Khi sử dụng máy tính, người dùng sẽ không thể tránh khỏi việc gặp một vài sự cố khiến quá trình thực hiện các thao tác trên máy bị gián đoạn. Bởi vậy, Loopback được ra đời, có thể xử lý và chẩn đoán sự cố, đồng thời trên máy cục bộ có thể kết nối với các máy chủ đang chạy. Vậy Loopback là gì? Địa chỉ Loopback là gì? Loopback có những lợi ích gì? Để hiểu thêm các thông tin về địa chỉ Loopback, hãy theo dõi bài viết bên dưới nhé!
MỤC LỤC
Trước khi tìm hiểu địa chỉ Loopback là gì, bạn cần phải hiểu được Loopback là gì.
Loopback là một tín hiệu có chức năng kiểm tra, chẩn đoán vấn đề sẽ được gửi tới một trang mạng và sau khi hệ thống nhận được tín hiệu, người khởi tạo sẽ nhận được kết quả mà hệ thống gửi về. Tại Loopback, các vòng lặp đều được phát hiện, mọi vấn đề đều được tìm thấy. Người dùng chỉ cần gửi bài kiểm tra Loopback thì có thể giải quyết và tìm thấy vấn đề dễ dàng trong mỗi phần của điện thoại cùng một lúc liên tiếp.
Địa chỉ Loopback còn có tên gọi khác là 127.0.0.1, đây chính là một địa chỉ IP đặc biệt, được nhiều người biết đến và sử dụng chức năng xác định một máy tính trên internet. Trong chức năng của Loopback, có tới hơn 16 triệu địa chỉ và một số chương trình khác cũng kết nối với máy tính đang chạy bằng địa chỉ này.
Vậy dãy số 127.0.0.1. có ý nghĩa ra sao?
- Số 127 nằm trong lớp mạng A là dãy số cuối cùng với các mặt nạ mạng con có giá trị là 255.0.0.0.
- 127.0.0.1 là địa chỉ trong mạng con được gán ngay phần đầu tiên và không thể dùng 127.0.0.
Chẳng hạn: Nếu bạn thiết lập trên máy tính A một sever thì bạn chỉ cần truy cập 127.0.0.1 trên máy tính A thì có thể kết nối với sever đó. Thế nhưng nếu bạn nhập vào 127.0.0.1 trên máy tính khác, giả dụ như máy tính B và sử dụng thì thay vì máy tính A, bạn sẽ kết nối với máy tính B. Để kết nối với máy tính B thì bạn cần địa chỉ IP mạng cục bộ của máy tính A hoặc internet.
Như vậy, địa chỉ Loopback hay 127.0.0.1 là địa chỉ nội bộ của máy tính chỉ dành cho mạng nằm bên trong máy tính là hệ thống mạng IPv4. Vì vậy, khi bạn cài một dịch vụ mạng giống như hệ thống máy chủ nằm trên máy tính thì con số 127.0.0.1 chính là địa chỉ nội bộ của chúng.
Khi đã hiểu được khái niệm địa chỉ Loopback là gì, chúng ta cùng tìm hiểu về ý nghĩa khác của Loopback. Loopback là cơ chế mà thông quá đó có các vòng lặp, một tín hiệu kết thúc hay thông điệp quay về nơi mà chúng bắt đầu, do đó bạn không nên nhầm lẫn với thiết bị Loopback ở trong mạng khi sử dụng một vài cách khác của Loopback ở hệ điều hành Ubuntu.
Bạn có thể gắn các hình hành trong đĩa Ubuntu bằng việc chạy một lệnh, không phải Loopback mà là một thiết bị lặp, lệnh cần chạy đó là “sudo mount - o loop image. iso /media/label”. Tuy nhiên, giao diện tệp Loopback được sử dụng thường xuyên và với thiết bị Loopback ở trong mạng sẽ không có điều gì để làm.
Các hệ thống âm thanh cùng với Pulseaudio cung cấp cơ chế “kết nối” gồm có đầu ra và đầu vào, giúp âm thanh có thể dội ngược vào tai nghe hay loa của người dùng. Module Loopback trong Pulseaudio sẽ giúp việc này được thực hiện thuận lợi nhất.
Bởi vậy, khi dùng thuật ngữ Loopback, không có vấn đề gì làm với các vòng lặp gắn kết và không liên quan tới Loopback ở trong mạng tương tự như Mount Loop.
Địa chỉ Loopback hay địa chỉ IP 127.0.0.1 có nhiều lợi ích khác nhau và chức năng thường thấy nhất chính là dùng Localhost để thiết lập máy chủ ảo cục bộ hoặc chơi game cùng bạn bè.
Bạn có thể chơi game cùng bạn bè của mình thông qua địa chỉ Loopback vì có một số game có thể tạo một server trên PC. Bạn chỉ cần kết nối với server host trên PC riêng của mình để chơi cùng những người khác.
Khi đó, bạn có thể sử dụng địa chỉ Loopback để chơi game. Chẳng hạn như gảm Minecraft, bạn chỉ cần kết nối thông qua trình duyệt Minecraft server và sử dụng phần mềm server trên máy tính của mình để tạo nên thế giới game thú vị trên PC.
Công dụng thiết thực khác của địa chỉ Loopback chính là sử dụng Localhost để thiết lập nên máy chủ ảo cục bộ. Sau khi bạn hoàn tất một server trên máy tính, địa chỉ Loopback trên máy tính của bạn bắt đầu hoạt động và nhận tin từ trình duyệt, lắng nghe các phản hồi từ trình duyệt, giúp bạn có thể tạo riêng cho mình một thế giới ảo.
Tại thế giới của riêng bạn, bạn có thể kết nối với máy tính của mình giống như khi kết nối với những máy tính khác trên mạng. Bạn có thể chạy thử một phần mềm thử nghiệm ngay tại mạng ảo của bạn để kiểm tra hoạt động của nó đã trơn tru hay chưa trước khi tiến hành tung ra hệ thống mạng thật. Trong môi trường ảo này, không có người nào có thể xâm nhập và biết được công việc, hoạt động hiện tại của bạn.
Địa chỉ Loopback mang tới rất nhiều lợi ích khác nhau nên được rất nhiều người sử dụng và yêu thích, đặc biệt là những người làm trong ngành công nghệ thông tin. Dưới đây là lợi ích của địa chỉ Loopback đem đến cho người dùng:
- Loopback giúp xác định một thiết bị có trong mạng tốt nhất vì Loopback không bao giờ thay đổi địa chỉ.
- Trong bảng định tuyến IP, giao diện của Loopback luôn truy cập và hoạt động chỉ cần có sẵn đường đến địa chỉ IP và người dùng có thể dùng địa chỉ Loopback để khắc phục hay chẩn đoán sự cố.
- Địa chỉ Loopback cũng được sử dụng trong các giao thức mạng OSPF để xác định đặc tính của giao thức cụ thể cho thiết bị hoặc mạng, đồng thời một số lệnh như Ping mpls để hoạt động chính xác hơn thường yêu cầu địa chỉ Loopback.
- Khi sử dụng địa chỉ Loopback cho việc lọc những gói tín đã được xác định từ trước hay nguồn gốc từ Routing Engine, bạn có thể sử dụng bộ lọc tường lửa “stateless firewall” cho địa chỉ này.
- Nhờ Junos OS tạo giao diện Loopback cho phiên bản nội bộ định tuyến, các bộ lọc làm gián đoán lưu lượng nội bộ trên lo0.0 sẽ được ngăn cản.
Trên đây là khái niệm địa chỉ Loopback là gì và một số thông tin khác về địa chỉ Loopback. Trong việc phát hiện, giải quyết sự cố, Loopback đóng vai trò đặc biệt quan trọng, đồng thời giúp máy tính của bạn được kết nối với cùng một máy chủ. Cũng chính vì những lợi ích của Loopback mà nó được sử dụng phổ biến. Đặc biệt, nếu bạn là người làm trong ngành công nghệ thông tin thì không nên bỏ qua sự lựa chọn này cho công việc của mình.
Header và Footer có nhiều lợi ích khác nhau cho văn bản, tải liệu của người dùng trên Word như tạo nên dấu ấn riêng biệt, đánh dấu bản quyền hay đơn giản chỉ là giúp tài liệu dễ đọc, dễ nhìn hơn. Vậy Header và Footer là gì? Làm thế nào để có thể tạo được Header và Footer trên Word đơn giản? Truy cập bài viết bên dưới để tìm hiểu thêm các thông tin về Header và Footer nhé!
MỤC LỤC
Chia sẻ