Với những bạn học Tiếng Anh và ôn thi Ielts, chunking đã quá quen thuộc và được biết là một phương pháp vô cùng hữu ích trong bài thi Speaking. Nhưng bên cạnh đó, phương pháp chunking còn được sử dụng rộng rãi trong thực tế, chủ yếu trong văn hóa giao tiếp và là một công cụ giúp cho việc ghi nhớ lâu hơn. Vậy, chunking là gì và thực tế mọi người áp dụng phương pháp này ra sao. Bạn hãy theo dõi nội dung được chia sẻ dưới đây nhé.
MỤC LỤC
Chunking trong tiếng Anh được hiểu là “piece” (mảnh, phần, miếng nhỏ), ở đây, phương pháp này mang nghĩa là phân khúc hay nhóm lại những thông tin của một vấn đề, một bài nói. Việc sử dụng chunking nhằm mục đích tạo sự ngắn gọn ở nội dung muốn trình bày hoặc muốn ghi nhớ một vấn đề gì đó dễ dàng hơn.
Trong các cuộc đối thoại, chunking góp phần làm cho lời nói, câu từ thêm trôi chảy, dễ biểu đạt hơn. Còn đối với việc ghi nhớ thì đây là một cách hiệu quả để tăng thêm mức độ lưu trữ thông tin.
Và muốn biết rõ hơn về chunking là gì cũng như những cách áp dụng Chunking trong đời sống thực tiễn, thì hãy cùng tìm hiểu qua nội dung được chia sẻ sau đây.
Dù với hoàn cảnh nào trong cuộc đàm phán đối tác hay trong cuộc chuyện trò xã giao, việc thuyết phục được người nghe có thể hiểu và tiếp tục cuộc đối thoại lâu hơn là điều rất cần thiết. Nếu trong cuộc nói chuyện giữa hai người mà chỉ một người nói quá nhiều thông tin, cũng không nhấn mạnh hay đề cập tới ý mình muốn nói thì người còn lại sẽ không biết chủ đề của người nói là gì, điều đó có nghĩa họ sẽ cảm thấy nhàm chán và muốn dừng cuộc đối thoại ngay lập tức vì họ không thể đáp lại hay tương tác điều gì cùng người đối diện. Ngoài ra, người nghe còn cảm thấy bị thiếu tôn trọng như bị chi phối bởi người nói.
Do đó phương pháp Chunking nên được sử dụng nhiều trong văn nói giao tiếp để cải thiện những đáng tiếc.
Khi bắt đầu cuộc trò chuyện, bạn nên quyết định xem những thông tin gì muốn đề cập hay chia sẻ với người nghe. Tiếp đó, trong cuộc đối thoại, bạn cũng nên chia nhỏ các câu nói của mình, tốt nhất là sau khi diễn đật xong một ý thì mới tiếp tục các ý khác. Điều này giúp người nói chuyện cùng bạn vừa không bỏ sót ý bạn muốn nói vừa có thể đưa ý kiến về câu chuyện của bạn. Trong cuộc đàm phán, đây là kỹ năng thiết yếu tạo nên một thỏa thuận thành công.
Thay vì dùng những câu dài và nói liên tục thì bạn nên chia câu thành nhiều đoạn hoặc ý nhỏ mà nhũng phần nhỏ đấy phải có nghĩa và chứa nội dung bạn muốn truyền tải. Chẳng hạn, nếu như bạn muốn kể câu chuyện kẹt xe vào lúc bạn đi làm buổi sáng, thay vì nói: “Sáng nay mình đã dậy sớm đi làm nhưng vẫn kẹt xe vào giờ đấy có rất nhiều người trên đường họ đều đi làm hoặc đi học.” thì giống như trong văn chương dùng các dấu câu để tách ý, bạn cũng sẽ nói từng ý một: “ Sáng nay mình đã dậy sớm đi làm nhưng vẫn kẹt xe”, “Vào giờ đấy có rất nhiều người trên đường, họ đều đi làm hoặc đi học.”
Phương pháp Chunking này còn giúp bạn tránh được hụt hơi khi nói quá nhiều mà lại để ấn tượng với người nghe. Ngoài ra, phương pháp này cũng thực sự hữu ích đối với những người muốn khắc phục tình trạng hay quên của mình.
Hiện nay, không chỉ người cao tuổi bị mắc chứng Alzheimer mà nhiều người trẻ cũng đang có những dấu hiệu hay quên vặt, không nhớ đồ vật mình để đâu hoặc mình đang làm gì. Đây là một tình trạng đáng báo động mà nguyên nhân chính là các thiết bị điện tử. Để cải thiện chứng suy giảm trí nhớ, dưới đây là một số cách áp dụng phương pháp Chunking.
Ví dụ, bạn có tiết kiểm tra vào ngày mai thì ngày hôm nay bạn phải học bài cũ và không những đọc một lần, bạn phải đọc 3 đến 4 lần và tốt nhất là ngắt nhỏ từng phần thì mới nhớ hết nội dung của bài học đó. Việc chia nhỏ bài học và đọc lại nhiều lần giúp cho não bộ hình thành một phản xạ, khi nhắc đến một bài học đó, ngay lập tức bạn sẽ nhớ ra những nội dung có liên quan.
Cuốn sách “Tôi tài giỏi, bạn cũng thế” của Adam Khoo có đề cập về việc ghi nhớ bằng sơ đồ cây. Thật vậy, cách này rất dễ hiểu rằng bạn sẽ tìm những phần nhỏ có liên quan đến phần lớn, và tạo cho chúng một liên kết với nhau như chuỗi mắt xích hay nhánh cây. Chẳng hạn, để nhớ được vị trí của chiếc chìa khóa nhà trong ngăn tủ đựng giày dép, bạn sẽ móc nối các ý như sau: từ cửa nhà đi vào -> bỏ giày dép ở cửa -> nhìn thấy tủ giày -> mở ngăn tủ lấy chìa khóa. Trong cuốn “Tôi tài giỏi, bạn cũng thế”, Adam Khoo cũng đã nêu một ví dụ hài hước về việc nhớ tên của vị hoàng đế người Pháp Napoleon, bạn có thể chia nhỏ thành tên các loại quả “na”, “pơ”, “lê” và cách gọi người thân “ông”. Ở đây, Chunking là phép liên tưởng thú vị mà mang lại hiệu quả rất cao trong việc ghi nhớ.
Bạn muốn có một phản xạ nhanh nhạy cùng trí nhớ tốt, bên cạnh việc dùng phương pháp tách nhỏ Chunking thì bạn nên có chế độ ăn uống và nghỉ ngơi phù hợp. Bạn không nên ngồi làm việc quá lâu mà nên chia thành các thời gian ngắn, sau 45 - 60 phút bạn có thể dành 5 phút đứng dậy tập thể dục hoặc đơn giản là rời bàn làm việc để bản thân được thư giãn. Từ đó, năng suất công việc của bạn được cao hơn và trí nhớ cũng cải thiện tương đối.
Phương pháp Chunking là việc phân tách thành các phần, đoạn nhỏ nhưng đôi khi cũng cần thích hợp với hoàn cảnh sử dụng. Vậy nên bạn cần nhớ những lưu ý sau đây khi sử dụng Chunking trong giao tiếp và cải thiện trí nhớ.
Nếu bạn bỗng nhiên ngắt nửa chừng câu đang nói để nghỉ một lúc hoặc để chuyển sang chủ đề khác sẽ khiến người đối diện không hiểu rõ câu chuyện bạn chia sẻ. Thậm chí, tệ hơn nữa, nếu dừng câu ở vị trí đặc biệt nào đó sẽ gây hiểu lầm, hiểu sai vấn đề cho người nghe. Vì thế, bạn cần chú ý cách ngắt nghỉ trong giao tiếp để tránh những sai lầm không đáng có.
Tuy phương pháp này thực sự có ích trong việc khắc phục chứng đãng trí, hay quên nhưng với một số người, áp dụng Chunking sẽ không phù hợp. Việc chia nhỏ những ý cần nhớ có thể làm mất nhiều thời gian, gây cản trở lớn khi thời gian ghi nhớ không đủ dài. Bên cạnh đó, để liên tưởng hay kết nối các sự vật, sự việc với nhau cũng cần dùng trí tưởng tượng phong phú. Nếu nghĩ đến quá nhiều chi tiết thì và cũng khiến não bộ gặp tình trạng quá tải, mệt mỏi tác động không tốt đến việc ghi nhớ.
Phương pháp Chunking mang lại nhiều lợi ích trong cuộc sống. Trong giao tiếp, phương pháp này là yếu tố quan trọng tạo nên một buổi trò chuyện thành công, mà để lại nhiều ấn tượng cho người đối diện. Mặt khác, Chunking cũng mang lại hiệu quả cao trong việc cải thiện trí nhớ, khắc phục chứng hay quên. Hy vọng từ việc hiểu chunking là gì và cách áp dụng Chunhking trên đây sẽ giúp ích cho cuộc sống của bạn. Đừng quên áp dụng Chunking mỗi ngày nhé.
Hiện nay có những trang web học thiết kế đồ hoạ nào? Đâu là những website uy tín mà bạn có thể tham khảo và trải nghiệm? Cùng tìm hiểu ngay sau đây nhé!
MỤC LỤC
Chia sẻ