close
cách
cách cách cách cách cách

Điện toán đám mây là gì? Hiểu toàn diện về Cloud Computing

image

CHIA SẺ BÀI VIẾT

Sự ứng dụng của công nghệ điện toán đám mây đang đem đến những thay đổi lớn ở bên trong kiến trúc của máy tính và tác động tới rất nhiều lĩnh vực, công cụ và các hoạt động của đời sống chẳng hạn như lưu trữ thông tin, phát triển phần mềm, ... Vậy rốt cuộc điện toán đám mây là gì mà có ảnh hưởng lớn tới đời sống như vậy? Khám phá sâu nội dung này ở chia sẻ bên dưới.

1. Điện toán đám mây là gì?

Viện Tiêu chuẩn & Công nghệ Mỹ - NIST đưa ra định nghĩa chính thức về khái niệm Điện toán đám mây. Theo đó, điện toán đám mây được viết với tên tên tiếng Anh là Cloud Computing. Nó là một mô hình chuyên cung cấp đến người đùng nguồn tài nguyên máy tính qua hệ thống mạng internet. Nguồn tài nguyên do điện toán đám mây cung cấp vô cùng đa dạng, chúng sẽ được nằm ở những “đám mây” cũng chính là các máy chủ ảo trên môi trường mạng.

Điện toán đám mây là gì
Điện toán đám mây là gì?

Khi sử dụng các tài nguyên đó, người dùng có thể truy cập không giới hạn về thời gian, địa điểm. Chỉ cần duy nhất một điều kiện đó chính là được kết nối với internet.

Khi đã hiểu cơ bản điện toán đám mây là gì, đa phần dân công nghệ hoặc những người yêu thích lĩnh vực này đều rất tò mò những thông tin còn ẩn phía sau nó. Hàng loạt câu hỏi đặt ra để thỏa mãn cho một lần khám phá điện toán đám mây là gì như tại sao nó lại ra đời, có những gì ở trong “thế giới đám mây ấy”, nó sẽ mang tới điều gì cho cuộc sống của chúng ta, ... Trả lời những câu hỏi này để tìm ra giá trị của điện toán đám mây mang tới ở những nội dung tiếp theo bên dưới.

2. Lịch sử hình thành điện toán đám mây diễn ra như thế nào?

Bất kể thứ gì cũng có sự khởi đầu. Với điện toán đám mây, sự khởi đầu của nền tảng công nghệ này bắt đầu ở mốc năm 2006, đánh dấu bởi sự kiện Amazon phát hành sản phẩm Elastic Computer Cloud. Tuy nhiên, những tham chiếu sớm hơn của cụm từ Cloud Computing đã nhen nhóm vào năm 1996 với việc xuất hiện lần đầu trong tài liệu do Compaq ban hành nội bộ.

Tìm hiểu về lịch sử hình thành diện toán đám mây
Tìm hiểu về lịch sử hình thành điện toán đám mây

Riềng từ “đám mây” đã được dùng sớm hơn, vào năm 1993 trong sự kiện ra mắt AT&T và General Magic của Apple. Hàm ý của thuật ngữ này chỉ tới những nền tảng dùng ở trong điện toán phân tán.

3. Những đặc điểm của Điện toán đám mây đáng chú ý

Nhắc tới Điện toán đám mây, giới chuyên môn sẽ hình dung ra ngay 5 đặc điểm của nó bởi 5 điểm này chính là đặc trưng căn bản và là nền tảng của điện toán đám mây. Nhờ đó, người ta càng dễ phân biệt nó với những máy chủ đời trước.

3.1. Tự phục vụ cho các nhu cầu

Dịch vụ điện toán đám mây đem tới tất cả những giá trị cần trong quá trình dùng tài nguyên số. Những yếu tố thiết thực nhất có thể kể tới như mạng máy tính, dịch vụ, lưu trữ, Server, ứng dụng, ... Lợi thế người dùng nhận được đó là tự do sử dụng mà không phải phụ thuộc các đơn vị cung cấp Hosting.

3.2. Dễ dàng truy cập không giới hạn không – thời gian

Nếu có tài khoản điện toán đám mây, bất cứ ai cũng có thể truy cập để làm việc với nó ở mọi nơi, mọi lúc. Điều này đã tối ưu hoàn toàn công đoạn vừa rườm rà vừa phụ thuộc đó là đăng nhập qua máy chủ công ty hay buộc phải đến văn phòng. Như thế, điện toán đám mây được hình dung như một chiếc chìa khóa vạn năng cho phép người dùng điều khiển công việc từ xa ở mọi nơi nhưng kết quả vẫn dẫn về doanh nghiệp.

Sử dụng điện toán đám mây, con người có thể xử lý công việc từ xa một cách hiệu quả. Điều kiện duy nhất đó chính là máy tính của bạn được kết nối internet.

3.3. Chứa đựng tài nguyên đa dạng

Khám phá về điện toán đám mây
Khám phá về điện toán đám mây

Mục đích của điện toán đám mây chính là đem tới cơ chế hoạt động tiện ích cho con người trong mọi mặt. Vì thế để đảm bảo phục vụ hiệu quả nhu cầu đó, mọi đơn vị cung cấp dịch vụ điện toán đám mây đều xây dựng những trung tâm dữ liệu vô cùng hiện đại về cơ sở hạ tầng.

3.4. Khả năng co giãn linh hoạt

Dịch vụ đám mây cho người dùng quyền lựa chọn. Tức là bạn có thể chủ động quyết định nâng cấp tài nguyên hoặc cắt giảm lượng theo nhu cầu trong từng thời điểm. Nói chung, điều đó đem tới sự phù hợp về nhu cầu sử dụng, tránh rườm rà hoặc lãng phí.

3.5. Đo lường dịch vụ

Điện toán đám mây luôn có hệ thống ghi lại lưu lượng sử dụng thực tế của khách và báo cáo lại rõ ràng cho khách hàng. Vì thế, khách hàng luôn nắm bắt được mình đang sử dụng nguồn tài nguyên với lượng như thế nào. Qua đó vừa tiện cho việc thanh toán lại rất cần thiết cho sự điều chỉnh quá trình sử dụng sao cho hợp lý, không lãng phí.

4. Phân loại điện toán đám mây

Việc phân loại sẽ giúp người dùng chọn sử dụng loại hình phù hợp theo nhu cầu. Trong đó có hai loại hình điện toán đám mây: Mô hình cung cấp, Phương pháp triển khai. Khám phá từng loại thật tỉ mỉ, sau đó chọn lấy một dịch vụ có thể đáp ứng tốt nhu cầu của mình.

4.1. Mô hình cung cấp dịch vụ điện toán đám mây

Ở loại hình này có 3 mô hình cung cấp được gọi tên là IaaS, PaaS, SaaS. Trong đó, từng loại lại có đặc điểm, vai trò riêng.

Điện toán đám mây phân loại theo loại hình dịch vụ
Điện toán đám mây phân loại theo loại hình dịch vụ

4.1.1. IaaS – một mô hình thuộc dịch vụ cung cấp của Cloud Computing

Mô hình này tập trung vào nhiệm vụ mang đến tính năng cơ bản nhất trong nhu cầu sử dụng cơ bản. Đó là mạng, là không gian sử dụng lưu trữ dữ liệu, sử dụng máy tính ảo, RAM, CPU, ...

Dịch vụ được sử dụng khi khách hàng đã có máy chủ ảo ở đám mây. Vì thế các vấn đề khác không cần phải để tâm. Chỉ cần sử dụng máy chủ ảo để phục vụ cho công việc là đủ. Phía đơn vị cung cấp sẽ ở sau khách hàng và chịu toàn bộ trách nhiệm đảm bảo cơ sở hạ tầng (RAM, CPU, ...) để người dùng trải nghiệm sự phục vụ tốt nhất.

4.1.2. PaaS – mô hình phổ biến thứ hai trong Điện toán đám mây

Mô hình mang đến lợi ích gì? Nó cho phép khách hàng của nhà cung cấp dịch vụ được chủ động chọn phần mềm theo đúng nhu cầu sử dụng. Đồng thời, không có bất cứ giới hạn nào trong quyền tác động lên những ứng dụng đã chọn. Có nghĩa là người dùng cũng được tự ý khai thác, sử dụng theo cách riêng của họ mà không phải bận tâm lo lắng những vấn đề liên quan như Ram, cập nhật phiên bản, CPU, ...

4.1.3. SaaS – Mô hình thứ ba của dịch vụ điện toán đám mây

Mô hình của điện toán đám mây
Mô hình của điện toán đám mây

Mô hình này đem đến tính năng đăng nhập để dùng chương trình phần mềm dễ dàng. Người dùng không phải có hiểu biết đến về cách cài đặt hay yếu tố kỹ thuật vẫn sẽ dùng được ứng dụng. Như thế chứng tỏ khả năng phục vụ của Điện toán đám mây dưới vai trò của SaaS rất triệt để.

4.2. Điện toán đám mây và những phương pháp triển khai phổ biến

Với cách phân loại này, điện toán đám mây bao gồm:

• "Đám mây" công cộng - Public Cloud

• Riêng tư - Private Cloud

• Kết hợp - Hybrid Cloud

• Cộng đồng - Community Cloud

Phân loại điện toán đám mây dựa vào Phương pháp triển khai
Phân loại điện toán đám mây dựa vào Phương pháp triển khai

Từng đám mây trên sẽ gánh vác nhiệm vụ riêng, giúp cho dịch vụ điện toán đám mây hoàn thành tốt vai trò của nó đúng với mục đích ra đời cũng như tạo được sự hài lòng cho mọi khách hàng.

* Public Cloud: là hạ tầng công cộng nên tất cả các khách hàng đều có thể dùng chung dịch vụ này. Loại đám mây này lựa sự lựa chọn phù hợp hơn cả cho các doanh nghiệp quy mô không lớn và sử dụng các nguồn dữ liệu không đòi hỏi sự bảo mật cao.

* Private Cloud: là dịch vụ cung cấp cho khách hàng nhu cầu dùng máy chủ ảo riêng, không chung với các đơn vị/cá nhân khác. Các dữ liệu sẽ tuyệt đối không chia sẻ với người ngoài. Mô hình này rất phù hợp với khách hàng là doanh nghiệp quy mô lớn vì nhu cầu dùng máy chủ của họ cao, việc đảm bảo tính bảo mật là điều thiết yếu.

* Hybrid Cloud: loại hình này là “lai” của hai loại trên. Nó giúp người dùng có thể cùng lúc chọn được dịch vụ ưu việt của cả hai theo nhu cầu riêng.

* Community Cloud: Dùng để đáp ứng cá nhân, doanh nghiệp muốn chia sẻ dữ liệu, cơ sở hạ tầng đến đơn vị/cá nhân khác để giúp các thông tin được truyền tải đi nhanh chóng.

* Hệ thống dữ liệu Cloud: các dữ liệu đã được lưu ở đám mây có thể chia sẻ đến nhiều người theo mục đích chia sẻ của chủ sở hữu.

Như vậy, có rất nhiều giá trị được điện toán đám mây cung cấp. Vì thế, là một nguồn lực của thời công nghệ số bạn nhất định phải nắm rõ điện toán đám mây là gì. Như thế, bạn có thể tận dụng nền tảng này để phục vụ cho rất nhiều mục đích của mình, hướng tới sự phát triển bản thân hay cộng đồng đều được.

Bạn biết hosting là gì?

Hosting là một thuật ngữ được dùng trong công nghệ. Nếu mới bắt đầu theo đuổi lĩnh vực này, rất khó để biết rõ bản chất hosting là gì trong khi sự nghiệp phát triển của bạn gắn liền với thuật ngữ này. Vì thế, bạn hãy dành ra một chút thời gian để đọc bài viết dưới đây, vieclam123.vn sẽ cung cấp những thông tin cơ bản nhất giúp bạn hiểu rõ hơn về hosting.

Hosting là gì

BÀI VIẾT LIÊN QUAN
cửa hàng nhượng quyền là gì
Cửa hàng nhượng quyền là gì và cách xây dựng cửa hàng nhượng quyền?
Bạn muốn mở rộng mô hình kinh doanh của mình bằng cửa hàng nhượng quyền? Bạn không biết cửa hàng nhượng quyền là gì? Bạn không biết xây dựng cửa hàng nhượng quyền như thế nào? Cùng vieclam123.vn tìm hiểu sau đây nhé!

Brand health là gì
Brand health là gì? Cách thức đo lường và cải thiện Brand health.
Brand health (sức khỏe thương hiệu) là một trong những yếu tố quan trọng nhất đánh giá sự phát triển của thương hiệu doanh nghiệp. Vậy Brand health là gì? Đo lường như thế nào?, chúng ta cùng vieclam123.vn tìm hiểu sau đây nhé!

quản lý là làm gì
Quản lý là làm gì? Vai trò quan trọng của quản lý trong tổ chức
Quản lý là làm gì? Quản lý là một bộ phận phận quan trọng trong bất kỳ tổ chức nào, với vai trò kiểm soát hoạt động và định hướng kế hoạch phát triển.

Ngành điện điện tử làm gì
Ngành điện điện tử làm gì? Lý do bạn nên học ngành điện điện tử?
Ngành điện điện tử làm gì? Ngành điện điện tử là ngành học vô cùng hữu ích và áp dụng thực tế rất nhiều. Chương trình học vô cùng bài bản và chuyên sâu.