Là một nước có tình trạng dân số già hoá, Nhật Bản luôn khát nguồn nhân lực trong ngành hộ lý. Với chế độ ưu đãi, lương thưởng hấp dẫn thì đây được coi là cơ hội để cho các bạn trẻ tham gia “khởi nghiệp”. Nếu bạn quan tâm tới công việc hộ lý tại Nhật Bản nhưng lại chưa biết rõ về việc làm này, vậy thì đừng bỏ qua bài viết với những chia sẻ hữu ích sau đây.
MỤC LỤC
Về cơ bản, công việc hộ lý tại Nhật Bản cũng không có nhiều khác biệt so với hộ lý làm việc tại Việt Nam. Nhiệm vụ chủ yếu của họ vẫn là chăm sóc người bệnh và hỗ trợ cho bác sĩ để hoàn thành nhiệm vụ một cách nhanh chóng.
Hiện nay, nhu cầu tuyển dụng hộ lý tại Nhật có đà tăng mạnh, cộng thêm những chế độ hay quyền lợi tại Việt Nam chưa thực sự hấp dẫn nên nhiều bạn trẻ muốn đến vùng đất mới để mong khởi nghiệp thành công.
Mặc dù bạn là người có kỹ năng chăm sóc người bệnh, am hiểu nghiệp vụ thế nhưng việc được chấp nhận sang Nhật làm hộ lý cũng không phải điều dễ dàng. Ứng viên cần trải qua 7749 ải mà nhà tuyển dụng đưa ra trong đó có khâu tìm hiểu sự hiểu biết về công việc của bạn.
Nếu phát hiện bạn là người chưa hiểu rõ về công việc này, chắc chắn đơn vị tuyển dụng sẽ không trao bất kỳ cơ hội nào cho bạn. Vậy nên kiến thức về bản mô tả công việc hộ lý Nhật Bản là cực kỳ quan trọng và cần thiết. Nếu chưa nắm rõ và muốn gia tăng cơ hội, đừng bỏ qua phần mô tả bên dưới này nhé.
Không giống như Việt Nam, Nhật Bản đang phải đối mặt với tình trạng xã hội cực kỳ nan giải đó là dân số già hoà từng ngày. Một cuộc khảo sát của Chính Phủ Nhật Bản cho kết quả hơn 1/4 số hộ gia đình toàn là người già, độ tuổi từ 65 trở lên. Và tất nhiên tình trạng này sẽ còn gia tăng trong thời gian ngắn cho nên rất đáng báo động.
Bởi toàn là người cao tuổi cho nên người dân xứ sở Mặt Trời mọc đang phải đối diện với nguy cơ tự chăm sóc bản thân và những người già trong gia đình. Người cao tuổi tự chăm sóc bản thân đã khó nay còn phải chăm sóc cha mẹ, anh chị em trong nhà càng khó khăn hơn.
Nhóm người này thực sự cần sự giúp đỡ của những người khác, đó là những người trẻ tuổi có đủ kiến thức và kỹ năng để đảm bảo cuộc sống ổn định cho họ.
Ở Nhật Bản người ta thường gọi những người đó là Kaigo nhưng Việt Nam thì lại gọi là hộ lý. Vậy những người hộ lý khi tham gia vào gia đình này sẽ phải làm những công việc gì?
Nói đến đây, bạn đừng nhầm lẫn hộ lý là người giúp việc nhé, những người làm công tác chăm lo đời sống tinh thần, chăm sóc sức khỏe cho người bệnh thì chỉ chuyên làm nhiệm vụ này theo chuyên ngành của họ. Cụ thể, hàng ngày họ sẽ theo dõi sức khỏe cho những người cao tuổi trong nhà, khi gặp vấn đề gì liên quan tới sức khoẻ trong tình trạng nhẹ thì người hộ lý sẽ trực tiếp xử lý.
Với những người già neo đơn, ốm yếu hay mắc bệnh thì người hộ lý sẽ thực hiện công tác tư tưởng, nói chuyện hay tương tác để họ giải toả đi những áp lực hiện tại.
Nhìn chung, công việc của hộ lý tại Nhật Bản không cố định, tuỳ vào từng hoàn cảnh, tuỳ vào từng đơn hàng khác nhau mà nhiệm vụ của họ có thể thay đổi.
Ở Nhật Bản, có 5 trường hợp gọi là 5 tình trạng cần chăm sóc phổ biến, theo đó ứng với mỗi 1 tình trạng này thì công việc của hộ lý sẽ có sự khác biệt. Hãy tìm hiểu rõ hơn về chúng với phần thông tin bên dưới nhé.
- Tình trạng cần chăm sóc 1:
Bệnh nhân có thể tự ăn uống hay vệ sinh cá nhân nhưng sẽ có nhiều thời điểm cần người hỗ trợ như đi tắm hay đi di chuyển vào nhà vệ sinh,...
Thường thì những người này có chiều hướng bị tâm thần hay mắc các bệnh về hành vi hoặc suy giảm chức năng nhận thức.
- Tình trạng cần chăm sóc 2:
Đây là tình trạng nặng hơn so với tình trạng 1, rất cần tới sự hỗ trợ của hộ lý ở trên và thêm hoạt động nâng đỡ khi đứng dậy và đi bộ nhẹ nhàng.
- Tình trạng chăm sóc 3:
Ở tình trạng này, bệnh nhân không thể tự mình làm mọi thứ ngay cả những việc đơn giản nhất. Bên cạnh đó họ cũng có vài biểu hiện tâm thần không ổn định và suy giảm chức năng nhận thức ở mức rõ rệt.
- Tình trạng chăm sóc 4:
Ở tình trạng này rất cần tới hộ lý như ở mức độ 3 nhưng thêm việc phải nâng đỡ bệnh nhân không thể tự đứng dạy và có vấn đề về hành vi của mình.
- Tình trạng cần chăm sóc 5:
Đây là mức độ nặng hơn của người bệnh, hộ lý dường như phải thay bệnh nhân làm mọi việc từ ăn uống, đi vệ sinh, mặc quần áo bởi bệnh nhân có thể bị liệt nằm 1 chỗ. Thậm chí họ còn gặp khó khăn trong vấn đề giao tiếp và có chiều hướng suy giảm chức năng nhận thức.
Để trở thành hộ lý tại Nhật chuyên nghiệp, ứng viên cần trau dồi các kiến thức nghiệp vụ liên quan tới chăm sóc người già, người mắc bệnh về thần kinh.
Bên cạnh đó, ứng viên có ý định làm hộ lý tại Nhật Bản cần phải có kinh nghiệm thực tế, đặc biệt là khoản chăm sóc người già tàn tật hoặc mắc phải bệnh suy giảm nhận thức,...
Các kỹ năng như thấu hiểu bệnh nhân, hiểu biết sâu rộng về các vấn đề xã hội, giao tiếp, chăm sóc người bệnh cũng rất quan trọng và cần thiết cho hộ lý.
So với Việt Nam, trở thành hộ lý làm việc tại Nhật Bản giúp ứng viên sở hữu tiền lương cao hơn nhiều. Cụ thể, những ứng viên đỗ các đơn hàng hộ lý sang Nhật Bản được trả mức lương cơ bản theo tiền Nhật khoảng 147,100 JPY, con số này tương đương với 31,626,500 đồng.
Ngoài ra, còn có thêm các khoản như trợ cấp điều chỉnh (14,710 JPY), chế độ phụ cấp cải thiện điều kiện lao động (20,000 JPY), làm đêm và phụ cấp làm thêm giờ khoảng 4 lần/tháng (16,000 JPY). Tổng cộng thu nhập dành cho hộ lý tại Nhật Bản có thể lên đến 197,810 JPY tương đương với 42,529,150 đồng tiền Việt.
Ngoài thu nhập nêu trên, các ứng viên làm hộ lý tại Nhật còn có cơ hội mở rộng vốn kiến thức về văn hoá hay con người nơi đây. Tuy sống có nguyên tắc nhưng họ là những con người cởi mở và có tính hoà đồng, vậy nên nếu làm việc ở đây bạn sẽ học hỏi được rất nhiều từ tính cách của họ để phát triển bản thân.
Thông qua bài viết vừa rồi, mong rằng bạn đã hiểu rõ công việc hộ lý Nhật Bản đồng thời nắm rõ những chế độ hấp dẫn khi thực hiện công việc này. Chúc những người đam mê và yêu thích ngành nghề này sẽ sớm tìm được địa điểm lý tưởng để kiếm thật nhiều tiền và hoàn thiện bản thân.
Bạn có biết điều dưỡng là gì và những công việc cụ thể của điều dưỡng như thế nào? Nắm rõ những thông tin trong bài viết dưới đây để hiểu hơn về việc làm được nhiều người yêu thích này nhé.
MỤC LỤC
Chia sẻ