Gạo nếp, gạo tẻ có lẽ đã quá quen thuộc với chúng ta. Tuy nhiên, bạn đã từng nghe nói đến gạo lật hay chưa? Gạo lật là gì? Gạo lật giống và khác gạo trắng như thế nào? Nếu bạn đang tò mò về loại gạo có cái tên đặc biệt này thì đừng bỏ lỡ bài viết dưới đây nhé. Ngay sau đây sẽ là những giải đáp chi tiết về gạo lật là gì cũng như công dụng của gạo lật đối với sức khỏe con người. Cùng theo dõi nhé!
MỤC LỤC
Gạo lật hay còn được gọi với những tên khác là gạo lứt, gạo rằn,... tùy theo từng vùng miền, địa phương. Đây là loại gạo mà khi xay, người ta chỉ điều chỉnh để đủ xay bỏ lớp vỏ trấu, còn lớp vỏ cám vẫn sẽ được giữ nguyên. Chính vì thế mà gạo lật rất giàu dinh dưỡng, nhất là các sinh tố và các nguyên tố vi lượng như sắt, magie hay calci,....
Ở miền Bắc, nếu như nói tới gạo lật thì sẽ khá lạ lẫm. Tuy nhiên, khi nói tới gạo lứt thì hầu hết ai cũng biết loại gạo này. Vì thế mà gạo lật hay gạo lứt là một loại gạo phổ biến, không hề quá khó kiếm, xa lạ gì đặc biệt.
Thành phần dinh dưỡng của gạo lật sẽ bao gồm một số chất dinh dưỡng như tinh bột, chất béo, chất đạm, chất xơ, giàu vitamin B1, B2, B3, B6. Cùng với đó là các nguyên tố vi lượng cũng như các axit cần thiết cho cơ thể. Với thành phần như vậy, gạo lật được biết đến là loại gạo cực kỳ tốt cho sức khỏe. Và đặc biệt là hỗ trợ hiệu quả cho quá trình giảm cân. Vì vậy mà với những chế độ ăn healthy, eat clean thì gạo lật được sử dụng rất phổ biến trong thực đơn mỗi ngày.
Tương tự như gạo trắng có rất nhiều loại thì gạo lật cũng gồm có nhiều loại khác nhau.
Dựa theo màu sắc thì gạo lứt sẽ được chia thành 3 loại tương ứng với 3 màu, đó là: lứt đỏ, lứt trắng và lứt đen.
- Gạo lứt trắng
Gạo lứt trắng là loại gạo rất dễ mua vì cực kỳ phổ biến. Màu sắc của gạo lứt trắng không thiên về màu trắng như tên gọi mà thường là trắng ngà hay trắng ngả nâu là chủ yếu. Gạo lứt trắng phù hợp với nhiều độ tuổi và mục đích sử dụng khác nhau, do đó mà khối lượng sản xuất cũng sẽ rất lớn.
- Gạo lứt đỏ
Gạo lứt đỏ cũng giống như gạo lứt trắng tuy nhiên sẽ khác nhau về màu sắc. Gạo lứt đỏ có màu đỏ nâu, gần giống với màu của gạo huyết rồng, vì thế mà khá nhiều người nhầm lẫn 2 loại gạo này. Tuy vậy thì màu sắc bên trong của gạo lứt đỏ và gạo huyết rồng sẽ khác nhau. Nếu như khi bạn bấm đôi hạt gạo ra, bên trong là màu trắng thì đó chính là gạo lứt đỏ, còn nếu là màu đỏ sẫm thì đó chính là gạo huyết rồng.
- Gạo lứt đen
Gọi là gạo lứt đen, thế nhưng, màu sắc của loại gạo này không đen như tên gọi mà có màu tím than. Đây là loại gạo lứt giàu chất xơ, có hợp chất thực vật cao nhưng lại có lượng đường thấp. Chính vì thế mà những người có nhu cầu giảm cân thường lựa chọn gạo lứt đen bởi vì tạo cảm giác no lâu và làm giảm đi sự thèm ăn.
Dựa theo chất gạo thì gạo lứt sẽ được chia thành 2 loại chính là gạo lứt tẻ và gạo lứt nếp.
- Gạo lứt tẻ
Gạo lứt tẻ cũng gần giống như giống như gạo trắng thông thường, điểm khác biệt là nó sẽ có màu trắng ngà vì còn nguyên lớp vỏ cám. Có 2 loại gạo lứt tẻ thường thấy là gạo lứt tẻ tròn và gạo lứt tẻ dài. Điểm khác nhau chính là hình dáng của các hạt gạo, một loại sẽ có dạng tròn và một dạng sẽ thuôn dài như hạt gạo thông thường. Với loại gạo này, bạn cũng có thể sử dụng để nấu cơm hàng ngày, tuy nhiên, trước khi nấu sẽ cần ngâm gạo từ 20 - 30 phút để hạt gạo có thể nở ra.
Khi ăn cơm gạo lứt tẻ, ban đầu bạn sẽ cảm thấy hơi ráp, nhưng khi ăn quen sẽ cảm nhận được vị ngon ngọt của loại gạo đặc biệt này. Bên cạnh đó, hàm lượng dinh dưỡng của gạo lứt tẻ cũng vô cùng cao, vì vậy mà khá nhiều người đã dần chuyển sang loại gạo này cho bữa cơm hàng ngày của mình.
Ngoài ra, một số món ăn khác cũng được chế biến từ gạo lứt tẻ như bún gạo lứt, cháo gạo lứt, cơm cuộn gạo lứt, xôi gạo lứt,...
- Gạo lứt nếp
Gạo lứt nếp là gạo lứt có độ mềm, dẻo, thơm, tương tự như các loại gạo nếp thường thấy. Với gạo lứt nếp, người ta sẽ sử dụng để nấu xôi, nấu chè và đặc biệt là nấu rượu. Món rượu nếp cái chính là đặc trưng của loại gạo này mà nhiều người áp dụng bởi sự thơm ngon và rất được yêu thích.
Việc sử dụng gạo lứt mang đến những lợi ích gì? Hiểu rõ về công dụng của gạo lật sẽ giúp bạn có được cách thức sử dụng phù hợp và hiệu quả hơn cho từng mục đích khác nhau.
Về cơ bản thì gạo lật sẽ có những công dụng sau đây:
- Vì chứa nhiều chất xơ không tan trong nước nên gạo lật có thể giảm nguy cơ bị sỏi mật, đặc biệt là ở nữ giới. Cùng với đó là khả năng ngăn ngừa tình trạng táo bón và có tác dụng nhuận tràng, lợi tiểu.
- Tốt cho hệ thần kinh nhờ vào các nguyên tố vi lượng như mangan, gaba,...
- Có khả năng kiểm soát tốt lượng đường có trong máu.
- Làm giảm lượng cholesterol và mỡ nhiễm trong máu.
- Ngăn ngừa nguy cơ bị ung thư ruột kết, bệnh tim, hạ huyết áp, Đồng thời, làm giảm nguy cơ của sự hình thành các mảng bám ở trong động mạch.
- Tốt cho xương nhờ vào lượng calci có trong thành phần gạo.
- Làm giảm triệu chứng của bệnh hen suyễn.
- Hỗ trợ giảm cân và duy trì được trọng lượng của cơ thể.
Sử dụng gạo lật để giảm cân là ứng dụng phổ biến hiện nay. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết cách để tận dụng tốt lợi ích của loại gạo này trong việc duy trì trọng lượng và vóc dáng cơ thể.
Một chế độ ăn lý tưởng với gạo lật để giảm cân có thể được xây dựng như sau:
Thực đơn bữa sáng với gạo lật sẽ bao gồm một số món sau đây:
- 1 cốc sữa ngũ cốc (khoảng 250ml): Thành phần gồm có mè đen, bột gạo lứt, bột hạt sen kết hợp với sữa tươi có đường hoặc không đường tùy theo sở thích cũng như khẩu vị của bạn.
- 1 bát cơm gạo lứt muối mè
- 1 đĩa rau củ luộc: Có thể là su su luộc, cà rốt,... chỉ cần một lợng nhỏ, không cần quá nhiều.
Với bữa trưa thì menu sẽ có thể gồm những món sau:
- 1 hoặc 2 bát cơm gạo lứt muối mè
- 1 đĩa rau củ luộc, bạn cũng có thể thay thế bằng xào hay nấu canh. Tuy nhiên, không nên nêm gia vị quá đậm bởi trong quá trình giảm cân sẽ ưu tiên việc nấu nhạt để đảm bảo hiệu quả.
- 1 - 2 quả trứng gà luộc nếu đang trong giai đoạn luyện tập thể dục thể thao.
Với bữa tối thì các món cũng sẽ đơn giản hơn rất nhiều.
- 1 bát cơm gạo lứt muối mè
- 1 bát canh cà rốt nhỏ hoặc bí đỏ
Món cơm gạo lứt muối mè là một món ăn vô cùng đảm bảo an toàn cho việc giảm cân. Tuy nhiên, tùy thuộc vào thể trạng của mỗi người mà gạo lứt sẽ được chế biến khác nhau sao cho phù hợp nhất, không nhất thiết hay bắt buộc phải là gạo lứt muối mè.
Khi đã hiểu gạo lật là gì thì bạn sẽ thấy rằng loại gạo này có rất nhiều công dụng hữu ích. Tuy nhiên, trong quá trình sử dụng thì bạn sẽ cần lưu ý tới một số điều sau đây:
- Gạo lật cần phải nấu lâu mới chín bởi loại gạo này khá cứng. Khi ăn thì cần phải nhai thật kỹ rồi mới nuốt, nếu không có thể dẫn đến chứng khó tiêu.
- Tác dụng của gạo lật chỉ có thể được phát huy khi gạo được sử dụng là gạo sạch, không chứa các chất hóa học hay chất bảo quản,...
- Tần suất sử dụng gạo cũng cần được lưu ý bởi nếu dùng quá thường xuyên sẽ có thể dẫn tới tình trạng phản tác dụng. Tốt nhất, nên sử dụng gạo lật từ 2 - 3 lần/tuần.
- Các đối tượng đặc biệt như trẻ em, người già, phụ nữ mang thai, người gầy gò hay ốm yếu không nên sử dụng gạo lật thường xuyên.
- Gạo lật chỉ có công dụng trong việc hỗ trợ, phòng ngừa chứ không có tác dụng chữa bệnh như thuốc. Vì thế mà bạn cần phân biệt rõ để tránh hiểu lầm không đáng có về tác dụng của gạo lật.
Trên đây là những chia sẻ khá chi tiết về gạo lật là gì. Hy vọng rằng, những thông tin trong bài đã giúp bạn có thêm kiến thức và sự hiểu biết chính xác hơn về gạo lật, hay còn gọi là gạo lứt. Từ đó, có được cách ứng dụng hiệu quả hơn với loại gạo này để nhận được những lợi ích tuyệt vời nhất cho sức khỏe của mình cũng như những người xung quanh.
Apple cider vinegar là gì? Công dụng và cách sử dụng giấm táo như thế nào? Lưu ý điều gì trong quá trình sử dụng? Cùng tìm hiểu ngay nhé!
MỤC LỤC
Chia sẻ