Việc áp dụng các phương pháp kế toán trong hoạt động kế toán là điều hết sức cần thiết nhằm mục đích cho người làm kế toán thực hiện giải quyết công việc một cách hiệu quả, tránh bị sai sót. Vậy trong doanh nghiệp thường có bao nhiêu phương pháp kế toán được sử dụng và mối quan hệ giữa chúng như thế nào? Hãy cùng vieclam123.vn tìm hiểu trong bài viết bổ ích sau đây để nắm rõ hơn nhé.
MỤC LỤC
Bạn cần bảo đảm chắc chắn mình đã hiểu rõ về khái niệm phương pháp kế toán trước khi đi tìm hiểu vào những phương pháp kế toán trong doanh nghiệp, nếu không thì dù thông tin có giá trị tới đâu bạn cũng không thể nào hiểu được.
Phương pháp kế toán được hiểu là toàn bộ những biện pháp, phương thức mà kế toán có thể dùng vào mục đích thu thập, cung cấp, xử lý thông tin về sự biến động của tài sản, tài sản, hay những quy trình hoạt động của tài chính, kinh tế. Hầu như toàn bộ các hoạt động này sẽ diễn ra đối với mục đích phục vụ dành cho công tác quản lý của chủ doanh nghiệp hay nhà đầu tư.
Phương pháp kế toán dồn tích được hiểu là căn cứ vào cơ sở dự thu chi, theo như chuẩn mực chung của kế toán thì mọi nghiệp vụ kinh tế phát sinh có nợ phải trả, liên quan đến tài sản, chi phí, nguồn vốn chủ sở hữu, doanh thu thì đều phải được hạch toán cũng như ghi chép vào đúng thời điểm nó phát sinh. Vấn đề ghi chép này sẽ không căn cứ vào trong thời điểm kế toán thực tế thu tiền hay thực tế chi tiền dành cho đối tác hay khách hàng của mình.
Chẳng hạn như phương pháp kế toán dồn tích là thời điểm đã được phát hành hóa đơn bán hàng, việc bán chịu, kế toán vẫn cần phải hạch toán doanh thu vào sổ kế toán để theo dõi dù tiền chưa thu về.
Một ví dụ tương tự khác về chi phí khi doanh nghiệp, công ty thực hiện mua hàng hóa của đối tác nhưng chưa trả tiền hay khi chưa trả tiền lương khi chấm công. Doanh thu chưa thu ngay ở thời điểm đó dù chi phí đã được hạch toán.
Có lẽ bạn đã hiểu được phần nào về nội dung phương pháp này khi nghe tên của nó. Nếu như kế toán cần hạch toán trước rồi thu tiền sau ở phương pháp kế toán dồn tích thì ở phương pháp này lại hoàn toàn có sự khác biệt.
Phương pháp kế toán nhờ vào dòng tiền sẽ căn cứ vào cơ sở thực chi hoặc thực thu tiền. Trong toàn bộ những phương pháp kế toán nói chung thì đây là phương pháp đơn giản nhất. Theo đó thì khi có hoạt động thực tế chi tiền hay thực tế thu tiền có hoa đơn đó thì kế toán mới thực hiện hạch toán.
Phương pháp tính giá khi so sánh các phương pháp kế toán khác thì nó được dùng như một thức đo dòng tiền để chính xác trong bước tính toán. Theo đó sẽ định giá tất cả các tài sản của doanh nghiệp, đơn vị thông qua việc nhập vốn, mua vào hay sản xuất ra theo một nguyên tắc cụ thể, nhất định nào đó. Phương pháp tính giá còn được hiểu là phương pháp thông tin, tiến hành kiểm tra những chi phí gián tiếp và trực tiếp đối với các từng tài sản, hoạt động,...
Chứng từ kế toán được biết đến là phương pháp được hoàn thành theo địa điểm thời gian phát sinh nghiệp vụ, phản ánh các nghiệp vụ kinh tế phát sinh đó. Phương pháp này gồm có việc lập những loại chứng từ chứng minh những nghiệp vụ tổ chức phát sinh thông tin về những nghiệp vụ phát sinh của quản lý khi đưa ra yêu cầu. Bên cạnh đó thì công tác hạch toán cũng cần phải có trong phương pháp chứng từ kế toán.
Phương pháp tổng hợp khái quát lại tình hình nguồn vốn, tài sản và kết quả hoạt động kinh doanh sản xuất của doanh nghiệp qua mỗi thời kỳ nhất định gọi là phương pháp tổng hợp cân đối kế toán. Phương pháp này thực hiện thông qua việc lập những loại báo cáo có thể đáp ứng được yếu tố tổng hợp, cân bằng như là báo cáo lưu chuyển tiền tệ, bảng cân đối kế toán, báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh.
Doanh nghiệp cần phải lập bảng cân đối tài sản nếu muốn có được các thông tin tổng hợp về tình hình hoạt động và phát triển doanh nghiệp. Tuy nhiên điều đó chỉ xảy ra khi nào mà doanh nghiệp có công tác ghi chép, theo dõi, hạch toán rõ ràng từ ban đầu.
Hơn nữa doanh nghiệp cần phải nắm chắc những thông tin qua chứng từ cụ thể nếu muốn tính chính xác và hạch toàn nghiệp vụ phát sinh vào chính xác tài khoản quản lý. Các chứng từ đó phải thể hiện nghiệp vụ phát sinh trọn vẹn, trong đó có yếu tố pháp lý để ghi sổ kế toán.
Tuy nhiên trên thực tế sẽ không thể phản ánh được các tình trạng biến đổi của các nghiệp vụ nếu chỉ dựa vào các chứng từ, hóa đơn cụ thể ấy. Một số sản phẩm, hàng hóa có thể bị hao mòn dù chưa được dùng ví dụ như dầu, xăng, hay muối, đường là các thực phẩm khó bảo quản. Kế toán và doanh nghiệp cần có công tác thường xuyên kiểm tra để đối chiếu với sổ sách, có thể lập biên bản khi phát hiện ra trường hợp nào không khớp giữa giấy tờ và thực tế để có hướng giải quyết khắc phục tình trạng này. Kèm theo đó kế toán cũng cần thực hiện điều chỉnh lại số liệu sao cho phù hợp với thực tế khi phát hiện ra điều này.
Đối ứng tài khoản là một trong các phương pháp áp dụng phổ biến cuối cùng trong danh sách phương pháp kế toán của doanh nghiệp. Đây được coi là phương pháp kiểm, tra, thông tin quy trình vận động đối với mỗi loại nguồn vốn, tài sản khác nhau và quy trình kinh doanh.
Khi thiết kế công cụ đối với chức năng hệ thống hóa về từng đối tượng kế toán với số liệu nghiệp vụ kinh tế, đối với công tác kế toán thì tài khoản kế toán thực sự có ý nghĩa.
Đầu tiền phương pháp này giúp giảm công sức, thời gian để tổng hợp số liệu cần biết trong thời điểm nào đó. Vì đối tượng kế toán không ngừng biến động không thể căn cứ vào phương pháp tính giá và phương pháp chứng từ. Nó sẽ cho biết số lượng đối với mỗi đối tượng trong thời điểm đó có giá trị như thế nào và tăng giảm bao nhiêu trong khoảng thời gian đó của đối tượng.
Ngoài ra, phương pháp kế toán này còn tiếp cận đối với tổng hệ thống PPKT và là cầu nối trung gian giữa nhu cầu tổng hợp thông tin và nhu cầu phản ánh từng nghiệp vụ kinh tế để lên những chỉ tiêu trong báo cáo kế toán.
Sẽ có mối quan hệ biến chứng giữa những phương pháp kế toán này, chúng bổ sung mục đích cung cấp thông tin một cách chính xác cho nhà quản lý. Phương pháp tài khoản kế toán là phân loại hay hệ thống hóa giữa những nghiệp vụ phát sinh kinh tế gây ra sự biến động của nguồn vốn tài sản trong khi phương pháp chứng từ kế toán sẽ cung cấp tất cả thông tin hữu ích về nguồn vốn, tài sản chủ sở hữu kèm theo sự biến đổi của chúng.
Ngoài ra các số liệu chi tiết được đem lại trong phương pháp tài khoản này thì phương pháp tính giá cũng cũng là vị cứu tinh đắc lực trong quy trình xác định, tính toán giá trị đối với đối tượng nhất định theo nguyên tắc. Tiếp theo đó thì phương pháp tổng hợp sẽ xâu chuỗi tổng hợp lại tất cả thông tin về nguồn vốn, tài sản, quy trình hoạt động của doanh nghiệp đối với thời gian vừa qua.
Căn cứ vào trong mối quan hệ này thì doanh nghiệp cần phải cùng 1 lúc duy trì toàn bộ những phương pháp kế toán được chia sẻ phía trên của chúng tôi. Tuy không giống nhau nhưng chúng không thể tách biệt nhau nếu muốn doanh nghiệp bền vững và phát triển ổn định.
Trên đây là lời giải đáp cho thắc mắc có bao nhiêu phương pháp kế toán và mối quan hệ tồn tại giữa những phương pháp kế toán đó là gì. Hy vọng rằng những kế toán tương lai sẽ có thêm kiến thức bổ ích để có thể chuẩn bị tốt và hoàn thành nhiệm vụ đạt được kết quả như mong muốn. Cuối cùng xin kính chúc sức khỏe và hẹn gặp lại bạn đọc trong những bài viết tiếp theo với nhiều nội dung thú vị hơn từ vieclam123.vn nhé.
Bạn đang muốn tìm hiểu về các hình thức ghi sổ kế toán? Cùng tham khảo trong bài viết thú vị sau đây để nắm rõ hơn về thông tin này nhé!
MỤC LỤC
Chia sẻ