close
cách
cách cách cách cách cách

Coach là gì? Yếu tố nào giúp bạn trở thành một coach chuyên nghiệp?

image

CHIA SẺ BÀI VIẾT

Coach là gì? Là thuật ngữ rất phổ biến trong lĩnh vực thể thao, coach được dùng để chỉ những người đóng vai trò dẫn dắt về chuyên môn cho các đối tượng cụ thể để đạt được kết quả hay thành tích nào đó. Vậy chính xác nhất thì coach được hiểu như thế nào và làm sao để trở thành một coach chuyên nghiệp? Hãy cùng tìm hiểu chi tiết về vị trí coach qua bài viết sau đây để có thêm thông tin định hướng nghề nghiệp cho mình nhé!

1. Những thông tin cơ bản giúp bạn hiểu rõ hơn về coach

1.1. Hiểu đúng coach là gì?

Coach là một thuật ngữ không mới và có phần khá phổ biến trong đời sống hiện nay. Đây là một danh từ trong tiếng Anh chỉ vị trí người huấn luyện và hỗ trợ một hay nhiều người khác trong một lĩnh vực chuyên môn nào đó để đạt được những mục tiêu cụ thể thông qua sự hướng dẫn và đào tạo.

Coach là gì
Coach là gì

Một cách chính xác nhất thì coach là huấn luyện viên, là người sở hữu kiến thức chuyên môn vững vàng và có kinh nghiệm trong lĩnh vực đó. Nhiệm vụ của coach chính là việc hướng dẫn và đưa ra các lời khuyên cho người được huấn luyện (hay người học) để giúp người đó đạt được thành tích hoặc mục tiêu nghề nghiệp cụ thể. Đây chính là điểm khác biệt giữa coach và mentor khi mentor chỉ hướng tới sự phát triển chung và mang tính tổng quát. 

Coach có sự đồng hành và gắn bó với người học trên cả hành trình và chặng đường để đạt được mục tiêu đề ra. Do đó mà coach sẽ là người định hướng, lắng nghe những vấn đề và đưa ra những lời động viên, cách giải quyết phù hợp nhất. Một cách tổng quát thì coach là người có sự hội tụ về chuyên môn và kỹ năng trong việc hỗ trợ học viên vượt qua được khó khăn, thách thức trong hành trình thực hiện các mục tiêu đề ra.

Về xuất xứ thì coach được ghi nhận là xuất hiện và được sử dụng lần đầu tiên tại trường đại học Oxford vào những năm 1830. Khi đó, coach chỉ việc hướng dẫn, hỗ trợ sinh viên trong quá trình học tập để giúp sinh viên phát triển hơn nữa khả năng của mình. Đến năm 1861 thì coach đã xuất hiện và được sử dụng trong lĩnh vực thể thao.

Coach là huấn luyện viên
Coach là huấn luyện viên

Thực tế hiện nay thì coach đang là một xu hướng nghề nghiệp được nhiều người hướng tới khi bất cứ lĩnh vực nào cũng cần có những coach chuyên nghiệp nhất để bồi dưỡng các nhân tố tiềm năng, phục vụ cho các mục tiêu riêng biệt của cá nhân hay tổ chức. 

1.2. Coach xuất hiện trong những lĩnh vực nào và các vị trí cụ thể

Bất cứ lĩnh vực nào hiện nay cũng có thể có sự xuất hiện vai trò của coach. Từ giáo dục, thể thao. nghệ thuật, kinh doanh hay chăm sóc sức khỏe,... coach đều tồn tại và có những ý nghĩa, vai trò nhất định. Một số loại huấn luyện viên mà bạn có thể gặp như:

1.2.1. Personal coach (life coaching)

Huấn luyện viên cá nhân hay huấn luyện cuộc sống là người giúp đỡ một cá nhân nào đó trong việc xác định mục tiêu của cá nhân và cách thức để đạt được những điều đó. Dựa trên quá trình đào tạo, hướng dẫn và phát triển các kỹ năng của cá nhân đó để giúp người học trở nên bản lĩnh và tự tin hơn, cân bằng được công việc - cuộc sống, tăng khả năng thích nghi với những sự thay đổi ảnh hưởng tới tâm lý và cảm xúc, những yếu tố nằm ngoài phạm vi công việc.

Coach xuất hiện trong lĩnh vực nào
Coach xuất hiện trong lĩnh vực nào

1.2.2. Career coaching

Huấn luyện viên nghề nghiệp là người tập trung vào việc đào tạo, phát triển cá nhân để họ có sự thăng tiến hơn nữa trong công việc, sự nghiệp của mình. Career coaching không giới hạn ở vị trí nhất định, bất kể bạn làm việc ở lĩnh vực nào, vị trí ra sao thì đều cần có sự training, hướng dẫn đến từ coach để đạt được các mục tiêu trong công việc của bản thân.

1.2.3. Sport coaching

Huấn luyện viên thể thao có lẽ đã quá quen thuộc với chúng ta. Đây được xem là người đóng vai trò quan trọng tới sự phát triển và thành công của các vận động viên ở các môn thể thao khác nhau. Các huấn luyện viên thể thao sẽ là người hướng dẫn, giám sát quá trình luyện tập của từng cá nhân cho tới toàn đội, đưa ra các lời khuyên và chỉ đạo về mặt chiến thuật để vận động viên đạt được kết quả thi đấu tốt nhất.

Ngoài những coach nêu trên thì còn có rất nhiều loại coach khác hiện nay như leadership coaching (huấn luyện về kỹ năng lãnh đạo), spirit coaching (huấn luyện viên tinh thần), public speaking coach (huấn luyện kỹ năng nói trước đám đông ),... Mỗi một huấn luyện viên ở một lĩnh vực khác nhau sẽ có những vai trò, nhiệm vụ khác nhau. Tuy nhiên, điểm chung của họ đều là người có chuyên môn tốt ở lĩnh vực của mình, biết cách truyền cảm hứng và có sự ảnh hưởng tới sự thành công của người học hay đối tượng được huấn luyện.

Huấn luyện viên thể thao
Huấn luyện viên thể thao

2. Nhiệm vụ và những công việc cần thực hiện của coach là gì?

Nếu như đã tìm hiểu được coach là gì thì nhiệm vụ và công việc của coach sẽ là thông tin mà bạn cần nắm bắt để cho mình. Điều này sẽ giúp bạn làm rõ được vị trí công việc này để định hướng cho bản thân trong tương lai.

2.1. Coach có nhiệm vụ như thế nào?

Các huấn luyện viên là những người có sức ảnh hưởng nhất định tới kết quả và sự thành công trong quá trình phấn đấu của người học. Vậy, nhiệm vụ của coach với đối tượng được huấn luyện là gì?

- Giúp người học định hướng chính xác về mục tiêu cần hướng tới cũng như đạt được.

- Tạo động lực cho người học và giúp họ tự tin, cởi mở hơn để phát triển bản thân.

- Xây dựng lộ trình, kế hoạch đào tạo, rèn luyện.

- Đưa ra các đánh giá trung thực, thẳng thắn về khả năng của học viên qua từng giai đoạn huấn luyện.

- Đồng hành cùng với người học trong suốt quá trình để hoàn thành được các mục tiêu đã đề ra.

Nhiệm vụ của coach
Nhiệm vụ của coach

2.2. Công việc cụ thể của coach là gì?

Với những nhiệm vụ như trên thì coach cần thực hiện các công việc gì? Dưới đây sẽ là chi tiết các công việc mà một huấn luyện viên cần thực hiện.

2.2.1. Tư vấn

Tư vấn là một công việc không thể thiếu với các huấn luyện viên. Những người học, người được huấn luyện thường không tự nhận thức được vấn đề của chính mình và họ không biết cách giải quyết, khắc phục vấn đề đó ra sao. vì thế mà các huấn luyện viên cần đưa ra những lời tư vấn để học viên có thể hiểu rõ được bản chất vấn đề và biết mình cần phải làm gì.

2.2.2. Kèm cặp

Là một người có chuyên môn cao trong lĩnh vực theo đuổi, các huấn luyện viên cần kèm cặp học viên của mình để giúp đỡ họ phát triển hơn về kiến thức, kỹ năng, góp phần thúc đẩy vào quá trình thực hiện mục tiêu đã đề ra.

2.2.3. Đào tạo

Việc đào tạo với các huấn luyện viên là công việc mang tính bắt buộc. Họ sẽ cần phải tìm cách, đưa ra các bài học, phương pháp phù hợp để bồi dưỡng học viên. Giúp họ trở nên bản lĩnh hơn, tự tin hơn và có khả năng hơn trong quá trình giải quyết vấn đề.

Công việc của coach
Công việc của coach

2.2.4. Trị liệu

Nghe có vẻ không liên quan nhưng trị liệu cũng là một phần công việc của huấn luyện viên hay các coach. Họ sẽ là người củng cố về mặt tinh thần, tâm lý cho người học, giúp họ có được một trạng thái tinh thần tốt nhất để tiếp tục hành trình rèn luyện, phấn đấu và thực hiện mục tiêu.

3. Làm gì để trở thành một coach chuyên nghiệp?

Trở thành một huấn luyện viên chuyên nghiệp có lẽ là định hướng của rất nhiều người. Nhưng làm cách nào để bạn có thể thực hiện được mục tiêu đó?

3.1. Kỹ năng cần có của một coach giỏi

Một huấn luyện viên giỏi sẽ cần có cho mình những kỹ năng sau đây:

- Kỹ năng lắng nghe: Kỹ năng lắng nghe đóng vai trò rất quan trọng với một huấn luyện viên. Bởi nhờ kỹ năng này, bạn có thể thấu hiểu được học viên của mình tốt hơn, từ đó biết được điều gì sẽ giúp học viên có thể cải thiện vấn đề ngay từ bên trong. Đây là một sự thúc đẩy mang đến tính hiệu quả rất lớn tới thành công của học viên.

- Kỹ năng giao tiếp: Nếu như có kỹ năng lắng nghe tốt thì mới chỉ là một phần mà thôi, huấn luyện viên cần có khả năng giao tiếp tốt để có thể thuyết phục và dẫn dắt học viên tới những suy nghĩ, nhận định mang tính tích cực hơn. Quá trình huấn luyện mang tính 2 chiều, vì thế nếu một người nói ra vấn đề mà không được khai thông thì sẽ rất khó để tạo nên các đột phá.

Coach cần kỹ năng gì
Coach cần kỹ năng gì

- Kỹ năng tạo dựng niềm tin: Huấn luyện viên là người đồng hành với học viên trong suốt quá trình của họ. Tuy nhiên, nếu coach không tạo dựng được niềm tin với học viên của mình thì sẽ rất khó để cả hai có thể thực hiện được các chiến lược một cách hiệu quả. Niềm tin chính là cơ sở để tạo nên những thành công to lớn hơn trong tương lai.

- Kỹ năng truyền cảm hứng: trong hành trình phấn đấu, rèn luyện và thực hiện mục tiêu sẽ có rất nhiều thử thách đặt ra với học viên. Và nếu học viên không cố gắng thì sẽ rất khó để mang lại quá trình huấn luyện hiệu quả. Vì thế mà coach cần có kỹ năng truyền cảm hứng, tạo động lực cho học viên để họ không ngừng nỗ lực để đạt được mục tiêu đề ra ban đầu.

3.2. Những điều coach chuyên nghiệp cần biết

- Xây dựng thương hiệu cá nhân

Trên hành trình trở thành một huấn luyện viên chuyên nghiệp, yếu tố giúp bạn xây dựng thương hiệu cá nhân chính là bằng cấp, kinh nghiệm, kỹ năng và kết quả của các quá trình đào tạo đã thực hiện. Vì thế mà bạn sẽ cần phát huy và tạo dựng nhiều yếu tố khác nhau để khẳng định và xây dựng uy tín cho chính mình trong lĩnh vực mà mình hoạt động.

- Tìm cho mình thị trường phù hợp

Việc xác định lĩnh vực hoạt động thôi là chưa đủ, bạn cần tìm cho mình một thị trường cụ thể để có thể hoạt động và gây dựng thương hiệu cá nhân. Ví dụ, cùng là huấn luyện tài chính, bạn xác định cho mình những đối tượng cụ thể như huấn luyện cá nhân, huấn luyện nhóm, học viên là nữ hoặc nam giới, lĩnh vực tài chính cá nhân, doanh nghiệp,... Xác định cho mình thị trường ngách sẽ mang đến cho bạn nhiều cơ hội phát triển hơn là đi theo số đông.

Điều mà huấn luyện viên chuyên nghiệp cần biết
Điều mà huấn luyện viên chuyên nghiệp cần biết

- Huấn luyện cách câu cá

Một quá trình huấn luyện hiệu quả chính là giúp đỡ học viên biết cách nhận thức và giải quyết vấn đề chứ không phải là cung cấp cho họ đáp án. Bởi mỗi một đối tượng sẽ có những vấn đề khác nhau. Coach cần lắng nghe để nắm bắt được điều mình cần giải quyết và hỗ trợ là gì. Thông qua đó để giúp học viên có thể làm rõ hơn những điều mình đang gặp phải cũng như khai thông được bế tắc để thực hiện tốt quá trình huấn luyện. Hơn hết, người học thông qua quá trình huấn luyện có thể áp dụng những điều đó trong nhiều trường hợp khác nhau mới thực sự là quá trình huấn luyện có ý nghĩa và đạt kết quả cao.

Với tất cả những thông tin trên, ta có thể thấy rằng việc làm coach không hề đơn giản cũng như dễ dàng. Trước khi trở thành một coach của người khác thì chính bản thân họ cũng cần phải có sự cố gắng, rèn luyện, đúc kết cho chính mình những bài học quý giá để có thể truyền tải và chia sẻ với những người khác. Mong rằng, qua bài viết, các bạn đã hiểu được coach là gì cũng như những yêu cầu đặt ra với một coach chuyên nghiệp ra sao.

Trí tuệ là gì? Đâu là những dấu hiệu nhận biết một người có trí tuệ?

Trí tuệ là gì? Thế nào là một người có trí tuệ và cách để rèn luyện trí tuệ ra sao? Hãy cùng tìm hiểu ngay sau đây nhé!

Trí tuệ là gì

BÀI VIẾT LIÊN QUAN
cửa hàng nhượng quyền là gì
Cửa hàng nhượng quyền là gì và cách xây dựng cửa hàng nhượng quyền?
Bạn muốn mở rộng mô hình kinh doanh của mình bằng cửa hàng nhượng quyền? Bạn không biết cửa hàng nhượng quyền là gì? Bạn không biết xây dựng cửa hàng nhượng quyền như thế nào? Cùng vieclam123.vn tìm hiểu sau đây nhé!

Brand health là gì
Brand health là gì? Cách thức đo lường và cải thiện Brand health.
Brand health (sức khỏe thương hiệu) là một trong những yếu tố quan trọng nhất đánh giá sự phát triển của thương hiệu doanh nghiệp. Vậy Brand health là gì? Đo lường như thế nào?, chúng ta cùng vieclam123.vn tìm hiểu sau đây nhé!

quản lý là làm gì
Quản lý là làm gì? Vai trò quan trọng của quản lý trong tổ chức
Quản lý là làm gì? Quản lý là một bộ phận phận quan trọng trong bất kỳ tổ chức nào, với vai trò kiểm soát hoạt động và định hướng kế hoạch phát triển.

Ngành điện điện tử làm gì
Ngành điện điện tử làm gì? Lý do bạn nên học ngành điện điện tử?
Ngành điện điện tử làm gì? Ngành điện điện tử là ngành học vô cùng hữu ích và áp dụng thực tế rất nhiều. Chương trình học vô cùng bài bản và chuyên sâu.