Trong hoạt động kinh doanh, bất kỳ doanh nghiệp nào cũng cần phải tính toán giá cả xuất kho. Bởi các mặt hàng trên thị trường đều được niêm yết giá cả cụ thể, không phải doanh nghiệp muốn bán với giá nào cũng đều được. Kế toán cần phải biết được cách tính toán giá xuất kho để có thể đưa ra giá bán, số hàng tồn kho hợp lý và kiểm soát được lượng hàng hóa. Vậy giá xuất kho là gì? Tính giá xuất kho như thế nào? Cùng tìm hiểu bài viết bên dưới để biết được các phương pháp tính giá xuất kho nhé!
MỤC LỤC
Giá xuất kho là giá cả của hàng hóa, sản phẩm được kế toán tính toán để bán ra thị trường mức giá hợp lý, gồm cả các mặt hàng tồn kho ở cuối chu kỳ. doanh nghiệp áp dụng phương pháp tính giá xuất kho để đảm bảo hàng hóa, sản phẩm bán ra với mức giá phù hợp, không quá chênh lệch với thị trường, vừa giải quyết hiệu quả tình trạng tồn đọng hàng hóa, vừa không gây lỗ cho công ty.
Kế toán cần chọn lựa và đưa ra phương pháp tính giá xuất kho hợp lý, dựa theo tình hình kinh doanh của doanh nghiệp. Kế toán cần đảm bảo phương pháp tính toán dễ dàng và đảm vào đúng với nguyên tắc nhất quán trong việc hạch toán.
Hiện nay, có 3 phương pháp cơ bản tính giá xuất kho được áp dụng nhiều nhất gồm: Phương pháp thực tế đích danh; phương pháp nhập trước xuất trước; phương pháp bình quân gia quyền.
Sau khi đã biết được giá xuất kho là gì, chúng ta cùng tìm hiểu các phương pháp tính giá xuất kho được áp dụng phổ biến bởi các doanh nghiệp nhé!
Phương pháp tính giá xuất kho dựa theo giá đích danh được sử dụng dựa theo từng thứ sản phẩm được sản xuất ra và từng thứ hàng hóa mua vào.
Phương pháp tính giá xuất kho này phù hợp với những doanh nghiệp có mặt hàng ổn định, có ít mặt hàng và các mặt hàng dễ dàng nhận diện. Hoặc áp dụng cho các doanh nghiệp muốn kiểm soát các mặt hàng tồn kho dựa theo hạn sử dụng, vì vậy cần kiểm soát kỹ càng theo hạn sử dụng, từng lô hàng xuất kho như hóa mỹ phẩm, dược phẩm… Hay các doanh nghiệp có thể áp dụng phương pháp này nếu kinh doanh các mặt hàng có giá thường xuyên thay đổi ảnh hưởng trực tiếp tới hàng hóa tồn kho, các mặt hàng có giá trị lớn như xe máy, ô tô…
Để ghi nhận là hàng hóa xuất kho dựa theo phương pháp này, hàng hóa, sản phẩm, vật tư khi xuất kho ra nếu thuộc lô nào thì sử dụng giá nhập của chính lô hàng đó.
Phương pháp dựa theo định giá đích danh có ưu điểm tuân thủ các nguyên tắc phù hợp với kế toán và có độ chính xác cao nhất, các giá trị của hàng tồn kho khi đem bán đều phù hợp với các doanh nghiệp tạo ra sản phẩm.
Tuy vậy, để áp dụng phương pháp này, doanh nghiệp cần ghi nhớ, quản lý hàng tồn kho chặt chẽ và nhớ được các lô hàng nhập về tương ứng với từng lần xuất hàng, từng mặt hàng xuất, do đó để xác định đúng lô nhập tương ứng khi khá vất vả.
Còn với các doanh nghiệp biến động xuất nhập kho liên tục hay có hàng tồn kho đa dạng về chủng loại, mặt hàng thì công tác kế toán tồn kho sẽ trở nên khó khăn nếu áp dụng phương pháp này, có thể khiến đưa ra quyết định chậm trễ. Cũng chính vì vậy mà các doanh nghiệp có nhiều mặt hàng đa dạng, xuất nhập kho thường xuyên thì không nên áp dụng phương pháp này.
Khi tính giá xuất kho theo phương pháp bình quân gia quyền, giá trị của các mặt hàng tồn kho sẽ tính theo giá trị trung bình của giá trị hàng tồn kho sản xuất, nhập trong kỳ hoặc từng loại hàng tồn kho đầu kỳ. Giá trị trung bình xuất kho có thể tính sau mỗi lần nhập, tức phương pháp bình quân tức thời, hoặc tính theo cả kỳ dự trữ, tức phương pháp bình quân cuối kỳ.
Kế toán khi đến cuối kỳ kế toán, nếu áp dụng phương pháp này, dựa vào các tập hợp lần nhập hàng trong kỳ và căn cứ theo số hàng tồn đầu kỳ của từng loại hàng hóa tồn kho, từ đó mới có thể tính giá hàng hóa, sản phẩm xuất kho trong kỳ.
Công thức tính giá bình quân gia quyền cả kỳ dự trữ như sau:
Đơn giá xuất kho bình quân = (Trị giá nguyên vật liệu, hàng hóa tồn đầu kỳ + Trị giá nguyên vật liệu và hàng hóa nhập trong kỳ) / (Số lượng nguyên vật liệu, hàng hóa tồn đầu kỳ + Số lượng nguyên vật liệu, hàng hóa nhập trong kỳ)
Phương pháp này có ưu điểm là dễ làm, đơn giản, chỉ cần thực hiện tính vào đúng một lần lúc cuối kỳ.
Thế nhưng, phương pháp tính giá bình quân gia quyền cả kỳ dự trữ khiến công việc kế toán bị dồn vào cuối tháng, tiến độ của các phần hành khác sẽ bị ảnh hưởng, độ chính xác cũng không cao, đồng thời tại thời điểm phát sinh nghiệp vụ phương pháp này cũng chưa đáp ứng được yêu cầu thông tin kế toán kịp thời.
Phương pháp tính giá xuất kho theo bình quân gia quyền sau mỗi lần nhập còn gọi là phương pháp bình quân tức thời hay phương pháp bình quân gia quyền di động, kế toán trong doanh nghiệp sau mỗi lần nhập hàng cần xác định lại giá trị tồn kho với từng loại hàng tồn kho, bởi vậy mỗi lần xuất kho thì giá trị xuất kho có thể khác nhau, có sự chênh lệch.
Công thức tính giá xuất kho theo bình quân gia quyền sau mỗi lần nhập như sau:
Đơn giá xuất kho lần thứ n = Giá trị hàng hóa tồn kho trước lần xuất thứ n / số lượng hàng hóa và vật tư còn tồn trước lần xuất thứ n
Để áp dụng phương pháp tính giá xuất kho này, doanh nghiệp cần có sự biến động nhập xuất hàng ít và có ít chủng loại hàng hóa đang tồn kho. Về ưu điểm, doanh nghiệp biết ngay giá trị xuất kho của hàng hóa sau mỗi lần xuất kho, có thể khắc phục được hạn chế của phương pháp tính bình quân gia quyền cả kỳ dự trữ. Tuy nhiên, phương pháp này cần tính toán nhiều lần, phức tạp và tốn công sức.
Phương pháp nhập trước, xuất trước (còn gọi là FIFO) được áp dụng khi sản phẩm sản xuất trước, hoặc nhập trước thì xuất trước, còn lại các giá trị hàng tồn kho ở cuối kỳ là sản phẩm sản xuất gần điểm cuối kỳ hoặc giá trị hàng tồn kho gần cuối kỳ. Với cách này, giá xuất kho được tính theo giá mà lô hàng nhập kho trước đó ở gần đầu kỳ hoặc thời điểm đầu kỳ, còn giá trị hàng tồn kho cuối kỳ tính theo giá hàng nhập kho ở gần cuối kỳ tồn kho hoặc ở thời điểm cuối kỳ trong kho.
Nếu áp dụng phương pháp này, doanh nghiệp sẽ biết được giá vốn hàng xuất kho trong mỗi lần xuất hàng, đáp ứng số liệu kịp thời để kế toán thực hiện nghiệp vụ phát sinh. Giá thị trường sẽ gần tương ứng với giá vốn của hàng tồn kho, vì vậy báo cáo kế toán sẽ thực tế hơn.
Tuy vậy, doanh thu lại được tạo bởi hàng hóa, giá trị vật tư nhập trước đó rất lâu, đôi khi giá hàng xuất kho không phù hợp với các khoản chi phí hiện tại. Vì vậy, khối lượng công việc của kế toán và việc hạch toán sẽ tăng lên nếu chủng loại, số lượng hàng hóa nhiều và xuất, nhập liên tục.
Hy vọng qua bài viết này, bạn đã biết được giá xuất kho là gì và các phương pháp tính giá xuất kho. Dựa theo quy mô, số lượng hàng hóa nhập, xuất mà doanh nghiệp lựa chọn phương pháp sao cho phù hợp. Tuy nhiên, doanh nghiệp cần đảm bảo áp dụng các phương pháp này trong một kỳ kế toán một năm, nên thống nhất phương pháp cho từng tài khoản, đối tượng hàng tồn kho.
Quản trị khách hàng là điều mà các doanh nghiệp cần phải chú trọng và nên làm, bởi khách hàng chính là người tạo ra doanh thu chính của doanh nghiệp. Vậy quản trị khách hàng là gì? Click bài viết bên dưới để tìm hiểu các thông tin về quản trị khách hàng nhé!
MỤC LỤC
Chia sẻ