close
cách
cách cách cách cách cách

Cách trả lời các câu hỏi phỏng vấn về công việc hiện tại của bạn

image

CHIA SẺ BÀI VIẾT

Bạn sắp rời bỏ một vị trí công việc mà bản thân không thật sự cảm thấy yêu thích và bạn đã sẵn sàng để phỏng vấn cho một vị trí công việc ở một công ty mới mà bạn đánh giá cao hơn, yêu thích hơn so với nhà tuyển dụng hiện tại của mình. Đương nhiên, bạn được phép vui vẻ vì cơ hội mới của bản thân, nhưng bạn cũng nên quan tâm đến vấn đề phỏng vấn của mình trước. Bạn sẽ làm gì khi trong buổi phỏng vấn, nhà tuyển dụng đưa ra các câu hỏi yêu cầu bạn so sánh giữa hai thứ: công việc mà bạn đang nắm giữ ở hiện tại và công việc mà bạn mong muốn có được trong tương lai.  Khi được hỏi những câu như “Công ty chúng tôi tốt hơn công ty hiện tại của bạn như thế nào?”, hãy dành một chút thời gian trước khi trả lời để suy nghĩ xem bạn nên làm gì với thể loại câu hỏi này. Trong trường hợp này, nhiều nhân viên bất mãn có thể sẽ nói với người phỏng vấn rằng công ty hiện tại của họ rất tệ hại. Họ có thể sẽ kể lể về việc công ty đối xử với nhân viên tệ bạc ra sao hay họ ghét phải làm việc ở đó như thế nào.   Chú ý: Đây là một câu hỏi mẹo, được dùng để thử phản ứng cũng như tính cách của bạn. Vì vậy, sẽ có những cạm bẫy rất nghiêm trọng trong việc trả lời câu hỏi trên theo cách tiêu cực hay nói xấu về nhà tuyển dụng hiện tại của bạn.  Hãy thử tưởng tượng mọi chuyện sẽ hỏng bét thế nào nếu công ty mà bạn đang phỏng vấn hay người đang phỏng vấn bạn quen biết hay có mối quan hệ đặc biệt, sâu xa nào đó mà bạn không lường trước được với công ty hiện tại của bạn. Trong những trường hợp như vậy, sẽ rất khó để ứng viên được nhận vào làm việc (cơ hội gần như bằng 0) và sự thật là lúc đó, những điều mà ứng viên đã nói có đúng hay không không còn quan trọng nữa. Một thái độ tiêu cực như vậy sẽ gây ấn tượng rằng ứng viên không có khả năng làm việc hiệu quả, tích cực với khách hàng, đặc biệt trong trường hợp vị khách hàng đó khó tính, dễ khiến người khác khó chịu. Sự tiêu cực chính là “lá bài tử” trong mắt nhà tuyển dụng.  Đây chính là một trong những câu hỏi phỏng vấn xin việc mà bạn cần cẩn thận, nhẹ nhàng nhất có thể khi đưa ra câu trả lời của mình, vì nhiều lý do khác nhau. 

1. Tại sao nhà tuyển dụng lại hỏi về công việc hiện tại của bạn

Tại sao nhà tuyển dụng lại hỏi về công việc hiện tại của bạn

Một câu hỏi yêu cầu phân biệt, so sánh giữa hai công ty hiện tại và công ty mà bạn đang phỏng vấn chính là một cái bẫy tiềm năng, và cái bẫy này còn rất hấp dẫn. Thông thường, người phỏng vấn sẽ đưa ra loại câu hỏi kiểm tra mẹo này để quyết định xem liệu bạn có phải là người tiêu cực hay thường xuyên xảy ra vấn đề với cấp trên của mình hay không.  

Ngoài ra họ cũng sẽ đánh giá xem liệu bạn đã thực hiện một điều nên làm trước khi đến với buổi phỏng vấn chưa, đó là tìm hiểu trước về công ty; liệu bạn đã có những cái nhìn tổng quát đúng đắn, thực tiễn về công ty chưa. Vì vậy, trong khi bạn không nên phàn nàn, nói xấu về công ty hiện tại của mình, bạn cũng không nên nói quá khoa trương về công ty mà bạn đang phỏng vấn cũng như những lý do tại sao bạn lại muốn xin việc ở đấy. 

2. Cách trả lời các câu hỏi phỏng vấn về việc làm hiện tại của bạn

Cách trả lời các câu hỏi phỏng vấn về việc làm hiện tại của bạn

Điều đầu tiên các bạn cần lưu ý khi trả lời loại câu hỏi này là hãy đảm bảo rằng các bạn đã có cái nhìn chính xác về công tin mà bản thân đang ứng tuyển. Các bạn cần chắc chắn rằng bất kỳ điều gì mà bản thân nghĩ là điểm cộng khi làm việc tại công ty đó đều đúng sự thật. 

Hãy tìm hiểu về công ty trước khi đến buổi phỏng vấn và đừng nói quá hay tỏ ra quá nhiệt tình với cơ hội mới này. Đừng nói về những hy vọng và mơ ước không tưởng chỉ vì bạn nghĩ rằng nhà tuyển dụng có thể sẽ bị ấn tượng bởi những điều đó. Thực chất thì người phỏng vấn có thể dễ dàng nhận ra rằng bạn đang không thực tế. 

Chú ý: Một điều quan trọng khác mà bạn cần phải nhớ đó là đừng nhắc đến bất kỳ điều gì tiêu cực hay không tốt về công ty hiện tại của bạn. 

Điều tốt nhất mà bạn có thể làm trong trường hợp này là hãy giữ cho câu trả lời của mình tích cực nhất có thể, kể cả khi trải nghiệm làm việc của bạn ở công ty trước không tốt đẹp đến thế. Phương pháp an toàn nhất để xử lý loại câu hỏi này là hãy nói về công ty hiện tại của bạn theo cách tích cực nhất có thể, sau đó diễn giải lý do tại sao vị trí làm việc ở công ty mới này còn hấp dẫn, thích hợp với bạn hơn.  

3. Ví dụ về các câu trả lời mẫu bạn có thể dùng

Hãy tham khảo một số ví dụ dưới đây về cách tạo ra phép so sánh an toàn giữa công ty hiện tại của bạn và công ty mà bạn muốn ứng tuyển vào.

Ví dụ về các câu trả lời mẫu bạn có thể dùng

Ví dụ 1: Là một nhân viên bán hàng, tôi rất quan tâm đến việc người tiêu dùng cảm nhận như thế nào về chất lượng sản phẩm mà tôi bán. Công ty hiện tại của tôi có danh tiếng tốt về phần chất lượng sản phẩm, nhưng công ty của bạn đã được công nhận toàn cầu là doanh nghiệp dẫn đầu về mặt chất lượng và dịch vụ. Vì vậy, tôi muốn được phát triển hơn bằng cách gia nhập vào công ty của bạn. 

=> Câu trả lời này tốt vì ứng viên đã thể hiện tinh thần tích cực, lạc quan của mình. Ứng viên cũng đã công nhận, đề cập đến những điều học được ở công ty hiện tại, từ đó giúp ứng viên đạt tiêu chuẩn cũng như có cơ hội phát triển hơn ở công ty mới ra sao. Hơn nữa, trong câu trả lời, ứng viên cũng đã thể hiện được công ty mới hơn công ty hiện tại ở điểm nào mà không cần hạ thấp công ty cũ. 

Ví dụ 2: Tôi cảm thấy rất hưng phấn với việc công ty bạn đã cho ra mắt ba dòng sản phẩm mới chỉ trong vòng một năm qua. Điều này đã giúp công ty bạn thu hút được nhiều sự chú ý cũng như góp phần làm gia tăng thị phần trên thị trường. Công ty hiện tại của tôi thì phát triển theo cách êm đềm hơn. Các sản phẩm ở đó cũng khá được coi trọng và có một lượng khách hàng riêng, nhưng công ty không có mục tiêu phát triển ra các thị trường mới. 

=> Câu trả lời này khá cụ thể và thận trọng. Trong câu trả lời, ứng viên bám sát theo các sự kiện cụ thể và tránh việc đưa ra những nhận định về chất lượng quản lý hay lãnh đạo của công ty một cách chủ quan. Một điều rõ ràng khác là ứng viên đã tìm hiểu trước về mô hình kinh doanh cũng như các hoạt động bán hàng của công ty mới này. 

Chú ý: Nếu thật sự bạn không có bất cứ điều gì tích cực để nói về công ty hiện tại, vậy ngay từ đầu, đừng nhắc gì đến nó luôn. Thay vào đó, hãy tập trung câu trả lời của bạn những điều công ty mới có.  

4. Các mẹo để có được câu trả lời hay nhất

Các mẹo để có được câu trả lời hay nhất

Cân bằng câu trả lời của bạn. Việc hạ thấp một công việc hay công ty này để làm nổi bật một công việc hay công ty khác trong lúc phỏng vấn là điều không cần thiết. Hãy thực tế và khách quan khi mô tả những điều khiến bạn cảm thấy thu hút ở công việc và công ty mới. 

Định nghĩa lại câu hỏi. Bạn có thể từ tốn dành thời gian (nhưng đừng quá lâu) để định nghĩa lại câu hỏi này. Ví dụ như thay vì suy nghĩ đến việc phải so sánh giữa hai bên, câu hỏi còn có thể được hiểu dưới nghĩa khác là “Tại sao bạn lại muốn làm việc ở đây?”. Từ đó, câu trả lời của bạn sẽ tập trung hơn vào những điều khiến bạn cảm thấy hứng thú với công việc mới. Đây cũng là một cách hay, có thể giúp bạn tránh được việc phải trực tiếp đưa hai bên lên bàn cân và khiến ấn tượng của bạn trở nên xấu đi trong mắt nhà tuyển dụng. 

Tập trung vào những tiềm năng phát triển của bạn. Một cách khác giúp bạn trả lời loại câu hỏi này là hãy bắt đầu bằng việc miêu tả (cùng với sự biết ơn) những cơ hội (kỹ năng, sự hiểu biết,...) mà bạn đã nhận được từ công ty hiện tại. Sau đó, hãy thể hiện rằng bạn mong muốn có được nhiều cơ hội hơn nữa để đưa những kỹ năng đó lên một tầm cao mới với công ty tương lai này. Một câu trả lời mang tính logic như vậy sẽ giúp bạn làm bật được những giá trị mà bản thân có thể mang đến cho công ty mà không nhất thiết phải làm ra phép so sánh giữa hai doanh nghiệp.

Những điều không nên nói

Đừng đề cập đến những lợi ích, đặc quyền. Tốt nhất là bạn nên tránh đề cập đến những chính sách về mặt lợi ích cá nhân dành cho nhân viên ở công ty mới khi trả lời thể loại câu hỏi này. Ví dụ, đừng nên nói những điều như “Tôi cảm thấy chính sách cho phép làm việc từ xa và được nghỉ phép dài hạn ở công ty bạn rất hấp dẫn đối với tôi.”, vì nó tập trung quá nhiều vào nhu cầu của bạn chứ công phải công ty hay công việc. 

Bạn sẽ không muốn người phỏng vấn có suy nghĩ rằng lý do duy nhất khiến bạn muốn làm việc ở đây là vì nó mang lại lợi ích lớn, thuận tiện cho bạn đến như thế nào. Mặc dù những lợi ích như vậy cũng rất quan trọng và chắc chắn là bạn sẽ cần thương thảo về chúng với nhà tuyển dụng, nhưng trong câu hỏi cụ thể này, đừng nên tập trung nội dung câu trả lời của bạn vào việc diễn giải chúng.

Thay vào đó, hãy tập trung vào việc nói về vị trí công việc mới này sẽ mang lại cho bạn những lợi ích gì về mặt sự nghiệp chuyên sâu, hơn là những lợi ích cá nhân mà bạn sẽ nhận được (vật chất) nếu được tuyển. Sau đó, tốt nhất là bạn nên làm rõ những lợi ích mà bản thân có thể đem lại cho công ty nếu được tuyển là như thế nào.

Các câu hỏi có thể xảy ra tiếp theo 

  • Hãy nói với tôi về một số điều không có trong sơ yếu lý lịch của bạn.

  • Bạn cảm thấy bản thân sẽ ở đâu trong sự nghiệp sau 5 năm nữa?

  • Tại sao bạn lại nghĩ bản thân là người thích hợp nhất cho vị trí công việc này? 

5. Tổng kết

Xoay vòng câu hỏi

Hãy cố gắng diễn đạt lại, biến đổi câu hỏi từ việc so sánh giữa hai công ty thành một bản tóm tắt lớn, hợp lý, tập trung vào những điều thu hút bạn một cách chuyên nghiệp ở công ty mà bạn đang phỏng vấn.

Duy trì sự tích cực

Hãy thể hiện sự trưởng thành và chuyên nghiệp của bạn bằng cách không nói xấu hay phàn nàn bất cứ điều gì về công ty hiện tại của bạn. Thay vào đó, hãy tỏ lòng biết ơn, trân trọng những điều mà công ty đó đã mang đến cho bạn. Sau đó, tập trung sang nói về việc công ty mới có thể mang lại những cơ hội giúp bạn phát triển hơn nữa như thế nào (dựa trên nền tảng những điều đã được xây dựng ở công ty trước).

Hãy thực tế

Hãy tìm hiểu trước một cách khách quan, chính xác về công ty mà bạn muốn ứng tuyển. Có như vậy, bạn mới có thể đưa ra những dẫn chứng hợp lý về các lý do tại sao bạn lại muốn từ bỏ vị trí công việc ở công ty hiện tại và ứng tuyển vào công ty mới. Tập trung vào những khía cạnh, lý do giúp bạn phát triển được bản thân một cách chuyên nghiệp cũng như những điều bạn có thể cống hiến cho sự thành công ở công ty mới.

BÀI VIẾT LIÊN QUAN
đối phó nỗi sợ hãi trong quá trình phỏng vấn
Tìm hiểu lý do và cách đối phó nỗi sợ hãi trong quá trình phỏng vấn
Chúng ta cần phải làm gì để đối phó nỗi sợ hãi trong quá trình phỏng vấn? Nỗi sợ hãi sẽ gây ra những điều gì và nguyên nhân của nỗi sợ hãi đó là gì? Hãy cùng tìm hiểu chi tiết với vieclam123.vn qua bài viết dưới đây.

Kế toán bán hàng xin việc
Cách thức chuẩn bị giúp ứng viên Kế toán bán hàng xin việc hiệu quả
Nhu cầu của công việc Kế toán bán hàng hiện nay như thế nào? Kế toán bán hàng xin việc cần những tố chất gì? Khi xin việc, Kế toán bán hàng cần chuẩn bị những gì? Hãy cùng bài viết sau đây của vieclam123.vn khám phá.

câu hỏi phỏng vấn Nhân viên kinh doanh vé máy bay
Khám phá trọn bộ câu hỏi phỏng vấn Nhân viên kinh doanh vé máy bay
Làm cách nào để chuẩn bị các câu hỏi phỏng vấn Nhân viên kinh doanh vé máy bay để trả lời một cách hiệu quả? Đặt câu hỏi thông minh trong buổi phỏng vấn đối với vị trí Nhân viên Kinh doanh vé máy bay như thế nào? Hãy cùng vieclam123.vn tìm hiểu.

câu hỏi phỏng vấn Nhân viên kinh doanh tour
Trọn bộ câu hỏi phỏng vấn Nhân viên kinh doanh tour và cách trả lời
Tìm hiểu về những câu hỏi phỏng vấn Nhân viên kinh doanh tour thường gặp nhất và cách trả lời những câu hỏi này theo hướng đi có thể gây ấn tượng với Nhà tuyển dụng thông qua bài viết dưới đây của vieclam123.vn.