Đơn xin dự tuyển viên chức là gì? Điền đơn xin dự tuyển viên chức như thế nào để được chấp nhận ngay từ cái nhìn đầu tiên? Hãy cùng các chuyên gia tại vieclam123.vn tìm ra câu trả lời cho những thắc mắc trên.
Đơn đăng ký dự tuyển viên chức viên là mẫu đơn dành cho người muốn xin dự tuyển làm việc hức. Nội dung trình bày thông tin về bản thân để chứng tỏ sự phù hợp cũng như đáp ứng điều kiện để được xét tuyển vào làm viên chức tại đơn vị cơ quan nhà nước.
Nếu như đã hiểu rõ về mẫu đơn đăng ký dự tuyển thì bạn chắc chắn biết được mẫu đơn này quan trọng như thế nào. Ngay ở nội dung phía dưới đây, các chuyên gia đa có kinh nghiệm nhiều năm trong mảng tuyển dụng tại vieclam123.vn sẽ chia sẻ đến người đọc quan tâm vấn đề này có những thông tin quan trọng để hiểu hơn về mẫu đơn đăng ký dự tuyển viên chức cũng như biết cách điền đúng nội dung cho mẫu văn bản này.
Trở thành viên chức là điều vẻ vang nhưng không hề dễ dàng. Để thuận lợi trên hành trình ứng tuyển “thay danh đổi phận” này, chúng ta cần phải có sự chuẩn bị tỉ mỉ trong từng bước đi. Trong đó có đơn xin dự tuyển xin vào làm viên chức.
Lý do lá đơn này không thể thiếu trong hồ sơ dự tuyển viên chức bởi vì nó sẽ giúp bạn trình bày những thông tin quan trọng giúp khẳng định bạn có đủ điều kiện để trở thành viên chức theo tiêu chuẩn được đưa ra bởi cơ quan, đồng thời cũng khẳng định điều đó. Thông qua lá đơn này, nhà tuyển dụng tại các đơn vị sự nghiệp sẽ dễ dàng nắm bắt được thông tin quan trọng về bạn và hơn hết, nội dung lá đơn còn giúp ứng viên bày tỏ rất rõ ràng mong
Khi viết đơn xin dự tuyển vào làm viên chức, bạn cần trình bày thông tin một cách đầy đủ dựa trên nguyên tắc của sự trung thực. Tuyệt đối không được nhờ bất cứ người nào khác viết hộ vì đó là hành vi thiếu trung thực, không đúng chuẩn mực tuyển dụng viên chức của các cơ quan, đơn vị.
Một yêu cầu khác vô cùng quan trọng cần chú ý tới đó là việc cần phải giữ gìn hình thức sạch sẽ, trình bày gọn gàng, ngay ngắn trong đơn. Nói không với việc sửa chữa, tẩy xóa, gạch xóa. Thường chỉ khi mắc lỗi chúng ta mới có hành vi tẩy xoá như vậy, thế nên để tránh trường hợp đó xảy ra, bạn hãy thật thận trọng trong đối với từng nội dung nhỏ nhất.
Khi đã nắm bắt rõ một vài yêu cầu nhất định thì việc điền nội dung cho đơn dự tuyển viên chức có thể tiến hành. Chị tiết cách viết nội dung cho mỗi phần sẽ được thông tin ngay sau đây.
Sao danh: cần viết rõ chức danh đang dự tuyển.
Khu vực xin dự tuyển: điền khu vực sẽ tổ chức việc thi tuyển.
Họ tên: hãy viết chính xác họ tên đầy đủ của bạn, bảo gồm cả tên đệm. Tốt nhất bạn hãy ghi theo giấy khai sinh, viết bằng chữ in hoa có dấu. Ví dụ: NGUYỄN THỊ HỒNG HẠNH
Phần giới tính: bạn ghi rõ giới tính là "nữ" hoặc "nam" theo đúng giới tính của mình.
Thông tin Ngày sinh: mặc dù chỉ mục chỉ viết có vậy nhưng bạn đừng chỉ viết duy nhất ngày sinh thôi nhé, phần này cần ghi đầy đủ cả ngày/tháng/năm sinh.
Phần Quê quán: theo như lý giải ở trên thì phần này sẽ ghi địa chỉ quê quán "bên nội, có nghĩa là địa chỉ của cha hay ông nội. Tuy nhiên, trong cuộc sống vẫn sẽ có nhiều trường hợp đặc biệt như trường hợp những người mồ côi từ nhỏ, người không biết cha mẹ ruột là ai hoặc chỉ sống cùng với mẹ, vậy thì tùy theo từng hoàn cảnh mà bạn ghi địa chỉ của người trực tiếp nuôi dưỡng mình. Chẳng hạn như bạn chỉ ở với mẹ ruột thì ghi địa chỉ quê quán của mẹ ruột, nếu ở cùng người nuôi dưỡng thì bạn điền địa chỉ của người nuôi dưỡng.
Hộ khẩu thường trú: Hãy ghi thật chi tiết nội dung mục này từ số nhà cho tới các đơn vị hành chính lớn hơn. Địa chỉ này cần khớp với địa chỉ được ghi trong sổ hộ khẩu của gia đình bạn.
Chỗ ở hiện nay: Cách viết tương tự như mục Hộ khẩu thường trú nhưng địa chỉ này sẽ là nơi ở hiện tại bạn đang ở.
Số điện thoại liên hệ: ghi đầy đủ số điện thoại bạn thường xuyên sử dụng và ghi cả mã vùng của thuê bao đang sử dụng.
Dân tộc: Viết dân tộc gốc của bạn. Tuy vậy nếu bạn là trường hợp con lai thì sẽ cần phải viết rõ cả dân tộc, quốc tịch của người cha, người mẹ nước ngoài của bạn.
Phần Trình độ, chuyên ngành đào tạo: ghi rõ ràng bạn đã tốt nghiệp từ trường nào, chuyên ngành được đào tạo tại trường đó là chuyên ngành gì, những chứng chỉ bạn đã được cấp như chứng chỉ tin học, chứng chỉ ngoại ngữ,...
Trong đơn xin ứng tuyển viên chức còn có mục Đối tượng ưu tiên. Nếu như bạn thuộc vào đối tượng ưu tiên thì ghi cụ thể tại mục này bạn thuộc đối tượng ưu tiên nào.
Viết lời khẳng định trước khi kết thúc đơn ứng tuyển. Nếu bạn sử dụng văn bản mẫu có sẵn thì chỉ cần điền vào đoạn nội dung đã được viết sẵn là đủ. Hoặc nếu soạn đơn bằng tay thì sẽ tham khảo các mẫu có sẵn để tự tay viết ra một đoạn văn ngắn gọn, đủ bày tỏ mong muốn dự tuyển của bạn.
Trong đoạn văn kết thúc của đơn ứng tuyển xin vào viên chức, bạn cần lưu ý một vài điểm sau đây:
Điểm thứ nhất, bạn cần căn cứ vào quy định được đưa ra ở Điều số 5 thuộc Nghị định 24 của Chính Phủ ban hành năm 2010.
Điểm thứ hai, bạn hãy ghi chính xác tên của đơn vị bạn đang ứng tuyển làm viên chức.
Điểm thứ ba, ghi đúng vị trí công việc muốn ứng tuyển
Điểm thứ tư, ghi đầy đủ những văn bản được gửi kèm theo đơn dự tuyển.
Với những lưu ý trên, bài viết đã cung cấp đến bạn đầy đủ bí quyết viết đơn xin dự tuyển viên chức hiệu quả, nhanh chóng thu hút sự chú ý của nhà tuyển dụng. Rất mong bài viết này sẽ trở thành nguồn tài liệu hữu ích cho mọi người.
Chia sẻ