cập nhật mẫu mới nhằm quản lý dễ dàng. Đồng thời, với mục đích vừa thông báo vừa đề nghị được thay đổi mẫu, các yếu tố mới đã được thay đổi sẽ được công nhận về tính pháp lý, hợp pháp và có giá trị hiệu lực khi sử dụng.
Như vậy, bằng việc hiểu rõ thế nào là mẫu giấy đề nghị thay đổi mẫu dấu mẫu chữ ký và hiểu được ý nghĩa của nó thì bạn đã có những thông tin cơ sở để soan thảo giấy tờ này một cách hiệu quả. Vieclam123.vn sẽ tiếp tục chia sẻ tỉ mỉ về cách thực hiện vậy nên tiếp tục đọc bài viết để tìm hiểu và không bỏ lỡ những hướng dẫn đúng chuẩn bạn nhé!
Cơ quan có thẩm quyền xử lý nhu cầu thay đổi mẫu dấu mẫu chữ ký của dơn vị, doanh nghiệp là Kho Bạc Nhà nước. Theo đó, nội dung này được quy định tại Điều số 8 của Thông tư 18 ban hành bởi Bộ Tài chính năm 2020, cụ thể tại Điểm C, khoản 1 thì những trường hợp cần thay đổi về mẫu con dấu hay mẫu chữ ký thứ nhất, thứ hay hoặc người đứng ra ủy quyền so với lần đăng ký mẫu dấu, chữ ký trước đó thì bắt buộc tổ chức, đơn vị phải lập mẫu giấy đề nghị về việc thay đổi về mẫu dấu và mẫu chữ ký. Giấy đề nghị này được ký hiệu số 02/MTK, gửi đến Kho Bạc Nhà nước.
Khi gửi giấy tờ này đến Kho Bạc để yêu cầu được tiếp nhận đề nghị thay đổi mẫu, bạn cần chú ý đem theo những giấy tờ quan trọng liên quan gồm: thủ tục về việc tiến hành khắc con dấu, giấy chứng nhận đã đăng ký mẫu con dấu; giấy chứng nhận nộp tiền, tìm hiểu rõ các quy định ở Thông tư số 09 ban hành năm 20111 của Bộ Tài Chính.
Trước khi đặt bút soạn thảo giấy tờ quan trọng này, hãy tải biểu mẫu có sẵn về máy tính để hình dung tổng quát về nó trước nhé:
giay-de-nghi-thay-doi-mau-dau-mau-chu-ky.docx
Bạn lập mẫu giấy đề nghị này dựa vào biểu mẫu có sẵn, được ban hành theo Nghị định số 11 của Chính Phủ. Mẫu giấy này có ký hiệu 02/MTK gồm những nội dung và cách trình bày được thể hiện như sau:
Tìm hiểu bố cục của văn bản này bạn sẽ nắm bắt được hệ thống nội dung chính quan trọng cần trình bày. Khi lập, chú ý triển khai bố cục như sau:
Phần 1 - Tên của văn bản
Phần 2 - Thông tin doanh nghiệp
Phần 3 - Nội dung cần thay đổi
Phần 4 - Xác nhận
Mỗi một phần nêu trên được yêu cầu triển khai chi tiết, tỉ mỉ theo hướng dẫn sau đây.
Xem thêm: Cách viết mẫu quyết định sử dụng con dấu chuẩn nhất
Tên của giấy đề nghị đã có sẵn theo mẫu, được viết như sau:
GIẤY ĐỀ NGHỊ THAY ĐỔI MẪU DẤU, MẪU CHỮ KÝ
Ở ngay phía dưới tên có 3 sự lựa chọn, nhu cầu cụ thể cần thay đổi của doanh nghiệp là gì thì bạn tích chọn vào ô vuông ở mục nội dung đó. Bao gồm: Thay đổi hồ sơ pháp lý, Thay đổi mẫu dấu, Thay đổi mẫu chữ ký.
Sau đó, người viết đừng quên ghi mã số hồ sơ đã được cấp khi đăng ký mẫu dấu, chữ ký.
Trong phần thông tin doanh nghiệp, bạn sẽ bắt đầu bằng lời kính gửi, cụ thể chủ thể được nhắc tới trong văn bản là Kho bạc Nhà nước. Các thông tin cần viết lần lượt gồm có tên của đơn vị bạn có kèm theo các thông tin đăng ký bao gồm số bản quyết định thành lập, đơn vị quyết định thành lập, đơn vị cấp trên, họ tên của chủ tài khoản cần thay đổi mẫu dấu, chữ ký kèm theo văn bản bổ nhiệm họ; thông tin kế toán trưởng kèm theo văn bản bổ nhiệm kế toán trưởng. Sau đó cập nhật lý do vì sao cần thay đổi về mẫu dấu, mẫu chữ ký.
Phần thông tin thay đổi mẫu, bạn cần đưa ra mẫu dấu, mẫu chữ ký ban đầu của chữ ký thứ nhất và chữ ký thứ hai. Sau đó nêu đầy đủ các thông tin của chủ tài khoản gồm họ tên, chức vụ; họ tên kế toán trưởng, thông tin của người dược ủy quyền.
Tiếp theo, bạn xác nhận về việc thay đổi ở trên áp dụng cho đối tượng cụ thể nào. Bảng thông tin của các tài khoản được áp dụng sẽ được trình bày và bạn chỉ cần điền nội dung vào những khoảng trống đòi hỏi thông tin trực tiếp về cá nhân của mình.
Hoàn tất những nội dung trên sẽ đến phần kết thúc, bạn ghi thời gian, địa điểm lập giấy đề nghị thay đổi mẫu dấu mẫu chữ ký. Sau đó ký và ghi rõ họ tên.
Ở phần sau cùng sẽ là phần thuộc trách nhiệm xử lý giấy đề nghị này của Kho bạc Nhà nước do đó người lập sẽ không viết bất kỳ thông tin nào trong đó.
Như vậy, bài viết trên đây đem tới thông tin hữu ích để bạn đọc quan tâm hiểu được thế nào là mẫu giấy đề nghị thay đổi mẫu dấu mẫu chữ ký. Với những chia sẻ khá tỉ mỉ như vậy, hy vọng bạn sẽ được đáp ứng nhu cầu hoàn tất giấy tờ này một cách chuẩn chỉnh, đúng quy định và được xử lý nhanh chóng.
Ngân hàng và doanh nghiệp sẽ làm việc với nhau qua kế toán trưởng. Mọi giao dịch đều phải được ký xác nhận của đôi bên do đó người kế toán trưởng sẽ được đăng ký mẫu chữ ký với ngân hàng, từ sau đó, tất cả các vấn đề liên quan đến giấy tờ giao dịch đòi hỏi phải có người kế toán trưởng đứng ra. Vậy nên giấy tờ đăng ký kế toán trưởng với ngân hàng có vai trò xác lập đối tượng sẽ có trách nhiệm, quyền hạn trong việc giao dịch trực tiếp với ngân hàng. Phía doanh nghiệp cần chuẩn bị mẫu đăng ký này đúng theo quy định được được ban hành trong các bộ luật về doanh nghiệp. Đọc bài viết sau để nhanh chóng soạn thảo thành công bạn nhé!
MỤC LỤC
14/07/2023
13/07/2023
11/04/2023
22/03/2023