close
cách
cách cách cách cách cách

Chủ quan là gì? Chủ quan mang đến cho chúng ta những kết quả gì?

image

CHIA SẺ BÀI VIẾT

Chủ quan là thuật ngữ được sử dụng rất thường xuyên và phổ biến. thế nhưng, ít ai có thể định nghĩa chính xác về chủ quan là gì. Thực tế thì việc hiểu rõ về chủ quan sẽ giúp bạn thấy được những tác hại mà tính cách mang lại cho bản thân mỗi cá nhân. Vậy, chủ quan là gì và sự chủ quan đưa chúng ta tới kết quả nào? Hãy cùng theo dõi những thông tin được cập nhật trong bài viết dưới đây để làm rõ về chủ quan nhé!

1. Định nghĩa chính xác về chủ quan là gì?

Chủ quan là gì? Thực tế thì chủ quan là một từ có khá nhiều nghĩa và phản ánh tới nhiều khía cạnh. Theo Wikipedia thì chủ quan được giải thích như sau:

“Chủ quan là một khái niệm triết học trung tâm, liên quan đến ý thức, tác nhân, nhân vị, thực tế và sự thật, mà được nhiều nguồn khác nhau xác định.”

Chủ quan là gì
Chủ quan là gì

Dựa vào định nghĩa trên, ta có thể thấy được rằng sẽ có nhiều yếu tố khác nhau xảy ra và nó sẽ ảnh hưởng tới ý nghĩa của chủ quan. Một cách đơn giản hơn thì ta có thể hiểu chủ quan như sau:

- Chủ quan chính là từ ngữ thể hiện việc một cá nhân thực hiện một công việc bất kỳ nào đó và biết rằng nó có thể sẽ có kết quả không tốt. Tuy nhiên vẫn không tập trung để hoàn thành công việc, cải thiện kết quả mà chỉ làm một cách hời hợt, qua loa.

- Chủ quan là thuật ngữ chỉ cách nhìn nhận, đánh giá của chính bản thân mình về một vấn đề hay sự việc nào đó. Tức là bản thân cho rằng điều đó đúng thì nó là đúng, sự đánh giá được ghi nhận ở góc độ và quan điểm của chính mình.

- Chủ quan là những yếu tố nằm trong tầm kiểm soát của bản thân và tạo ra nguyên nhân chủ quan. Tức là những điều mà do chính mình tạo ra và dẫn đến kết quả đó.

Một cách tổng quát hơn thì ta có thể hiểu chủ quan dựa trên cách phân tách từ ngữ. Ở đây, “chủ” là chính bản thân mình, “quan” chính là cách nhìn nhận, quan điểm, cách nhìn. Vì thế mà chủ quan chính là sự đánh giá mang tính phiến diện, chỉ nhìn ở góc độ cá nhân bản thân, đơn giản hóa mọi vấn đề và thường không kiểm soát được các tình huống có thể xảy ra, dẫn đến việc lúng túng trong cách ứng xử, khắc phục vấn đề trong các tình huống bất ngờ.

Hiểu đúng về chủ quan
Hiểu đúng về chủ quan

Chủ quan được xem như một lời giải thích cho các nhận định, đánh giá được đưa ra về một vấn đề hay chủ thể nào đó. Nó chính là sự tổng hợp của nhiều yếu tố như kinh nghiệm, kiến thức, kỹ năng, tình cảm,... mang tính thiên vị về một vấn đề, chủ thể bất kỳ.

2. Phân biệt sự chủ quan và khách quan

Sự chủ quan là điều mà bất cứ ai trong chúng ta cũng có, tuy nhiên, song song với đó thì yếu tố khách quan cũng tồn tại và phát triển. Có thể nói rằng, chủ quan và khách quan chính là hai yếu tố đối nghịch với nhau. Vậy, sự khác nhau giữa chủ quan và khách quan là gì?

- Về mặt ý nghĩa 

+ Chủ quan mang ý nghĩa một phía, tức là xuất phát từ chính góc độ cá nhân của chủ thể, không có tính bao quát và toàn diện.

+ Khách quan thể hiện sự trung lập, thường đánh giá một cách công tâm, trung lập, bao quát được toàn bộ vấn đề với nhiều góc nhìn khác nhau.

- Về cơ sở nhận định

+ Chủ quan đưa ra quan điểm dựa trên kiến thức, kinh nghiệm của bản thân hoặc có thể là sự đánh giá dựa trên cảm nhận, cảm giác của chính mình.

+ Khách quan sẽ đưa ra nhận định dựa trên quá trình nghiên cứu, tìm hiểu ở nhiều góc độ và kết quả thu thập được từ chính thực tiễn vấn đề. Việc đưa ra một sự đánh giá sẽ là một quá trình bài bản với sự nghiên cứu kỹ lưỡng.

Phân biệt chủ quan và khách quan
Phân biệt chủ quan và khách quan

- Về sự xác minh

+ Chủ quan thường không có yếu tố xác minh mà bản thân sẽ tự đúc kết lại cho là đúng thì sẽ là đúng.

+ Khách quan sẽ trải qua quá trình xác minh kỹ lưỡng trong khi nghiên cứu để tổng kết và đưa ra đánh giá vấn đề.

- Khả năng chính xác

+ Chủ quan: Không có tính chính xác cao, mang tính hên xui vì chỉ dựa trên suy nghĩ cá nhân, không phản ánh được toàn bộ các khía cạnh vấn đề.

+ Khách quan: Có sự chính xác cao vì dựa trên quá trình tìm hiểu, nghiên cứu kỹ lưỡng.

- Ứng dụng:

+ Chủ quan thường ứng dụng trong quá trình giao tiếp, trò chuyện hàng ngày hay viết các bài blog chia sẻ quan điểm cá nhân,...

+ Khách quan thường có sự ứng dụng trong các vấn đề, lĩnh vực đòi hỏi có sự chính xác cao như trong nghiên cứu khoa học, viết tài liệu, sách giáo khoa,...

Dựa theo từng tiêu chí cụ thể
Dựa theo từng tiêu chí cụ thể

3. Sự chủ quan có tốt hay không và kết quả mang lại ra sao?

Khi đã hiểu được chủ quan là gì và có sự làm rõ về chủ quan và khách quan thì liệu, chủ quan có là một yếu tố có lợi cho mỗi cá nhân hay không? và những kết quả mà sự chủ quan mang lại có thể là gì?

3.1. Chủ quan là tốt hay không tốt?

Trước khi trả lời câu hỏi về sự chủ quan tốt hay không tốt thì ta cần nhớ lại rằng chủ quan là gì. Chủ quan chính là sự nhận định, đánh giá mang tính thiên vị, phiến diện khi chỉ dựa trên kiến thức, kinh nghiệm hay cảm nghĩ của bản thân để đưa ra phán xét đó. Và chính điều này cho thấy được rằng những vấn đề mang tính chủ quan thường không có căn cứ, cơ sở nhận định, do đó mà tính chính xác không cao.

Thêm vào đó, chủ quan sẽ bao gồm các yếu tố nằm trong tầm kiểm soát của bản thân. Thế nhưng chính chủ thể lại không có sự chủ động cải thiện để mang đến kết quả tốt hơn, điều này dẫn đến việc kết quả thường không có sự khả quan, thuận lợi.

Tổng kết lại thì ta có thể nhận định rằng sự chủ quan không phải là điều có lợi với mỗi cá nhân. Nó chỉ là sự phản ánh một cách phiến diện để cá nhân có thể nói ra được quan điểm, suy nghĩ của chính mình mà thôi.

Chủ quan tốt hay xấu
Chủ quan tốt hay xấu

3.2. Sự tác động của chủ quan tới cá nhân 

Mỗi một cá nhân từ khi bắt đầu có nhận thức thì đã tồn tại sự chủ quan ở chính bên trong con người mình. Chính vì thế mà chủ quan có sự ảnh hưởng và tác động khá nhiều tới hành vi, suy nghĩ của cá nhân.

3.2.1. Khiến con người thiếu đi tính cẩn thận

Chủ quan khiến cá nhân dường như khá coi thường mọi chuyện và thường đơn giản hoá mọi vấn đề. Mặc dù bản thân biết được vấn đề này nếu không tiến hành một cách cẩn thận thì sẽ nhận được kết quả đáng buồn, thế nhưng, với sự chủ quan, thì mọi thứ chỉ được thực hiện với một thái độ không chuyên tâm hay mảy may lo lắng. Và sự cẩn thận trong quá trình thực hiện công việc không được áp dụng khi kết quả không còn là yếu tố quan trọng nữa. 

3.2.2. Khiến con người không giải quyết được vấn đề

Bởi vì sự chủ quan, đánh giá một cách phiến diện mà cá nhân thường không nghĩ tới những rủi ro có thể xảy ra. Và khi phát sinh tình huống bất ngờ thì lại không kịp thích ứng và không biết cách xử lý tình huống sao cho hiệu quả nhất. Nói cách khác là khiến cho con người ta bị rơi vào thế bị động.

3.2.3. Thường chỉ tập trung vào suy nghĩ bản thân

Tác động của chủ quan
Tác động của chủ quan

Sự chủ quan khiến con người chỉ tập trung và hướng đến suy nghĩ, cảm giác của chính bản thân mình. Không nghĩ tới những người xung quanh mình có cảm nhận ra sao, họ nghĩ như thế nào mà chỉ chăm chăm vào bản thân. Điều này lâu dần sẽ tạo nên sự ích kỷ và không biết cảm thông với những người khác. 

3.2.4. Đưa ra đánh giá một cách phiến diện

Nếu chỉ tập trung vào sự chủ quan thì mọi đánh giá, quan điểm được đưa ra bởi cá nhân sẽ chỉ mang tính phiến diện. Tức là nó không phản ánh được bản chất cũng như các khía cạnh của vấn đề, do đó mà không có độ tin cậy hay tính chính xác cao, không được người khác tham khảo hay vận dụng trong thực tiễn.

Có thể nhận thấy rằng, sự chủ quan là yếu tố được xác định bởi nhiều sự tác động khác nhau. Thế nhưng, về bản chất thì chủ quan sẽ xuất phát từ chính chủ thể và mang tính thiên vị khi chỉ dựa trên sự hiểu biết, cảm giác của bản thân để đưa ra nhận định. Sự tồn tại của chủ quan là yếu tố mang tính tất yếu, tuy nhiên, nếu phát triển quá mạnh mẽ thì cái tôi cá nhân sẽ quá cao, khiến cá nhân con người mất đi tính khách quan và sự công tâm trong việc đưa ra đánh giá hay nhận định. Mặc dù vậy thì đây cũng là điều giúp cá nhân có thể bộc lộ được suy nghĩ, quan điểm của mình để người khác có thể thấu hiểu về bạn một cách tốt hơn. Tất nhiên là mọi thứ cần được duy trì ở trạng thái cân bằng để đảm bảo sự phát triển toàn diện hơn trong mỗi cá nhân.

Trên đây là những chia sẻ chi tiết về chủ quan. Hy vọng rằng, dựa trên những thông tin trên, các bạn đã hiểu được chủ quan là gì và những tác động mà chủ quan mang đến cho mỗi cá nhân con người.

Cạnh tranh là gì? Có những loại hình cạnh tranh nào đang tồn tại?

Cạnh tranh là gì? Có những loại cạnh tranh nào hiện nay? Hãy cùng theo dõi bài viết sau để hiểu đúng về cạnh tranh nhé!

Cạnh tranh là gì

BÀI VIẾT LIÊN QUAN
đối phó nỗi sợ hãi trong quá trình phỏng vấn
Tìm hiểu lý do và cách đối phó nỗi sợ hãi trong quá trình phỏng vấn
Chúng ta cần phải làm gì để đối phó nỗi sợ hãi trong quá trình phỏng vấn? Nỗi sợ hãi sẽ gây ra những điều gì và nguyên nhân của nỗi sợ hãi đó là gì? Hãy cùng tìm hiểu chi tiết với vieclam123.vn qua bài viết dưới đây.

Kế toán bán hàng xin việc
Cách thức chuẩn bị giúp ứng viên Kế toán bán hàng xin việc hiệu quả
Nhu cầu của công việc Kế toán bán hàng hiện nay như thế nào? Kế toán bán hàng xin việc cần những tố chất gì? Khi xin việc, Kế toán bán hàng cần chuẩn bị những gì? Hãy cùng bài viết sau đây của vieclam123.vn khám phá.

câu hỏi phỏng vấn Nhân viên kinh doanh vé máy bay
Khám phá trọn bộ câu hỏi phỏng vấn Nhân viên kinh doanh vé máy bay
Làm cách nào để chuẩn bị các câu hỏi phỏng vấn Nhân viên kinh doanh vé máy bay để trả lời một cách hiệu quả? Đặt câu hỏi thông minh trong buổi phỏng vấn đối với vị trí Nhân viên Kinh doanh vé máy bay như thế nào? Hãy cùng vieclam123.vn tìm hiểu.

câu hỏi phỏng vấn Nhân viên kinh doanh tour
Trọn bộ câu hỏi phỏng vấn Nhân viên kinh doanh tour và cách trả lời
Tìm hiểu về những câu hỏi phỏng vấn Nhân viên kinh doanh tour thường gặp nhất và cách trả lời những câu hỏi này theo hướng đi có thể gây ấn tượng với Nhà tuyển dụng thông qua bài viết dưới đây của vieclam123.vn.