close
cách
cách cách cách cách cách

Developer là gì? Và Developer cần làm những công việc gì?

image

CHIA SẺ BÀI VIẾT

Developer là thuật ngữ quen thuộc trong ngành máy tính, công nghệ thông tin, chỉ những người tạo nên một phần mềm hoặc ứng dụng nào đó. Cùng tìm hiểu Developer là gì, công việc của Developer cũng như một vài vị trí khác trong ngành công nghệ thông tin qua bài viết dưới đây của Vieclam123.vn nhé.

1. Tìm hiểu về Developer - phân loại và chức danh

Đầu tiên chúng ta hãy cùng nhau tìm hiểu xem Developer là gì, họ là ai, có bao nhiêu loại Developer nhé.

1.1. Developer là gì?

Developer hay còn gọi là lập trình viên, là người sử dụng các ngôn ngữ lập trình để thực hiện việc viết ra các chương trình máy tính để tạo ra các phần mềm hoặc ứng dụng nhất định trên các thiết bị công nghệ. Developer biết cách sử dụng những loại ngôn ngữ lập trình khác nhau để thiết kế, xây dựng, và bảo trì các chương trình máy tính khác nhau. 

Riêng với nghề Developer cũng phân chia thành các cấp bậc khác nhau dựa trên năng lực, công việc cụ thể và thu nhập hàng tháng của họ. Cụ thể 5 cấp bậc trong ngành Developer từ cao xuống thấp như sau:

1. Senior Leader

2. Mid-Level Manager

3. Leader Developer

4. Senior Developer

5. Junior Developer

Nhìn chung, công việc lập trình viên là một ngành nghề hấp dẫn và có nhu cầu tuyển dụng cao ở Việt Nam. Nước ta đang trên đà phát triển nên luôn chú trọng đầu tư để nâng cao chất lượng công nghệ. Vì vậy, những Lập trình viên là vị trí không thể thiếu để tạo ra những phần mềm, ứng dụng hiện đại phục vụ nhu cầu cuộc sống ngày càng cao của con người. 

Developer là gì

Vậy Developer có thể làm việc ở đâu?

  • Các công ty chuyên về gia công thành phẩm

  • Các công ty Start-up (khởi nghiệp)

  • Các công ty đa quốc gia

  • Các công ty, tổ chức nhà nước

Mức lương cơ bản cho sinh viên ngành công nghệ mới ra trường dao động trong mức từ 10-15 triệu. Những lập trình viên đã có 5 năm kinh nghiệm trở lên thì mức lương có thể lên đến 40-50 triệu/tháng. Chưa kể nếu thực sự giỏi, lập trình viên có thể tìm kiếm cho mình công việc ở nước ngoài, những quốc gia đa công nghệ. Như vậy thì cơ hội thăng tiến trong nghề cũng như thu nhập là vô cùng lớn.

Lập trình viên cũng không phải công việc dễ mà ai cũng có thể làm. Nếu học tập không đến nơi đến chốn thì sau khi tốt nghiệp ngành công nghệ thông tin, bạn chỉ có thể làm một Coder “quèn”. Cần dành rất nhiều thời gian để trau dồi kiến thức cho mình mới có thể trở thành một Developer chuyên nghiệp. 

Sự sáng tạo, niềm đam mê, nhạy bén, chăm chỉ chính là chìa khóa thành công đầu tiên mà mỗi Developer cần có được. 

1.2. Phân loại, chức danh của Developer 

Một số thuật ngữ trong ngành liên quan đến Developer thường xuyên xuất hiện như Front-end Developer, Backend Developer,...chắc hẳn còn khá xa lạ với những người mới tìm hiều về lĩnh vực công nghệ. Tùy từng hoàn cảnh, môi trường làm việc cụ thể mà Developer có tên gọi và công việc cụ thể khác nhau.

1. Front-end Developer: là lập trình viên chuyên lập trình về giao diện, thẩm mỹ, bố cục web và ứng dụng điện thoại, máy tính,...

2. Backend Developer: là lập trình viên chịu trách nhiệm thiết kế lõi chức năng, hiệu năng của một ứng dụng, phần mềm

Developer là gì

3. Full-Stack Developer: là người đảm nhận công việc của cả Frontend Developer và backend Developer, chịu trách nhiệm cho cả việc thiết kế giao diện và chức năng của một ứng dụng, phần mềm

4. Web Developer: Lập trình viên tạo ra các website và vận hành website hoạt động trơn chu với các thao tác, tính năng cụ thể.

5. Desktop Developer: lập trình viên chuyên chạy các ứng dụng phần mềm trên hệ điều hành máy tính để bàn như Mac OS, Windows, Linux.

6. Mobile Developer: Lập trình viên chuyên viết code cho các ứng dụng chạy trên các thiết bị di động như smartphone và máy tính bảng.

7. Graphics Developer: những lập trình viên chuyên về dựng hình, chiếu sáng, che bóng, đánh bóng, tiêu huỷ và quản lý cảnh (trong nghệ thuật).

8. Game Developer: là những lập trình viên chuyên về game, phát triển các tính năng trong game, các ứng dụng game trên các thiết bị điện thoại, máy tính. 

9. Data Scientist: Các lập trình viên chuyên về các phần mềm phân tích dữ liệu, phân tích thống kê.

10. Big Data Developer: Lập trình viên chuyên về các phần mềm lưu trữ và truy xuất số lượng lớn dữ liệu trong các hệ thống.

11. DevOps Developer: Các lập trình viên chuyên về hệ thống để xây dựng, triển khai, tích hợp và quản lý phần mềm và hệ thống phân phối.

12. CRM Developer: là những lập trình viên chuyên về các lĩnh vực thu thập dữ liệu người dùng.

13. SDET: Các SDET hay còn gọi là các kỹ sư phát triển phần mềm cho test (kiểm tra) , là người chuyên viết phần mềm để xác nhận chất lượng của hệ thống phần mềm

14. Embedded Developer: Các nhân viên lập trình nhúng này sẽ thường xuyên làm việc với các phần cứng của thiết bị công nghệ.

15. WordPress Developer: Lập trình viên chuyên tạo và tùy chỉnh các themes, plugin cho WordPress và quản lý các trang web WordPress

16. Security Developer: lập trình viên tạo ra các hệ thống, phương pháp và thủ tục để kiểm tra tính bảo mật của một hệ thống phần mềm và sửa các lỗi bảo mật.

17. PHP Developer: lập trình viên chuyên viết code để tạo ứng dụng cho website

18. Java Developer: lập trình viên phát triển, quản lí hệ thống dựa trên ngôn ngữ lập trình Java

2. Công việc của Developer là gì?

Developer là gì

Developer trong ngành công nghệ thông tin sẽ đảm nhận những trách nhiệm công việc như sau:

Thứ nhất, Developer là người tạo dựng, thiết kế ứng dụng, phần mềm mới trong công ty, doanh nghiệp. Sau khi bộ phận phát triển sản phẩm chốt các tính năng của ứng dụng, bộ phận Developer sẽ thực hiện code để tạo ra các tính năng đó.

Thứ hai, Developer cần liên tục theo dõi hoạt động của phần mềm, ứng dụng, đảm bảo không xảy ra lỗi. Nếu các tính năng có trục trặc thì Developer sẽ thực hiện nâng cấp và sửa chữa, đồng thời xây dựng các chức năng xử lí khách tốt hơn.

Cuối cùng, Developer cần hoạt động theo nhóm để có thể nghiên cứu và phát triển các công nghệ mới.

Nếu bạn yêu thích công việc code hay chỉ đơn giản là muốn có một nguồn thu nhập cao thì đừng chần chờ gì mà không vào ngay Vieclam123 tìm việc và tạo CV developers luôn nhé.

3. Kỹ năng cần thiết của Developer là gì?

Vị trí Developer là một vị trí được nhiều bạn theo học ngành công nghệ thông tin mơ ước. Không chỉ là một Coder nhỏ nhoi, hay Programmer có trách nhiệm hữu hạn trong công việc, Developer có thể đảm nhận nhiều công việc khác nhau, làm việc một cách độc lập để tạo ra các phần mềm, ứng dụng.

Để trở thành một Developer trong ngành, giỏi chuyên môn thôi chưa đủ. Một Developer chuyên nghiệp cần rèn rũa cho mình những kỹ năng, phẩm chất sau:

Thứ nhất, Developer cần là người cẩn thận, tỉ mỉ, có trách nhiệm cao trong công việc. Bởi chỉ cần làm sai một thao tác, viết sai một lỗi code là có thể ảnh hưởng đến chất lượng của cả một phần mềm, ứng dụng, thậm chí là cả hệ thống.

Thứ hai, Developer cần có khả năng làm việc theo nhóm cũng như làm việc độc lập một cách hiệu quả. Bản thân Developer có năng lực để tự chịu trách nhiệm cho việc thiết kế, theo dõi, chỉnh sửa một phần mềm, ứng dụng, chức năng cụ thể. Tuy nhiên, khi cần thiết kế ra những sản phẩm mới, tính năng mới thì Developer cần tham gia thảo luận nhóm để đưa ra phương án tốt nhất.

Trong thời buổi công nghệ ngày càng phát triển như hiện nay, chỉ cần “dừng lại” một giây là chúng ta đã trở lên “chậm” hơn thời đại. Dân công nghệ thông tin lại càng cần phải hiểu rõ điều này, vì vậy cần không ngừng tự mày mò, tìm tòi, học hỏi thêm những ngôn ngữ lập trình mới, những cách viết code khác nhau để tạo nên tính năng mới,...

4. Một vài vị trí khác trong ngành Công nghệ thông tin

Coder, Programmer, Developer, Software Engineer là những thuật ngữ quen thuộc chỉ những người làm việc trong lĩnh vực công nghệ thông tin được sắp xếp theo thứ tự từ thấp lên cao phân chia theo năng lực chuyên môn trong ngành. Trách nhiệm công việc của những vị trí này hoàn toàn khác nhau tuy nhiên không phải ai cũng có thể phân biệt rõ kể cả những người làm việc trong ngành. Vậy những vị trí công việc này, chúng khác nhau như thế nào? Cùng phân biệt qua một số đặc điểm dưới đây nhé. 

Developer là gì

Coder

Coder là người đảm nhận việc viết Code trong lập trình phần mềm, ứng dụng trên điện thoại, máy tính....đảm bảo các phần mềm có thể hoạt động và người dùng có thể thao tác các tính năng một cách nhanh chóng, chuẩn xác. Công việc của Coder trong ngành công nghệ thông tin chỉ dừng lại ở mức cơ bản, vỡ lòng, thực hiện công việc ở từng giai đoạn cụ thể chứ không có năng lực để đảm nhận toàn bộ trách nhiệm. 

Programmer

Programmer là người được đánh giá cao hơn Coder, đảm nhận trách nhiệm tạo ra các chương trình phần mềm máy tính từ các ngôn ngữ lập trình cơ bản như Java, python, lisp,..

Programmer thậm chí học còn viết được hướng dẫn cho nhiều hệ thống phần mềm khác nhau. Tuy nhiên, trách nhiệm của Programmer chỉ dừng lại ở việc triển khai hệ thống, tập trung vào chi tiết. Còn việc thiết kế, xây dựng cấu trúc dữ liệu trong phần mềm sẽ thuộc trách nhiệm của Developer.

Developer

Developer là người phát triển phần mềm. So với năng lực của Coder và Programmer thì Developer có năng lực vượt trội hơn hẳn. Họ không những có thể làm được công việc mà Coder và Progammer mà còn có thể tự viết ra một phần mềm máy tính hoàn chỉnh. Developer được xem như chìa khóa cho sự phát triển của ứng dụng, phần mềm của một công ty, doanh nghiệp nào đó. Vì vậy mà Developer được đánh giá cao và được các doanh nghiệp săn đón hơn hai vị trí còn lại.

Software Engineer

Software Engineer là người am hiểu về lý thuyết và kỹ thuật khoa học máy tính để phát triển một phần mềm độc lập mới. Họ là người được xem là có hiểu biết chuyên môn cao nhất so với những vị trí kể trên Coder, Progammer, Developer. Software Engineer chịu trách nhiệm từ khâu thiết kế, lập trình, tạo ra phần mềm, chạy thử đến việc bảo trì, thậm chí là thực hiện đánh giá chất lượng phần mềm. 

=> Nếu xếp các vị trí nêu trên theo cấp bậc thì có thể hiểu rằng Coder nằm ở bậc thang thấp nhất, là người mới vào nghề hoặc có trình độ chuyên môn thấp, sau đó là Programmer có trình độ chuyên môn cao hơn, Developer thì được xem là giỏi hơn một bậc và cuối cùng cao nhất là Software Engineer (kỹ sư phần mềm) là người có thể đảm nhận nhiều trọng trách khác nhau và xử lý những công việc khó nhất mà dân công nghệ thông tin có thể đảm nhận. 

Như vậy, trên đây là giới thiệu của Vieclam123 về “Developer là gì”. Đây là vị trí tương đối “hot” và là mục tiêu theo đuổi của những sinh viên ngành công nghệ mới ra trường. Hy vọng bài viết đã mang đến cho các bạn những thông tin hữu ích. Chúc các bạn thành công!

BÀI VIẾT LIÊN QUAN
đối phó nỗi sợ hãi trong quá trình phỏng vấn
Tìm hiểu lý do và cách đối phó nỗi sợ hãi trong quá trình phỏng vấn
Chúng ta cần phải làm gì để đối phó nỗi sợ hãi trong quá trình phỏng vấn? Nỗi sợ hãi sẽ gây ra những điều gì và nguyên nhân của nỗi sợ hãi đó là gì? Hãy cùng tìm hiểu chi tiết với vieclam123.vn qua bài viết dưới đây.

Kế toán bán hàng xin việc
Cách thức chuẩn bị giúp ứng viên Kế toán bán hàng xin việc hiệu quả
Nhu cầu của công việc Kế toán bán hàng hiện nay như thế nào? Kế toán bán hàng xin việc cần những tố chất gì? Khi xin việc, Kế toán bán hàng cần chuẩn bị những gì? Hãy cùng bài viết sau đây của vieclam123.vn khám phá.

câu hỏi phỏng vấn Nhân viên kinh doanh vé máy bay
Khám phá trọn bộ câu hỏi phỏng vấn Nhân viên kinh doanh vé máy bay
Làm cách nào để chuẩn bị các câu hỏi phỏng vấn Nhân viên kinh doanh vé máy bay để trả lời một cách hiệu quả? Đặt câu hỏi thông minh trong buổi phỏng vấn đối với vị trí Nhân viên Kinh doanh vé máy bay như thế nào? Hãy cùng vieclam123.vn tìm hiểu.

câu hỏi phỏng vấn Nhân viên kinh doanh tour
Trọn bộ câu hỏi phỏng vấn Nhân viên kinh doanh tour và cách trả lời
Tìm hiểu về những câu hỏi phỏng vấn Nhân viên kinh doanh tour thường gặp nhất và cách trả lời những câu hỏi này theo hướng đi có thể gây ấn tượng với Nhà tuyển dụng thông qua bài viết dưới đây của vieclam123.vn.